Đánh giá ảnh hưởng của nước sông Cầu Bây tới môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 56)

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

2.3.4.Đánh giá ảnh hưởng của nước sông Cầu Bây tới môi trường

Lượng nước thải vào sông Cầu Bây ngày đang càng tăng dần, nhưng nguồn nước sông Cầu Bây vẫn được dùng cho tưới tiêu của các vùng canh tác nông nghiệp quận Long Biên và Gia Lâm. Xa hơn nữa, nước thải từ sông Cầu Bây đổ vào sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứgiác được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ởphía Đông, và sông Luộc ở phía Nam. Hệ thống Bắc Hưng Hải có diện tích tự nhiên hơn 200.000ha với diện tích đất nông nghiệp khoảng 110.000ha, dân số gần 3 triệu người, bao gồm phần đất đai toàn bộ tỉnh Hưng Yên (10 huyện thị), 7 huyện thị của tỉnh Hải Dương, 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Như vậy, nước thải sông Cầu Bây đã và đang ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn, không những địa bàn nó chảy qua - đặc biệt là hạ lưu tại Gia Lâm, mà còn ảnh hưởng đến địa bàn rộng lớn do nước thải từ sông Cầu Bây đang là nguồn chất ô nhiễm lớn ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Bắc Hưng Hải. Hơn nữa, nước thải xả vào sông Cầu Bây còn chứa các chất ô nhiễm nguy hại như kim loại nặng,

xianua, ... vì sông còn là nơi tiếp nhận nước thải công nghiệp trên địa bàn Long Biên, Gia Lâm. Các chất ô nhiễm này, qua nước thủy lợi sẽđi vào lương thực, thực phẩm sản xuất trong vùng và cuối cùng tích tụ sinh học trong cơ thểngười - hậu quả không thể lường trước và có thể xẩy ra sau cách đây hàng chục năm đối với hàng triệu con người.

2.3.4.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống dân sinh

Nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cộng đồng dân cư trong vùng. Trước đây người dân sinh sống ven sông có thói quen sử dụng nước sông để tắm giặt trong sinh hoạt nhưng đến nay không thể tắm giặt được nữa.

Số liệu điều tra tại các cơ sở Y tếxã phường về các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm nước (bảng 2.3) cho thấy: Mặc dù thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng tỷ lệ các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm liên tục tăng qua các năm từ 2009-2012.

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao ở các xã như TứDân, Phùng Hưng, Đại Hưng (Khoái Châu), Đa Tốn, Kiêu Kị (Gia Lâm.

Tỉ lệ mắc bệnh ngoài da đặc biệt cao ởcác xã như TứDân, Phùng Hưng, Đại Hưng .

Bệnh ung thư trước đây rất hiếm đến nay gần như ởcác địa phương năm nào cũng có trường hợp tửvong do ung thư. Trong đó, tỉ lệ sốngười mắc bệnh ung thư cao nhất ở các xã Hải Tân, Ngọc Châu, TứDân và Đại Hưng.

Bảng 2.3. Tổng hợp các loại dịch bệnh thống kê qua các năm tại các xã Phương: Tứ Dân, Phùng Hưng, Đại Hưng, Đa Tốn, Kiêu Kị, Hải Tân, Ngọc Châu

TT Loại dịch bệnh Tỉ lệ mắc bệnh (%) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Bệnh tiêu chảy 8,63 9,01 9,60 10,66

2 Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

em dưới 5 tuổi 17,09 16,19 15,25 14,69

3 Bệnh phụ khoa của phụ nữ 29,71 30,14 30,34 33,15

4 Bệnh ngoài da 18,30 20,05 21,27 19,24

5 Bệnh ưng thư 2,18 2,27 2,88 2,98

(Nguồn: Báo cáo kết quả phòng chống dịch bệnh năm 2012 của Sở y tế Hà Nội)

1.3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất nông nghiệp Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

Điều tra ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến năng suất cây trồng, cho thấy: - 2/15 xã có năng suất lúa bị giảm do nguồn nước tưới bị ô nhiễm, trong đó: + Xã Đa Tốn có 50 ha đất lúa gần trạm bơm tưới, lúa thường bị lốp đổ, năng suất giảm từ 15-20% so với năng suất bình quân.

+ Xã Hưng Long có 200 ha đất lúa năng suất giảm 35-40% so với năng suất bình quân.

- Các xã điều tra còn lại năng suất lúa vẫn ổn định từ 55-60 tạ/ha.

Ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước đến dịch bệnh cây trồng chưa thể hiện rõ. Theo nhận xét của địa phương các xã Đa Tốn, Hưng Long, Hiệp Cường cây lúa bị ảnh hưởng nước ô nhiễm phát triển xanh hơn và không cân đối nên dễ bị sâu bệnh hơn.

2.3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến văn hóa, kinh tế, xã hội

Ởcác xã chưa có hiện tượng đất bị bỏ hoang hoá do ô nhiễm nước, dân số phải di cư đi nơi khác. Tuy nhiên, các vấn đề xã hội khác như khiếu nại về tình trạng ô nhiễm nước trong các kì họp hội đồng nhân dân cấp xã và huyện ởcác địa phương năm nào cũng có.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu mới chỉ là những thông tin ban đầu chưa phản ánh đầy đủ những ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất và sức khoẻ cộng đồng nhưng cũng đã là lời cảnh báo cho hậu quả của việc ô nhiễm nước tưới trong hệ thống thuỷ lợi. Ô nhiễm nước trong các hệ thống thuỷ lợi ở các vùng ven đô nói chung và trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải ( Sông Cầu Bây năm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải) nói riêng đang ngày càng gia tăng và là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp bởi phạm vi và mức độảnh hưởng là rất lớn. Ô nhiễm nước tưới là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất, tích luỹ chất độc hại trong sinh vật và ảnh hưởng đến con người thông qua dây chuyền thực phẩm mà hậu quả rất khó khắc phục. Nhưng cho đến nay những ảnh hưởng của ô nhiễm nước tưới đến ô nhiễm đất và sinh vật trong hệ thống thuỷ lợi chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

Kết quả giám sát chất lượng nước trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng hải đã giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý của ngành, khuyến cáo cho cơ quan quản lý và các địa phương liên quan trong sử dụng nước tưới. Tuy nhiên, rất cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, đánh giá một cách toàn diện vềtác động của ô nhiễm nước tưới đến ô nhiễm đất, chất lượng sản phẩm và sức khoẻ cộng đồng để có những khuyến cáo cho người sử dụng và biện pháp hạn chế những tác hại.

(Nguồn:http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL &ari=1642&lang=1&menu=khoa-hoc-cong-

nghe&mid=995&parentmid=982&pid=4&storeid=0&title=danh-gia-anh-huong- cua-o-nhiem-nuoc-song-cau-bay-den-san-xuat-doi-song-dan-cu)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 56)