“Một người vĩ đại có hai quả tim: Một quả tim chảy máu, một quả tim khoan dung”.
(Kahlil Gibran – Libăng)
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, có một tiểu đội đụng phải quân địch trong rừng sâu. Sau trận đấu ác liệt đó, có hai chiến sĩ cùng một làng bị lạc mất đồng đội. Hai người cùng động viên, an ủi nhau để vượt qua những khó khăn vất vả và cả hiểm nguy trong rừng rậm. Hơn mươi ngày trôi
qua, bọn họ vẫn không liên lạc được với các đồng đội khác. Một hôm, bọn họ săn được một con hươu và lại sống sót được thêm mấy ngày nhờ chú hươu đó. Hai người đồng hương lại tiếp tục đi
với một chút thịt hươu còn lại trên vai người lính trẻ tuổi hơn.
Đến một hôm, bọn họ lại gặp phải quân địch, mặc dù trận chiến không cân sức, nhưng may mắn là hai người đã thoát khỏi vòng nguy hiểm. Đến một nơi tưởng như đã an toàn, bất ngờ có một tiếng
súng nổ từ phía sau, người lính trẻ tuổi bị trúng một phát đạn, nhưng may mắn chỉ trúng vào vai. Anh lính già đồng hương hoảng hốt chạy đến lấy áo mình băng vết thương cho đồng đội.Đêm hôm đó, người lính già hai mắt chong chong, không ngừng lầm rầm đọc tên mẹ mình. Cả hai người đều
cảm giác như không thể qua được cơn nguy khốn này, mặc dù bị cái đói cồn cào hành hạ, nhưng không ai đụng đến miếng thịt hươu kia. Ngày hôm sau, may mắn họ đã gặp được đồng đội và được
cứu thoát.
Hơn ba mươi năm sau, người lính bị thương ngày nào nói: “Tôi biết ai là người đã nổ phát súng đó, chính là người bạn chiến đấu của tôi. Khi anh ta chạy đến ôm tôi, tôi đã chạm vào nòng súng vẫn còn nóngì Tôi không thể nào hiểu tại sao anh ta lại bắn mình. Nhưng tôi đã bình tĩnh lại rất nhanh,
và quyết định sẽ không báo thù. Đêm hôm đó, tôi biết anh ta muốn ăn miếng thịt hươu trên vai tôi và cũng biết anh ta phải sống vì mẹ của mình”.
Trong suốt ba mươi năm qua, người lính trẻ luôn vờ như không biết chuyện này, cũng chưa một lần nhắc tới. Sau đó, có một ngày, người lính già quỳ trước mặt xin anh tha thứ, nhưng anh lính trẻ nhất quyết không để đồng đội nói tiếp... Và họ lại tiếp tục là đồng đội, là bạn tốt của nhau đến mấy chục
năm sau.
Khoan dung là một phẩm chất đẹp, vì nó làm cho thế giới này càng trở nên tươi đẹp hơn. Đối xử tốt với bạn bè là thể hiện đức tính tốt của một người; nhưng bao dung với bạn bè, lại là thể hiện tấm lòng của người đó. Khoan dung không phải là mềm yếu mà là mạnh mẽ. Khoan dung là lấy lùi để
tiến, là một phản ứng tích cực trong đối nhân xử thế. Năm xưa, có người từng hỏi nhà bác học Edison về việc lúc nhỏ ông bị người bán vé tàu đánh làm một bên tai bị điếc. Điều làm mọi người
vô cùng ngạc nhiên là Edison không hề trách móc người kia, thậm chí ông còn rất hài hước mà rằng: “Tôi vô cùng biết ơn ông ta, cảm ơn ông ấy đã làm cho tôi không nghe được những âm thanh ồn ã ở bên ngoài, để tôi chuyên tâm vào hoàn thành các thí nghiệm và phát minh”. Vì vậy có người
đã nói, khoan dung với người khác cũng chính là đối tốt với bản thân mình. Khoan dung là viên gạch nền tảng của một sự nghiệp thành công, cũng là liều thuốc hóa giải những mâu thuẫn, càng là
một “pháp bảo” lợi mình và lợi người.
Nhưng hiện nay, rất ít trẻ có tấm lòng khoan dung, đại đa số đều luôn coi mình là trung tâm, bất kể có chuyện gì xảy ra luôn nghĩ đến mình đầu tiên. Thực ra một câu “xin lỗi” hoặc “không vấn đề gì”
hoàn toàn có thể làm cho sự việc phức tạp trở nên đơn giản, có thể rèn cho con có tấm lòng bao dungì
biết tôn trọng cách sống của người khác, biết tha thứ và cho người khác cơ hội sửa sai, biết sống hòa thuận với mọi người. Với tấm lòng bao dung, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi
và dễ hòa nhập với môi trường mới. Với vẻ bên ngoài, khoan dung tưởng như “co lại” một cách yếu thế, nhưng kỳ thực lại đang mở rộng cánh cửa tâm hồn. Trong cuộc sống rất cần có sự khoan dung, bởi nó như “chất bôi trơn” của mối quan hệ giữa người với người và cũng là thái độ tiếp nhận
cuộc sống một cách lạc quan vui vẻ của những người tích cực. Hãy để con hiểu rằng, biển bao la rộng lớn vì biển bao dung đón trăm sông đổ về. Một người biết khoan dung thì nhân cách của họ
cũng bao la như biển rộng.
(1) Không nên nói xấu người khác sau lưng con
Muốn giáo dục con trở thành người khoan dung, độ lượng, bản thân bố mẹ phải có tấm lòng ấy. Thiết nghĩ, nếu ngay cả những việc nhỏ bố mẹ cũng nói qua, nói lại, tranh luận không ngớt thì liệu con có thể học được đức tính bao dung hay không? Thông thường, con trẻ có ảnh hưởng sâu sắc từ bố mẹ, nếu bố mẹ có một trái tim độ lượng, thì phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ được con kế thừa và phát
huy.
Tốt nhất là bố mẹ không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt con cái, vì điều này vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến con. Có thể con sẽ nghĩ, tại sao đồng nghiệp của bố mẹ lại nhiều khuyết điểm như vậy? Liệu bạn của mình có thế không? Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu có thói quen soi mói bạn bè, có cái nhìn phiến diện về người khác. Điều này vô cùng bất lợi cho việc dạy cho con có trái
tim độ lượngì Ngược lại, bố mẹ nên tích cực phát hiện những ưu điểm của người khác, như ưu điểm của đồng nghiệp, ưu điểm các bạn bè của con... Như vậy trẻ sẽ hiểu rằng, mỗi người đều có những ưu điểm riêng và mỗi khi bạn bè làm mình không hài lòng, trẻ sẽ nghĩ đến những ưu điểm
của họ, thông cảm và tha thứ cho bạn. Dần dần, con sẽ trở thành người bao dung.
(2) Tạo cho con môi trường sống hòa thuận bao dung
Trong cuộc sống gia đình, các thành viên đều nên biết quan tâm chăm sóc, bao dung độ lượng lẫn nhau. Chỉ có như vậy mới tạo cho con một không khí gia đình thuận hòa và ấm áp, từ đó hun đúc
cho con một trái tim nhân ái và vị tha.
Có một câu chuyện thế này: Trong đám cưới vàng của mình, một bà cụ đã tiết lộ cho quan khách biết bí mật giữ gìn hạnh phúc của mình. Bà nói từ lúc kết hôn cho đến nay, bà đã liệt kê mười lỗi lầm của chồng và đặc biệt còn tự hứa với bản thân mình: Bất cứ lúc nào chồng phạm vào một trong
mười lỗi đó thì bà đều tha thứ cho ông.
Có người hỏi vậy cuối cùng 10 lỗi đó là gì? Bà cụ đã trả lời: “Thực ra trong 50 năm qua, tôi chưa bao giờ liệt kê cụ thể 10 lỗi lầm đó. Mỗi lần chồng làm sai, dù tức đến mấy nhưng tôi luôn tự nhắc
nhở mình, coi như ông ấy may mắn, vì đã phạm vào một trong 10 lỗi tôi có thể tha thứ”.
Ông bà ta đã từng đúc kết: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê” chính là để chỉ sự bao dung, mềm dẻo linh hoạt của người vợ trong cuộc sống gia đình. Gia đình hòa thuận là yếu tố hàng đầu để quyết định gia đình
đó có hạnh phúc hay khôngì Muốn vậy, cần phải có sự thông cảm, vị tha của cả hai bên, chồng cương thì vợ nhu và ngược lại. Trong cách đối xử với con, bố mẹ cũng cần chú ý lắng nghe để chia sẻ và thấu hiểu con hơn, bên cạnh việc khuyên răn dạy dỗ cũng cần cho con cơ hội để sửa chữa khi chúng phạm sai lầm. Có như vậy mới tạo được môi trường lý
tưởng để một trái tim vị tha, độ lượng được ươm mầm và phát triể
(3) Dạy con học cách hiểu người khác
Hiểu là vì để tha thứ, hiểu tất cả vì để tha thứ tất cả. Bố mẹ cần cho con hiểu, ai cũng có những mặt chưa hoàn thiện và có lúc phạm sai lầm, nếu như không quá đáng, hãy cố gắng hiểu và tha thứ cho họ. Hãy để con học cách đối xử với người khác bằng một thái độ bình tĩnh và khách quan, đứng trên
lập trường của người đó để hiểu và thông cảm cho họ. Chỉ có như vậy mới có thể chấp nhận khuyết điểm, sai lầm của người khác, cho họ cơ hội sửa chữa. Và cũng chỉ có như vậy, con mới thực sự cảm nhận được ý nghĩa của lòng vị tha.
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý nhắc nhở con không được ganh tị với người giỏi hơn, không cười nhạo những bạn kém hơn mình và cũng không được cố tình gây khó dễ cho “đối thủ cạnh tranh” của mình. Hãy giúp con học cách hiểu bạn bè, có như vậy trẻ mới biết học hỏi những bạn giỏi, giúp đỡ những bạn yếu hơn mình và biết “cạnh tranh lành mạnh”, thậm chí là “hợp tác” cùng giúp nhau tiến
bộ với “đối thủ” của mình.
(4) Dạy con đối xử tốt với mọi người
Hãy giúp con hiểu, người khác cũng chính là cái bóng của mình, đối xử tốt với người khác cũng chính là đối tốt với bản thân. Hiểu và bao dung với người khác, cũng chính là giúp đỡ bản thân mình, giống như cổ nhân đã có câu: “Tặng người khác hoa hồng, hương còn lưu mãi trên tay ta”. Có một cậu bé đứng giữa mênh mông đồng núi hét lên: “A a a...”, ngay lập tức có tiếng vọng lại: “A a a...”. Cậu bé hỏi: “Ngươi là ai” và lại có tiếng trả lời: “Ngươi là ai”. Cậu bé lại tiếp tục: “Ngươi là đồ ngốc”, vách núi cũng đáp trả: “Ngươi là đồ ngốc”. Cậu bé tức điên lên và bắt đầu quát mắng, từ vách núi cũng vọng lại những lời lẽ y như vậy. Bực mình, cậu bé hộc tốc chạy về nhà kể lại với mẹ. Người mẹ dịu dàng nói: “Tại là con sai trước mà, nếu như con lễ độ, kính trọng họ thì họ cũng đối với con như vậy. Không tin con hãy thử lại xem”. Mặc dù bán tín bán nghi nhưng ngay lập tức cậu trở lại chỗ cũ và cất tiếng: “Chào bạn”. Như có một “phép thần”, từ vách núi kia đáp trả: “Chào bạn”. Cậu lại tiếp tục: “Bạn là người bạn tốt”, ngay lập tức cũng có tiếng vọng lại: “Bạn là người bạn tốt”. Cậu bé trở về nhà trong niềm vui mừng hớn hở và kể lại cho mẹ nghe toàn bộ câu chuyện. Người mẹ nhẹ nhàng nói: “Trong cuộc sống, bất kể là đối với người già hay trẻ, trai hay gái, con đối xử tốt với người ta, người ta cũng sẽ tốt với con; nếu con không tốt với họ, thì chắc chắn cũng chẳng có ai tốt với con. Vì thế nên con phải nhớ rằng, muốn ai tốt với mình thì trước tiên mình phải tốt với họ”.
Người mẹ trong câu chuyện trên đã rất thông minh khi thông qua một việc nhỏ nhưng đã dạy cho con một bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế. Khi biết đối xử tốt với mọi người, con sẽ dần học được cách khoan dung vì một trái tim lương thiện là một trái tim luôn biết cảm thông và tha thứ cho
người khác.
(5) Để con gần gũi với thiên nhiên
Thiên nhiên khoáng đạt luôn khiến người ta dễ gạt bỏ những phiền muộn, bực tức. Đây cũng là một môi trường lý tưởng để rèn luyện tính bao dungì Bởi vì những thần kỳ bí hiểm vô cùng tận của tự nhiên chính là cuốn sách giáo khoa sống động nhất và không bao giờ mất đi sự bất ngờ, thú vị. Bất kể là tự nhiên rộng lớn hùng vĩ hay nhẹ nhàng với chim muông cây cỏ đều đem lại cho ta một cảm giác thư thái, tâm hồn rộng mở khiến trái tim cũng trở nên bao dung độ lượng, vị tha nhân ái hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, càng tuyệt vời hơn nếu có điều kiện đưa con đi du lịch, ngắm những danh lam thắng cảnh của Tổ quốc để núi non hùng vĩ, biển rộng mênh mông, rừng xanh bạt ngàn giúp cho tâm hồn con trẻ càng thêm rộng mở; càng thêm yêu đất nước,
yêu thương và trân trọng cuộc sốngì
Trong cuốn sách mang tựa đề “Khoan dung” của mình, nhà văn Mỹ Hendrik Willem van Loon đã coi khoan dung là đức tính tốt cơ bản của con người và là một trong những tinh thần chủ đạo để thúc đẩy lịch sử tiến lên phía trước. Bố mẹ cần phải dạy con biết khoan dung, vì khi có tấm lòng khoan dung, trẻ sẽ có một trái tim vị tha và độ lượng đủ để bước qua được những sóng gió của cuộc
sống và đi đến bến bờ hạnh phúc.