0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thực trạng nước sông Cầu Bây

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG CẦU BÂY VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU (Trang 43 -43 )

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

2.3.2. Thực trạng nước sông Cầu Bây

Sông Cầu Bây nay đã bị ô nhiễm nặng nề vì hàng ngày đang tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa xử lý: Như nước rò rỉ bãi rác chưa xử lý có tải lượng ô nhiễm lớn, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của các khu vực dân cư Long Biên, Gia Lâm. Đứng tại cửa xả nước sông Cầu Bây vào sông thủy nông Bắc

Hưng Hải sẽ thấy được sự tương phản rõ ràng giữa màu đen của nước thải từ sông Cầu Bây đang đổ vào và hòa dần với màu nước đục phù sa màu vàng của kênh Bắc Hưng Hải

Phía xa là sông Bắc Hưng Hải (nước màu vàng xanh), gần là ngay ở dưới cửa xả của sông Cầu Bây (nước màu đen) - nước chỉ rò rỉ qua cửa xả, người dân đang bắt cá.

Phía dưới cửa xả Xuân Thụy, xã Kiêu Kị - Gia Lâm của sông Cầu Bây ra sông Bắc Hưng Hải: nước thải (đen và có bọt) rò rỉ qua cửa xả, người dân đang bắt cá.

Hình 2.5. Nước thải cửa xả sông Cầu Bây ra sông thủy nông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy – Kiêu Kị, Gia Lâm

Trong khi đó phía trên cửa xả, tại cánh đồng Kiêu Kị, Gia Lâm những người nông dân đang hút trực tiếp nước từ sông Cầu Bây lên tưới tiêu cho đồng ruộng. Dòng nước đen chứa đầy bọt đang được dẫn vào mương thủy lợi tưới cho đồng ruộng.

Người nông dân xã Kiêu Kị cạnh trạm bơm tưới tiêu hút nước trực tiêp từ sông Cầu Bây

... và dòng nước đen, bọt chứa nhiều hóa chất ô nhiễm đang tưới tiêu cho cánh đồng xã Kiêu Kị

Hình 2.6. Nước từ sông Cầu Bây: đen, chứa đầy bọt do các hóa chất trong nước thải công nghiệp, bãi rác dùng tưới tiêu cho cánh đồng Kiêu Kỵ

Hầu hết quận Long Biên (trừ khu vực ngoài đê), Gia Lâm (trừ khu vực Bắc sông Đuống (hay tả ngạn sông Đuống) bao gồm Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Dương Mẫu; và phía Nam sông Bắc Hưng Hải gồm xã Văn Đức, Kim Lan) bị bao bọc bởi đê của sông Hồng, sông Đuống nên toàn bộ nước thải chủ yếu đều phải đổ dồn về sông Cầu Bây và sông Thiên Đức. Trong khu vực này chủ yếu lưu vực thoát nước thải là sông Cầu Bây; sông Thiên Đức chỉ bao gồm một số xã phía Đông huyện Gia Lâm: Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, một phần Phú Thị và Đặng Xá.

Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị đông đúc ở quận Long Biên cho đến các làng mạc rải rác hai bên sông tập trung qua các cống, mương không xử lý xả thẳng vào sông Cầu Bây. Dân số Long Biên và Gia Lâm (trừ khu vực Yên Viên phía tả ngạn sông Đuống và lưu vực sông Thiện Đức)

Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư xã Ngọc Động, gần bãi rác Kiêu Kỵ: nước đen và thối

Nhà dân ngay sát sông Cầu Bây Ô nhiễm

Bậc tam cấp xuống sông Cầu Bây – nay không còn sử dụng được để làm gì

Nước sông Cầu Bây đầu nguồn Gia Lâm, cuối nguồn Long Biên: nước đen và thối

Hình 2.7. Nước sông Cầu Bây qua khu vực Gia Lâm

Ngay phía trên làng Kiêu Kị phía thượng lưu Cầu Bây là bãi rác Kiêu Kị, và xa hơn nữa là KCN Sài Đồng A, B; Khu Ô Cách, Dương Xá; và nhiều Nhà máy khác như May 10, May Đức Giang, Kho Xăng Dầu khu vực I, Hóa chất Đức Giang, Sữa Hà Nội, các cơ sở sản xuất cơ khí – xi mạở khu Sài Đồng, Sứ vệ sinh Inax, Bia Việt Đức, .... Các làng nghềcũng phát sinh một lượng nước thải lớn bao gồm: may,

dả gia, dát vàng Kiêu Kỵ; Gốm, mỹ nghệ Bát Tràng, .... Vì dòng nước sông mang nước thải một màu đen từ đầu sông đến cuối sông nên việc quan trắc kiểm tra xem nước thải các cơ sở công nghiệp này có được xử lý đạt tiêu chuẩn không là rất khó khăn. Hơn nữa cũng hoàn toàn chưa có các phương tiện quan trắc để kiểm soát được lượng nước thải công nghiệp này.

Cửa xả của Khu đô thị mới và cũ của phường Việt Hưng ra sông Cầu Bây

Cửa xả gần khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thụy – Gia Lâm

Cửa xả là kênh dẫn nước thải từ khu dân cư dọc quốc lộ 5 và gần KCN Đài Tư

Tại Cầu Bây qua quốc lộ 5 (gần may 10)

Để có thể hình dung, tổng tải lượng ô nhiễm của nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ vào sông Cầu Bây hiện nay lớn hơn cả tải lượng ô nhiễm do nước thải đang được xả vào sông Tô Lịch.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG CẦU BÂY VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU (Trang 43 -43 )

×