Cánh đồng lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 29)

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

1.5.8. Cánh đồng lọc

Trong cánh đồng lọc (cánh đồng ngập nước, cánh đồng tưới), khi nước thải lọc qua đất, một lượng lớn photpho được hấp thụ. Hiệu quả xử lý nitơ và photpho trong đất cao, nước thải khi xử vào nguồn nước mặt sẽ không gây ra hiện tượng phú dưỡng trong đó. Ngoài ra, phàn lớn các loại vi khuẩn gây bệnh cũng được giữ lại và bị tiêu diệt trong đất. Một số kim loại nặng được lọc trong đất cũng được giữ lại.

Mực nước trong đất và trên mặt đất đủ độ sâu để đảm bảo phát triển một số loại thực vật đặc trưng, sống trong điều kiện đất bão hòa nước.

Hiệu suất xử lý phụ thuộc vào các yếu tố như loại đất, mưc nước ngầm, tải trọng và chếđộ tưới, phương pháp tưới, nhiệt độ và thành phần tính chất nước thải. Hiệu suất xử lý cũng phụ thuộc vào loại cây trồng trên đó. Vai trò của thực vật đối với quá trình xửlý nước thải bai gồm:

- Vận chuyển oxy vào vùng rễ cây

- Giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng nước thải dong ra.

- Tạo màng vi sinh vật đểtăng cường cho khảnăng chuyển hóa nitơ hoặc hấp thụ các chất độc hại khác.

Công trình tận dụng các điều kiện tự nhiên vềđất, cấu trúc địa tầng, địa hình, hệđọng thực vật… để xửlý nước thải nên công trình có giá thành xây dựng rẻ, quản lý đơn giản, có hiệu quả kinh tế cao do thu hồi sinh khối cây trồng. Tuy nhiên, khó điều khiển và kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tiêu tốn nhiều diện tích, và là nơi thuận lợi cho các loại ruồi, muỗi, côn trùng gây hại phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)