Quận Long Biên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 33)

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢ C

2.1.1Quận Long Biên

Diện tích: 6.038,24 ha (60,38 km²),

Dân số:215.000 người (2012).

Vị trí địa lý: Long Biên là mộtquậnthuộcHà Nội, nằm dọc phía bờ bắc củasông Hồng.

+ Đông giápSông Đuống, + Tây giáp Sông Hồng, + Nam giáp huyện Gia Lâm, + Bắc giápSông Đuống.

Thủy văn: Có sông Hồng, sông Đuống, Sông Nghĩa Trụ, sông Cầu Bây, chảy qua.:

Đơn vị hành chính:

Quận long Biên gồm 14 phường: Bồ Đề, Gia Thụy, Cự khôi, Đức Giang, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Kinh tế xã hội:

Giai đoạn 2005-2010, kinh tế quận Long Biên đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Giá trị sản xuất các ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: thương mại, dịch vụ 24,2%, công nghiệp 18,2%; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác tăng bình quân hàng năm 5,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang thương mai, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái. Tính đến năm 2009, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 55,6%, công nghiệp 42,5%, nông nghiệp 1,9%. Quận Long Biên với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước được hoàn chỉnh, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao; những thành tựu, kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2010, là những thuận lợi cơ

bản tạo tiền đề quan trọng để quận Long Biên tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015.

Nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp Đài Tư, nhiều công trình kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật, nhiều cơ quan, nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương và Thành phố.

Quận Long Biên chính thức được thành lập theo Nghị Định 132/2003/NĐ- CP và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. 5 năm qua, kinh tế của quận có mức tăng trưởng khá, tốc độ bình quân 20%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp. Công tác quy hoạch, quản lý đô thịđược coi trọng, hoành thành quy hoạch 1/2000, tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm (đường vành đai 3, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, đường Ngọc Thụy – Ngô Gia Tự…). Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng nhiều khu đô thị mới (Việt Hưng, Phúc Đồng, Thạch Bàn…).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 33)