“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
(Tục ngữ Việt Nam)
Năm Rabindranath Tagore 12 tuổi, lần đầu tiên cha ông, Devendranath Tagore - một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, dẫn đi du lịch núi Hymalaya, ông vui mừng khôn xiết. Nơi dừng chân cắm trại đầu tiên của họ là Santiniketan, nơi đó thảo nguyên bao la ngút ngàn tầm mắt, đất hoang vu xen lẫn những khe núi, dưới trời xanh mây trắng, trông giống như một bức tranh sơn dầu
to đậm sắc màu.
Cảnh sắc tráng lệ đã để lại cho Tagore một ấn tượng sâu sắc và niềm vui vô hạn khi lần đầu tiên được hòa mình vào tự nhiên rộng lớn. Họ tiếp tục hướng về Hymalaya, với nhiều cảnh sắc trên đường đi. Hai cha con còn đặc biệt viếng thăm Đền vàng Amritsar, cùng những tín đồ thành kính ngâm thần khúc. Đến được chân núi Hymalaya đã là những ngày xuân tháng ba, nhưng mùa xuân ở
đây dường như vẫn còn dềnh dàng chưa tới.
Sau khi nghỉ một lát cho lại sức, họ bắt đầu leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới - Everest. Trên đường đã phải cắm trại ở nhiều nơi, họ đi bộ hoặc cưỡi ngựa, hoặc ngồi kiệu. Hai bên sườn núi những cây tùng cổ cao chót vót, hoa xuân e ấp, mây bay la đà, chim kêu thánh thót, tuyết trắng xóa lấp lánh
trên đỉnh núi, đường lượn vòng quanh co, khe núi cao vạn trượng... Tất cả những cảnh vật này Tagore đều chưa bao giờ nhìn thấy, cũng chưa bao giờ nghe qua nên nơi đây bỗng chốc trở thành thiên đường trong con mắt ngây thơ của cậu bé Tagore lúc đó. Tâm hồn hiếu kỳ của cậu hoàn toàn
bị chìm đắm trong cảnh núi non hùng vĩ và tráng lệ đó.
Khi lên đến đỉnh Everest, họ ở trong một căn phòng nhỏ đã được chuẩn bị sẵn. Buổi sáng, khi mặt trời còn chưa nhô lên từ phía đằng đông, bố con Tagore đã đi dạo bên ngoài, hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai, sau đó họ trở về nhà và đọc sách tiếng Anh, rồi đắm chìm trong nước
lạnh. Buổi chiều họ vẫn đọc sách, thảo luận về vấn đề tôn giáo, buổi tối nghe cha nói chuyện về thiên văn dưới bầu trời đầy sao, ngắm cảnh đêm cao nguyên đẹp mê hoặc lòng người. Cứ như vậy,
hai cha con họ sống cuộc sống du lịch tại nơi đây đến 4 tháng.
Lần du lịch đó đã tạo nên mối lương duyên không thể tách rời giữa Tagore và Hymalaya, để lại trong ông nhiều kí ức đẹp cả đời không thể nào quên. Sau này, ông gọi Hymalaya là “người tình ẩn náu trong tim”. Sau khi trưởng thành, ông vẫn luôn nhớ về nó với một tình cảm sâu sắc và đã nhiều lần leo lên dãy núi này. Những tình cảm ấy có sức ảnh hướng lớn đến cuộc đời sáng tác nghệ thuật
của ôngì Năm 1913 ông được trao giải thưởng Nobel về văn học và trở thành người Châu Á đầu tiên đạt được giải thưởng danh giá này.
Tagore là một tài năng kiệt xuất của Ấn Độ. Những tập thơ tiêu biểu của ông như: “Thơ dâng”, “Balaca”, “Người làm vườn”, “Mùa hái quả”, “Ngày sinh”, “Thơ ngắn”.... đã làm nức lòng người
yêu thơ trên toàn thế giới. Ông vẫn thường nói với bạn bè rằng: “Đi, hãy đi, tư tưởng của bạn sẽ bao la rộng lớn như vũ trụ, thơ của bạn sẽ tuyệt vời như lời ca”.
Tiếp nối tư tưởng “đi” của Tagore, nhà tư tưởng Ấn Độ Osho cũng đi qua rất nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới, không ngừng học hỏi, bổ sung các kiến thức. Và tất nhiên, ông cũng đem
những tư tưởng và văn hóa xuất sắc của nhân loại truyền lại cho những người cần tới nó. Nhà văn Xô Viết nổi tiếng Lev Tolstoy cũng từng nói: “Tư duy của một nhà văn có nhạy bén hay
không, nhiều lúc không phải anh ta có đọc nhiều sách, tích lũy được nhiều kiến thức hay không mà chính là do anh ta đi nhiều, để mở mang kiến thức”.
Có một câu chuyện thế này:
“Một vị thương gia rất ít khi đi nước ngoài, bạn bè đều khuyên ông ta nên đi đến một số quốc gia, nhưng ông luôn lấy lí do là bận rộn không có thời gian. Ông còn nói với mọi người là công việc kinh doanh của mình đang rất tốt, đi chỉ làm mất thời gian thêm thôi. Và ông tiếp tục dốc hết sức lực vào công việc, nhưng đáng tiếc là càng ngày việc kinh doanh của ông càng đi xuống. Vị thương gia này không thể không than thở với bạn: “Làm ăn bây giờ khó quá, tôi cũng không biết tôi đã thất bại từ khâu nào nữa”. Người bạn kia khuyên ông ta: “Anh phải đi ra ngoài, tìm hiểu xem tình hình
thế nào”. Nhưng vị thương gia cố chấp đó vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, cho rằng việc đó chỉ làm mất thời gian chứ chẳng ích gì và vẫn nỗ lực làm việc.
Hai mươi năm sau, ông chuyển toàn bộ công việc kinh doanh cho con trai. Nghe lời các bậc tiền bối, chàng trai bắt đầu đi một vòng các nước Mỹ, Canada, Úc, Ấn Độ… Và những chuyến đi này đã tiêu tốn gần hết số tiền tích lũy trong 10 năm của vị thương gia này. Ông vô cùng tức giận, mắng
chửi con là đồ phá gia chi tử. Nhưng chàng thanh niên đã đảm bảo rằng trong vòng 3 năm, công việc kinh doanh sẽ tốt hơn bất cứ giai đoạn nào của cha.
Hóa ra, con trai của vị thương gia kia đã mượn cớ đi du lịch để khảo sát thị trường quốc tế. Qua phân tích so sánh, anh đã đúc kết ra mô hình hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới: Nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường rẻ hơn về trong nước gia công sau đó xuất khẩu đi các nước có nhu cầu
cao về mặt hàng này. Phương thức này đã đem lại thành công lớn, cứu cho công ty của gia đình đang đứng bên bờ vực phá sản, phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ.
Vì thương gia kia đã cảm khái: “Tôi đã phạm một sai lầm lớn, chỉ cắm đầu làm việc mà không ngẩng lên nhìn đườngì Buộc chân tay lại cũng coi như buộc bộ não mình lại. Tôi đã ở tuổi này rồi,
không còn cơ hội để sửa sai nữa, may mà con trai tôi đã không giống mình”.
Cũng có lúc, bố mẹ nên để con gác lại công việc học hành vất vả, cho con một kỳ nghỉ thoải mái, để con hòa mình vào thiên nhiên và xã hội. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không dẫn con đi du lịch?
(1) Thu xếp chu đáo trước khi đi
Chuyến đi có thu được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch trước đó. Kiểu đi gấp gáp vội vàng, cưỡi ngựa xem hoa, chạy theo số lượng sẽ không những không có thu hoạch như ý mà còn làm trẻ mệt mỏi. Nhưng nếu bố mẹ biết sắp xếp với kế hoạch chi tiết, cụ thể, thì hiệu quả
sẽ hoàn toàn khác biệt.
Trước khi đi, bố mẹ và các con cùng xác định rõ vị trí của nơi mình sắp đến, các tỉnh, thành sẽ đi qua; có thể sử dụng các phương tiện giao thông nào cho hợp lý và tiết kiệm… Như vậy sẽ vừa làm phong phú nhận thức của con đối với địa phương đó và cũng tạo thêm cho con cảm hứng được tìm hiểu, khám phá vùng đất mới. Ngoài ra, tốt nhất hãy tìm một tờ bản đồ khu vực đó để cùng con tìm hiểu những nơi mình sẽ đến, kể cho con nghe những câu chuyện, truyền thuyết liên quan đến địa danh đó nhằm kích thích trí tò mò và cảm hứng cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy động viên con nên
viết lại những cảm nhận và cả những phát hiện mới mẻ của mình sau chuyến đi.
(2) Những việc cần chú ý trong quá trình du lịch
Trong quá trình du lịch, bố mẹ cần chú ý không để hành trình quá dày đặc, để tránh cho trẻ mệt mỏi quá sức; chuẩn bị đủ cả áo giữ ấm (đề phòng điều hòa trên tàu, xe quá thấp) và các dụng cụ tránh mưa nắng; chuẩn bị các loại thuốc cơ bản như chống say tàu xe, hạ sốt, tiêu chảy, chống côn trùng
bằng phương tiện gì, ăn, nghỉ ở đâu đều phải chuẩn bị trước (nếu như gia đình tự đi). Trước đó bố mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ môi trường tự nhiên, khí hậu, kinh tế, giao thông, lịch sử, ẩm thực, thói
quen, phong tục tập quán…của quốc gia, vùng miền mình sắp đến.
Trong quá trình tham quan, nếu con có cảm hứng với điều gì, bố mẹ hãy kiên nhẫn cùng con tìm hiểu, cho con học được cách nghiên cứu, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Ngoài ra, nếu đi du lịch ở những nơi hoang dã, hãy dạy con học cách xác định phương hướng và
những thường thức về leo núi, đi đường rừng…
Như vậy, ngoài việc được mở mang tầm mắt, vui vẻ và thư giãn, con còn thu được nhiều kiến thức thực tế mà không thể có được từ sách vở. Giống như Tagore đã nói: “Đi, hãy đi…”. Chỉ cần đi, sẽ
có thu hoạch lớn.
(3) Cùng con trao đổi trong quá trình du lịch
Du lịch là một cách tốt để tăng cường sự trao đổi giữa cha mẹ và con cái nhưng rất nhiều phụ huynh đã không nhận thức được để tận dụng tốt cơ hội này. Một chuyên gia giáo dục nhi đồng đã cho rằng: “Đọc vạn cuốn sách cũng phải đi vạn dặm đường, như vậy mới làm cho giáo dục gắn liền
với thực tiễn. Quá trình thăm thú không những giúp trẻ hiểu thêm về lịch sử, địa lý, kiến trúc, văn học, tập tục… nâng cao kiến thức thực tế, mà còn giúp tăng cường thể chất, rèn luyện ý chí và tạo
thêm cơ hội trao đổi, gắn kết giữa bố mẹ và con cái”.
Sở dĩ nói du lịch sẽ giúp bố mẹ và con cái gắn kết hơn là bởi vì cả hai đều đang ở tâm trạng vui vẻ thoải mái, bình thường thảo luận ở nhà có thể xảy ra tình trạng mâu thuẫn, đối lập nhưng khi đi chơi, tâm lý thoải mái sẽ làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi hoàn cảnh môi trường thay đổi, ý thức tự chủ của trẻ sẽ được nâng cao hơn, sẽ biết chủ động quan tâm đến bố mẹ hơn. Ngoài ra, khi tiếp cận thực tế, trẻ sẽ có không ít thắc mắc về mọi vấn đề cần sự giải đáp của bố mẹ,
nên đây sẽ là cơ hội giáo dục tốt, không chỉ bổ sung kiến thức cho trẻ mà còn giúp con tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, tăng cường sự hiểu biết và thêm yêu Tổ quốc qua những địa
danh lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Một chuyên gia tâm lý đã từng nói: “Hiện nay con bị áp lực rất lớn về chuyện học hành, phụ huynh nên tận dụng các kỳ nghỉ để cả nhà cùng thoải mái vui vầy bên nhau. Hãy tạo cho con cơ hội hòa mình với thiên nhiên, nếu có điều kiện đi du lịch nước ngoài thì càng tốt, hay việc đơn giản nhất là đưa con dã ngoại ở vùng ngoại ô vào cuối tuần. Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe của trẻ mà
còn tăng cường kiến thức thực tế và sự trao đổi giữa bố mẹ với con cái”.
Nhà triết học cổ đại phương Tây Aurelius Augustinus từng nói: “Thế giới giống như một quyển sách, người không đi du lịch chỉ đọc được một trong số những trang sách đó”. Hay như ông bà ta
vẫn thường nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Một người đi càng nhiều cuộc sống sẽ càng phong phú, hiểu biết càng rộng, từ đó sẽ có cách nhìn sự vật, sự việc một cách khách quan và
toàn diện. Dẫn con đi khắp mọi nơi để con mở mang tầm mắt, nâng cao kiến thức, để con lớn lên cùng du lịch, đó là một trong những cách thể hiện tình yêu của bố mẹ dành cho con. Vì thế, nếu có
điều kiện, bạn hãy tích cực đưa con đi để tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ.