ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 41)

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

2.3.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG

2.3.1. Các họng xả nước thải chính

Có rất nhiều cửa xả nước thải ra sông Cầu Bây như cửa xả nước thải từ các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp ... các họng xả nước thải chính như sơ đồ hình 2.4.

Khu dân cư đô thịcũ,

làng xóm

Khu dân cư đô thị mới phát triển Cống chính trên đường mới; ao, hồ, mương tưới tiêu Sông Cầu Bây

Nước thải, nước mưa

( Cống chung)

Nước thải, nước mưa

(Cống riêng)

Nước thải, nước mưa

(Hệ thống thoát nước

Hình 2.4. Sơ đồ vị trí cửa xả ra sông Cầu bây (Nguồn: Viện nước, tưới tiêu và môi trường)

- A3: Cửa xả là công hộp bê tông cốt thép, kích thước 2 cống 2,0x2,0m thu gom

nước thải, nước mưa của Khu đô thị mới và cũ của phường Việt Hựng – Quận Long Biên. - A4: Cửa xả là kênh đất dẫn nước thải, nước mưa từ khu dân cư cũ phường Việt Hưng.

- A5, A6, A7: Cửa xả là kênh dẫn nước thải, nước mưa gần khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thụy – Gia Lâm. Ảnh chụp tại cửa xả gần KCN Phú Thụy – Gia Lâm điểm lấy mẫu nước phân tích số 8.

- A8: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư và gần khu công nghiệp Sài Đồng A.

- A9: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư dọc quốc lộ 5 và gần khu công nghiệp Đài Tư. Ảnh chụp tại điểm lấy mẫu số 10 gần khu công nghiệp Đài Tư.

- A10: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư quận Long Biên, cắt qua khu công nghiệp Sài Đồng B. Ảnh chụp tại vị trí lấy mẫu số 7.

- A11, A12, A14: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư xã Trâu Quỳ. Ảnh chụp tại vị trí lấy mẫu số 6.

- A13, A15: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ một phần của khu dân cư xã Cự Khối.

- A16,A17: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ một phần của khu dân cư xã Đa Tốn.

- A18, A19: Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư xã Ngọc Động, gần bãi rác Kiêu Kỵ. Ảnh chụp tại điểm A19.

2.3.2. Thực trạng nước sông Cầu Bây

Sông Cầu Bây nay đã bị ô nhiễm nặng nề vì hàng ngày đang tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa xử lý: Như nước rò rỉ bãi rác chưa xử lý có tải lượng ô nhiễm lớn, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của các khu vực dân cư Long Biên, Gia Lâm. Đứng tại cửa xả nước sông Cầu Bây vào sông thủy nông Bắc

Hưng Hải sẽ thấy được sự tương phản rõ ràng giữa màu đen của nước thải từ sông Cầu Bây đang đổ vào và hòa dần với màu nước đục phù sa màu vàng của kênh Bắc Hưng Hải

Phía xa là sông Bắc Hưng Hải (nước màu vàng xanh), gần là ngay ở dưới cửa xả của sông Cầu Bây (nước màu đen) - nước chỉ rò rỉ qua cửa xả, người dân đang bắt cá.

Phía dưới cửa xả Xuân Thụy, xã Kiêu Kị - Gia Lâm của sông Cầu Bây ra sông Bắc Hưng Hải: nước thải (đen và có bọt) rò rỉ qua cửa xả, người dân đang bắt cá.

Hình 2.5. Nước thải cửa xả sông Cầu Bây ra sông thủy nông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy – Kiêu Kị, Gia Lâm

Trong khi đó phía trên cửa xả, tại cánh đồng Kiêu Kị, Gia Lâm những người nông dân đang hút trực tiếp nước từ sông Cầu Bây lên tưới tiêu cho đồng ruộng. Dòng nước đen chứa đầy bọt đang được dẫn vào mương thủy lợi tưới cho đồng ruộng.

Người nông dân xã Kiêu Kị cạnh trạm bơm tưới tiêu hút nước trực tiêp từ sông Cầu Bây

... và dòng nước đen, bọt chứa nhiều hóa chất ô nhiễm đang tưới tiêu cho cánh đồng xã Kiêu Kị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.6. Nước từ sông Cầu Bây: đen, chứa đầy bọt do các hóa chất trong nước thải công nghiệp, bãi rác dùng tưới tiêu cho cánh đồng Kiêu Kỵ

Hầu hết quận Long Biên (trừ khu vực ngoài đê), Gia Lâm (trừ khu vực Bắc sông Đuống (hay tả ngạn sông Đuống) bao gồm Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Dương Mẫu; và phía Nam sông Bắc Hưng Hải gồm xã Văn Đức, Kim Lan) bị bao bọc bởi đê của sông Hồng, sông Đuống nên toàn bộ nước thải chủ yếu đều phải đổ dồn về sông Cầu Bây và sông Thiên Đức. Trong khu vực này chủ yếu lưu vực thoát nước thải là sông Cầu Bây; sông Thiên Đức chỉ bao gồm một số xã phía Đông huyện Gia Lâm: Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, một phần Phú Thị và Đặng Xá.

Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị đông đúc ở quận Long Biên cho đến các làng mạc rải rác hai bên sông tập trung qua các cống, mương không xử lý xả thẳng vào sông Cầu Bây. Dân số Long Biên và Gia Lâm (trừ khu vực Yên Viên phía tả ngạn sông Đuống và lưu vực sông Thiện Đức)

Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư xã Ngọc Động, gần bãi rác Kiêu Kỵ: nước đen và thối

Nhà dân ngay sát sông Cầu Bây Ô nhiễm

Bậc tam cấp xuống sông Cầu Bây – nay không còn sử dụng được để làm gì

Nước sông Cầu Bây đầu nguồn Gia Lâm, cuối nguồn Long Biên: nước đen và thối

Hình 2.7. Nước sông Cầu Bây qua khu vực Gia Lâm

Ngay phía trên làng Kiêu Kị phía thượng lưu Cầu Bây là bãi rác Kiêu Kị, và xa hơn nữa là KCN Sài Đồng A, B; Khu Ô Cách, Dương Xá; và nhiều Nhà máy khác như May 10, May Đức Giang, Kho Xăng Dầu khu vực I, Hóa chất Đức Giang, Sữa Hà Nội, các cơ sở sản xuất cơ khí – xi mạở khu Sài Đồng, Sứ vệ sinh Inax, Bia Việt Đức, .... Các làng nghềcũng phát sinh một lượng nước thải lớn bao gồm: may,

dả gia, dát vàng Kiêu Kỵ; Gốm, mỹ nghệ Bát Tràng, .... Vì dòng nước sông mang nước thải một màu đen từ đầu sông đến cuối sông nên việc quan trắc kiểm tra xem nước thải các cơ sở công nghiệp này có được xử lý đạt tiêu chuẩn không là rất khó khăn. Hơn nữa cũng hoàn toàn chưa có các phương tiện quan trắc để kiểm soát được lượng nước thải công nghiệp này.

Cửa xả của Khu đô thị mới và cũ của phường Việt Hưng ra sông Cầu Bây

Cửa xả gần khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thụy – Gia Lâm

Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư dọc quốc lộ 5 và gần KCN Đài Tư

Tại Cầu Bây qua quốc lộ 5 (gần may 10)

Để có thể hình dung, tổng tải lượng ô nhiễm của nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ vào sông Cầu Bây hiện nay lớn hơn cả tải lượng ô nhiễm do nước thải đang được xả vào sông Tô Lịch.

2.3.3. Các vị trí lấy mẫu nước sông Cầu Bây và kết quảphân tích mẫu nước sông Cầu Bây.. nước sông Cầu Bây..

Hình 2.9. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông Cầu Bây Vịtrí các điểm lấy mẫu được mô tả trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Mô tả vị trí lấy nước sông Cầu bây

Tên

mẫu Vị trí Đặc điểm

M11

Cửa xả từ kênh dẫn nước thải khu đô thị Việt Hưng - Phường Việt Hưng - Quận Long Biên - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M10

Sông Cầu Bây gần cửa xả KCN Sài Đồng A - Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M9

Hồ nước thải trong khu dân cư - Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Cầu Bây gần cửa xả của khu công nghiệp Đài Tư - Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M7

Kênh dẫn nước thải chạy dọc đường Quốc Lộ 5 - Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M6

Kênh dẫn nước thải từ khu dân cư - Thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M5

Kênh dẫn nước thải từ khu dân cư - Xã Đa Tốn - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Tên

mẫu Vị trí Đặc điểm

M4

Kênh dẫn nước thải từ khu dân cư - Xã Lê Xá và xã Ngọc Động - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M3

Kênh dẫn nước từ bãi rác Kiêu Kỵ - Xã Kiêu Kỵ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối. Có nước rỉ rác từ bãi rác Kiêu Kỵ thải ra

M2

Điểm cuối của sông Cầu Bây trước khi xả ra sông Bắc Hưng Hải - Xóm Hưu Trí - Xã Xuân Thụy - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Màu sắc: đen đặc; Mùi: thối

M1

Sông Bắc Hưng Hải - Xóm Hưu Trí - Xã Xuân Thụy - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

Màu sắc: nâu nhạt; Mùi: không mùi

Bảng 2.2 Kết quảphân tích nước sông Cầu Bây

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả tại các vị trí lấy mẫu M (*)

QCVN 08:2008/BT NMT. Cột B 1 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 1 pH - 6,8 7,5 8,9 7,3 7,4 8,0 7,4 7,8 8,2 7,0 7,1 5,5-9 2 BOD5 mg/l 207 204 191 172 217 188 177 158 158 148 138 15 3 COD mg/l 457 450 409 383 465 419 397 331 324 315 307 30 4 Chất rắn lơ mg/l 111 96 95 91 106 123 120 97 181 117 131 30 5 Asen (As) mg/l 0,005 0,002 0,002 0,003 0,002 0,006 0,002 0,003 0,002 0,006 0,003 0,05 6 Crom Cr (VI) mg/l 3,419 3,134 3,013 3,012 2,991 2,889 2,73 2,28 2,6 2,3 2,78 0,04 7 Crom Cr (III) mg/l 0,034 0,096 0,042 0,029 0,021 0,045 0,94 0,059 0,071 0,12 0,27 0,5 8 Đồng (Cu) mg/l 0,002 0,002 0,004 0,001 0,005 0,003 0,002 0,003 0,002 0,006 0,003 0,5 9 Kẽm (Zn) mg/l 0,108 0,102 0,109 0,11 0,121 0,144 0,14 0,204 2,236 0,257 0,115 1,5 10 Niken (Ni) mg/l 0,948 0,929 1,031 1,015 0,923 0,889 0,681 0,876 1,048 0,145 0,114 0,1 11 Xianua (CN-) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,02

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả tại các vị trí lấy mẫu M (*) QCVN 08:2008/BT NMT. Cột B 1 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 12 Phenol mg/l 0,02 0,02 0,03 0,03 0,03 0,03 0,02 0,03 0,03 0,03 0,03 0,01 13 Dầu mỡ mg/l 1,2 0,9 1 0,7 0,7 0,6 0,9 1 1 1,1 1,2 0,1 14 Sunfua (S2-) mg/l 0,013 0,01 0,007 0,007 0,023 0,015 0,025 0,015 0,016 0,057 0,015 4 15 Amoni mg/l 0,7 49,44 31,68 21,1 20,5 8,6 32,27 30,6 27,3 27,4 21,7 10 16 Tổng Nitơ mg/l 12,2 12,3 22,7 22,9 20,5 21,5 15,9 22,5 22,8 18,5 20,1 10 17 Coliform MPN/ 100ml 6.200 6.000 7.100 7.800 7.000 6.000 5.300 5.600 5.700 6.100 6.000 7500

(Nguồn: Viện nước, tưới tiêu và môi trường)

Ghi chú: Vị trí các mẫu như hình 2.6 trong đó vị trí M1là phía hạ lưu, theo thứ tự đi lên phía thượng lưu đến mẫu M11; Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt lấy theo QCVN 08: 2008/BTNMT _ Chất lượng nước mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 50 100 150 200 250 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 G iá tr ị B O D 5, m g/

BOD5 tại vị trí M BOD5 -QCVN 08

Hình 2.10. Biến thiên nồng độ BOD5 trên sông Cầu Bây so với QCVN 08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 Gi á t rị C OD , m g/

COD tại vị trí M COD - QCVN 08

Hình 2.11 Biến thiên nồng độ COD trên sông Cầu Bây so với QCVN 08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 G iá tr ị C r(V I), m g/ Cr(VI) tại vị trí M Cr - QCVN 08

Hình 2.12. Biến thiên nồng độ Crôm(VI) trên sông Cầu Bây so với QCVN 08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 G iá tr ị s s m g/l Giá trị ss tại vị trí M SS - QCVN 08

Hình 2.13. Biến thiên nồng độ chất rán lơ lửng SS trên sông Cầu Bây so với QCVN 08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt.

Bảng 2.2. Là kết quả khảo sát, phân tích tại Phòng thí nghiệm Hóa – Lý nghiệp vụ và Phân tích Môi trường của Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ. Kết quả phân tích cho thấy:

* Hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần:

- BOD5: vượt 14 lần tiêu chuẩn: 207mg/l ở vị trí M1 – hạ lưu sông Cầu Bây trong khi tiêu chuẩn quy định 15 mg/l, nồng độ BOD5 thấp nhất là 138mg/l ở vị trí M11.

- pH: nồng độ pH tại các vị trí M đều năm trong khoảng cho phép (5,5-9 mg/l)

- COD: nồng độ COD tại tất cả các vị trí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nồng độ COD lớn nhất tại vị trí M3 là 409mg/l vướt quá 13,6 lần tiêu chuẩn, nồng độ COD thấp nhất ở vịtrí M11 là 307mg/l vượt 10 lần tiêu chuẩn.

- Chất rắn lơ lửng (SS): nồng độ SS trong tại các vị trí đều vượt quá tiêu chuẩn, lớn nhất là ở vịtrí M9 là 181 mg/l vượt quá 3 lần tiêu chuẩn.

- As: nồng độ As nhỏ nằm trong tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên As là một chất gây ảnh ra ôm thư cho nên phải cần có biện pháp phòng chống lượng As tăng trong nước thải.

- Tổng coliforms: coliforms tại vị trí M4 là 7.800 MPN/100ml vượt quá tiêu chuẩn (7500 MPN/100ml), nồng độ coliforms nhỏ nhất tại vị trí M7 là 5.300 MPN/100ml.

* Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu sông điều đó chứng tỏ nước thải sinh hoạt tích tụ trong sông làm ô nhiễm đặc biệt là vùng hạlưu.

* Nhiều chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đều có trong nước thải Cầu Bây, đặc biệt là nồng độ Crôm (VI) - chất gây ung thư - vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều chục lần (như vị trí M1 vượt hơn 34 lần với nồng độ trong sông là

3,419mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,1mg/l). Điều đó chứng tỏ nước thải công nghiệp chưa được kiểm soát tốt và đang làm ô nhiễm sông Cầu Bây với mức độbáo động.

Các chất ô nhiễm đang bị tích tụ về phía hạ lưu (Gia Lâm), càng về hạlưu nồng độ các chất ô nhiễm càng cao.

* Về cảm quan nước sông Cầu Bây có thểđánh giá: - Màu: sông Cầu Bây có màu đặc trưng là màu đen đặc. - Mùi: mùi hôi thối.

- Tại một số điểm trên sông nơi có cửa phai chắn, có đọng rất nhiều rác thải.

2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của nướcsông Cầu Bây tới môi trường

Lượng nước thải vào sông Cầu Bây ngày đang càng tăng dần, nhưng nguồn nước sông Cầu Bây vẫn được dùng cho tưới tiêu của các vùng canh tác nông nghiệp quận Long Biên và Gia Lâm. Xa hơn nữa, nước thải từ sông Cầu Bây đổ vào sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứgiác được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ởphía Đông, và sông Luộc ở phía Nam. Hệ thống Bắc Hưng Hải có diện tích tự nhiên hơn 200.000ha với diện tích đất nông nghiệp khoảng 110.000ha, dân số gần 3 triệu người, bao gồm phần đất đai toàn bộ tỉnh Hưng Yên (10 huyện thị), 7 huyện thị của tỉnh Hải Dương, 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận, huyện của

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 41)