Chọn dây chuyền xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 72)

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

3.3.2. Chọn dây chuyền xử lý

Sơ đồ và các công trình xử lý thành phần trong trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ cần thiết làm sạch nước thải, điều kiện địa chất

và địa chất thuỷ văn, các yếu tố địa phương và các tính toán kinh tế kỹ thuật của khu vực

Lựa chọn phương pháp sinh học nhân tạo không hoàn toàn để tiết kiệm chi phí xây dựng trạm xử lý vì trong trường hợp này nguồn tiếp nhận và nguồn B1 Trong QCVN 08:2008/BTNMT- Chất lượng nước mặt nên không cần xử lý hoàn toàn, hơn nữa nguồn tiếp nhận là sông Cầu Bây có khả năng tự làm sạch sau khi nước thải xả vào tính đến điểm tính toán nên cơ sở lựa chọn phương pháp sinh học nhân tạo không hoàn toàn là hợp lý.

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nhân tạo không hoàn toàn đã được sử dụng ở nhiều nơi như Trạm xử lý nước thải Yên Sở Hà Nội, Trạm xử lý nước thải Quảng Ninh... tuy nhiên tùy vào công suất và chất lượng nước thải, chất lượng nước sau xử lý mà công trình trong dây truyền công nghệ có thể khác nhau.

PHƯƠNG ÁN : Sông Cầu Bây Bể tiếp xúc ngang Trạm bơm Máy ép bùn băng tải Phục vụ cho nông nghiệp Cặn chín Bùn khô Q=170000 m3/ngđ Ngăn tiếp nhận Song chắn rác Bể lắng cát ngang Bể lắng ngang đợt 1 BểAeroten đẩy Bể lắng ngang đợt 2 Máng trộn Trạm khí nén Trạm Clo Máy nghiền á Sân phơi cát Bể mêtan Bùn hoạt tính tuần hoàn Cát Rác Nước thải Rác nghiền Bùn sơ cấp (Cặn tươi)

Bểlàm thoáng đơn giản

Bể nén bùn Nước thải

Thuyết minh phương án

Ở phương án này, nước thải từ hệ thống thoát nước được máy bơm ở trạm bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến bể Mê Tan còn nước thải đã được tách loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Ở đây ta thiết kế bể lắng cát ngang nước chuyển động vòng để giảm khối tích xây dựng công trình mà vẫn đảm bảo hiệu quả lắng cát và các cặn lớn. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát.

Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ngang đợt I, tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải như chất hữu cơ,.. được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Aroten đẩy.

Để ổn định nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aeroten giúp tăng hiệu quả xử lý, tuần hoàn lại một phần bùn hoạt tính về trước bể, lượng bùn hoạt tính dư được đưa qua bể nén bùn giảm dung tích, sau đó được đưa đến bể Mêtan.

Sau bể Aroten đẩy, hàm lượng cặn và BOD trong nước thải đã đảm bảo yêu cầu xử lý xong vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn, gây hại nên ta phải khử trùng trước khi xả ra nguồn. Toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ này gồm trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc. Sau các công đoạn đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận.

Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được lên men ở bể Mê tan được máy ép bùn làm khô đến một độ ẩm nhất định. Bùn cặn sau đó được dùng cho mục đích nông nghiệp.

Phương án đảm bảo hiệu quả xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)