Dạy con cách quản lý tiền bạc

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 52)

“Đằng sau mỗi chữ số trăm triệu, ngoài lịch sử gây dựng cơ nghiệp gian khổ còn có cả hệ thống các cách quản lý tài sản. Thực ra kiếm một trăm triệu không khó, cái khó chính là quản lý tiền bạc phù

hợp với mình”.

(Bernard Shaw – Ailen)

Bố mẹ của Thành Long đều là chủ của những doanh nghiệp lớn, thu nhập rất cao, nên lúc nào trong túi cậu cũng rủng rỉnh tiền tiêu. Từ khi còn rất nhỏ, Long đã muốn gì được đấy, bất kể là đồ chơi đắt tiền hay đồ ăn ngon. Cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác, bố mẹ cậu luôn tâm niệm “dù có vất

vả thế nào cũng không để con phải khổ”.

Vì bố mẹ đều bận, không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con, họ thường hay cho Long tiền để thích gì thì ăn đấy. Nhưng Long thường dùng tiền đó để mua đồ chơi, đồ ăn vặt và đem đến lớp khoe với bạn bè. Dần dần, bạn bè rất ngưỡng mộ Long vì cậu bé cũng tỏ ra rất hào phóng, hứng lên

là mời bạn đi ăn, cho bạn chơi chung đồ chơi. Thậm chí có bạn còn gọi Long là “ông chủ”, “đại gia” hay “đại ca”.

Tết năm ngoái, Long có gần 10 triệu tiền mừng tuổi, nhưng chưa được bao lâu cậu đã tiêu hết một nửa. Vì thế, bố mẹ mới phát hiện con trai mình tiêu tiền như phá bèn thu về số tiền còn lại trong tay

cậu, đồng thời bắt đầu khống chế việc chi tiêu của con trai. Quả nhiên tiền tiêu vặt của Long trong tháng giảm từ gần 2 triệu xuống còn một nửa. Bố mẹ cậu vô cùng vui mừng, những tưởng con trai mình thực sự đã hiểu ra vấn đề. Nhưng vốn đã “vung” tiền quen tay, Long đã nghĩ ra cách mới, đó

là nợ tiền những hàng quán gần trường.

Để có tiền trả nợ, Long bắt đầu nói dối bố mẹ như cần tiền học thêm, mua sách vở, mua đồ dùng học tập, sinh nhật bạn… Hễ có tiền trong tay là cậu lại tiêu bừa bãi. Sau này, Long còn biết trốn học đi chơi game ở ngoài các cửa hàng internet. Ở đây cậu đã quen biết và kết giao với một số “tay

bọn đã bị công an bắt giam và cho đi cải tạo lao độngì Đến lúc này, bố mẹ Long mới bừng tỉnh ngộ, vô cùng ân hận nhưng đã muộn. Mẹ Long chua chát nói: “Nếu như ngày đó biết dạy dỗ và quản lý

cách tiêu tiền của con thì đâu đến nỗi, chúng ta đã mắc một sai lầm lớn rồi?”

Cuộc sống càng ngày càng sung túc, nếu bố mẹ không giáo dục con cách quản lý tiền, để con có cách nhìn không đúng đắn về tiền bạc thì rất có thể trẻ sẽ vì tiền mà lầm đường lạc lối. Đến khi đó,

tiền lại trở thành tảng đá nặng kéo bước chân tương lai của con đi xuống chứ không phải là một “công cụ” để giúp con trưởng thành.

Theo kết quả một điều tra liên quan, tất cả các trẻ vị thành niên phạm tội, có đến hơn 70% đều liên quan đến trộm cắp, cướp giật tài sản. Sở dĩ những trẻ vị thành niên này sa vào lưới pháp luật chính là vì chúng không được dạy dỗ bài bản về cách chi tiêu cho phù hợp, không nhận thức đúng đắn về

tiền và giá trị của đồng tiền.

Vì thế nên có người đã kêu gọi: “Trong công cuộc giáo dục cho trẻ ngày nay, việc giúp trẻ nắm vững các kiến thức về khoa học kỹ thuật, xã hội là rất quan trọng, nhưng giáo dục trẻ biết cách quản lý tiền bạc cũng quan trọng không kém. Đó là những bài học bắt buộc cho thiếu niên và nhi đồng của xã hội hiện đại ngày nay”. Quản lý tiền bạc không chỉ là khả năng quản lý tài sản, mà ở

mức độ cao hơn nó còn liên quan đến nhân cách, đạo đức và thành tín của mỗi con người. Người Mỹ rất chú trọng rèn cho con những nhận thức về tiền bạc từ khi trẻ còn rất nhỏ. Từ lúc mới

ba tuổi, trẻ đã được dạy cách quản lý tiền, cái này được gọi là “bắt đầu thực hiện kế hoạch hạnh phúc của cuộc đời từ lúc lên ba”. Các ông bố bà mẹ Mỹ không để con “đóng khung” trong thế giới

cổ tích của tuổi thơ, mà dạy con cách nhận thức trực diện về đồng tiền, truyền cho con quan niệm “lấy có nguồn, tiêu có độ”.

Tại Anh, từ bậc tiểu học trẻ đã được học những bài học về cách quản lý tiền, đồng thời cùng với thời gian và độ tuổi, trẻ sẽ được học những bài học tương ứng về cách quản lý tiền bạc. Từ đó giúp

cho trẻ ngay từ nhỏ đã có những nhận thức đúng đắn về tiền và cách sử dụng tiền, đồng thời học các kỹ năng về quản lý.

Nhật Bản cũng đã đưa việc giáo dục quản lý tiền thành môn học trong nhà trường, thậm chí còn xếp vào môn học bắt buộc cho các học sinh bậc tiểu học và trung học.

Quản lý tiền là một kỹ năng sinh tồn xã hội vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bố mẹ bắt buộc phải dạy con có cái nhìn đúng đắn và thái độ đúng mực với tiền bạc, không thể để con làm nô lệ cho đồng tiền mà phải bắt tiền bạc phục vụ chúng ta. Nếu để chủ nợ, công an hay những kẻ lừa đảo “giáo dục” điều này cho con, e rằng cái giá phải trả sẽ rất lớn.Chính vì lẽ đó, tác giả của cuốn sách

nổi tiếng “Cha giàu, cha nghèo” Robert T. Kiyosaki đã từng nói: “Thể chế giáo dục ngày nay của chúng ta đã không bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chúng ta không chỉ dạy cho lớp

thanh niên ngày nay về học thuật, mà còn phải dạy chúng các cách quản lý tiền bạc. Điều này không chỉ giúp họ tồn tại được trong thế giới này mà còn là khả năng cần phải có cho một cuộc sống tươi đẹp hơn”. Nếu bạn thực sự yêu thương con, lo lắng cho tương lai của con, hãy dừng ngay

cách nuông chiều vô điều kiện và giúp con có nhận thức đúng đắn về tiền bạc, để con có thể bước đi vững vàng trên đường đời còn rất dài phía trước.

Mỗi vị phụ huynh đều nên tiếp nhận những cách giáo dục con mới; dùng hình thức mới, phương pháp mới để dạy cho con khả năng quản lý tiền bạc càng sớm càng tốt, để con có những nhận thức đúng đắn về đồng tiền. Hãy tham khảo những gợi ý sau để có cách dạy con quản lý tiền bạc hợp lý.

(1) Dạy con cách quản lý tiền từ khi trẻ còn nhỏ

tuổi. Nhưng đa phần bố mẹ đều cho rằng số tiền đó không đáng gì, con vẫn còn nhỏ, chưa cần thiết phải giáo dục hay quản lý tiền bạc một cách khắt khe. Để một vài năm nữa, khi con trưởng thành hơn sẽ dạy con cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Bây giờ chỉ cần con học tập tốt là được. Quan niệm

này thể hiện tấm lòng của cha mẹ với con cái, nhưng dưới góc độ khác, đây lại là quan niệm sai lầm.

Bố mẹ có trách nhiệm giúp con hiểu tiền bạc không dễ dàng kiếm được, nên cần phải chi tiêu tiết kiệm, hợp lý từng đồngì Để con biết cách quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy bắt đầu dạy con nhận thức về “tiền” để khi con bắt đầu đi học, trẻ có thể nhận thức được mệnh giá của các đồng

tiền khác nhau. Sau khi trẻ có nhận thức cơ bản về tiền, bố mẹ hãy quy định một tháng con sẽ được một khoản tiền nhất định dùng để mua đồ dùng học tập, uống nước, mua đồ chơi… và con chỉ được

tiêu trong phạm vi đó.

(2) Rèn cho con thói quen tiết kiệm tiền

Muốn dạy con biết cách quản lý tiền, bạn không thể bỏ qua cách dạy con tiết kiệm tiền, hay nói một cách khác là cho con một “con lợn tiết kiệm”. Bố mẹ có thể tiến hành biện pháp này ngay từ khi trẻ

còn rất nhỏ.

Khi con khoảng ba tuổi, bố mẹ đút tiền mừng tuổi của con vào lợn và cho con biết để sau này mua đồ chơi, quần áo mới. Khi trẻ lớn hơn, có tiền tiêu vặt hàng tháng, hãy khuyến khích con mỗi tháng

bỏ ra một chút để tiết kiệm. Các khoản tiền khác mà con có được trong các dịp lễ tết hoặc phần thưởng học sinh giỏi, bố mẹ cũng nên khuyến khích con bỏ một phần vào lợn tiết kiệm. Cứ như

vậy, dần dần con sẽ hình thành được thói quen tiết kiệm tiền.

Khi con lớn hơn, bố mẹ hãy mở một tài khoản ngân hàng mang tên con. Hiện nay có một số ngân hàng đã có hình thức mở tài khoản tiết kiệm mang tên con cho những trẻ dưới 15 tuổi, tất nhiên, đều phải có sự giám sát của người giám hộ hợp pháp của trẻ. Thông qua hình thức này, con sẽ có kiến thức cơ bản về gửi tiết kiệm tại ngân hàng, điều này rất có lợi cho việc rèn thói quen tiết kiệm

cho trẻ.

(3) Giúp con vạch ra kế hoạch chi tiêu hợp lý

Bên cạnh việc tiết kiệm, sẽ có những lúc trẻ có việc cần dùng đến tiền, bố mẹ không chỉ cứ khăng khăng bắt con tiết kiệm mà không cho chúng tiêu xài. Nhưng tiêu tiền vào mục đích gì, có hợp lý

hay không thì đó chính là cách bố mẹ cần dạy cho con biết.

Bố mẹ quy định mỗi tháng con chỉ có một khoản tiêu vặt nhất định, nếu phát sinh mà không hợp lý bố mẹ sẽ không cung cấp thêm. Nhưng có nhiều trẻ chưa hết tháng đã gãi đầu gãi tai xin thêm tiền, hỏi con đã tiêu số tiền kia vào việc gì thì chính bản thân con cũng không biết. Thậm chí có một số trẻ còn nghĩ rằng “không hiểu sao mình đã tiêu tiết kiệm thế mà tiền vẫn hết?” Vì lẽ đó, bố mẹ cần

giúp con có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Đầu tiên, hãy để con tự viết ra kế hoạch chi tiêu của mình, sau đó bố mẹ giúp con điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong quá trình này, bố mẹ hãy giải thích cho con rõ khoản chi nào chưa hợp lý, phải dùng tiền thế nào cho hợp lý. Dần dần con sẽ hiểu cái gì nên chi, cái gì không nên và có khả năng chi tiêu hợp lý. Thông qua chỉ dẫn và giám sát của bố mẹ, tự khắc trẻ sẽ nâng cao khả năng quản lý

tiền bạc của mình.

Ví dụ, trước khi con muốn mua cái gì, hãy để con nghĩ thật kỹ xem món đồ đó có thực sự cần thiết không, nếu không có thì sao, liệu có thể dùng thứ khác thay thế được không? Nếu thực sự cần, thì

nên mua ở mức độ nào để vừa dùng đúng chức năng lại vừa tiết kiệm? Tất cả những điều này sẽ giúp con phân tích được món đồ mình mua đã thực sự hợp lý hay chưa.

Ngoài ra, bố mẹ hãy dạy con trước khi đi siêu thị hãy liệt kê ra những thứ cần mua. Như vậy vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tránh được tình trạng mua những thứ chưa thực sự cần thiết. Tất nhiên, cũng nên khuyến khích trẻ dùng tiền tiết kiệm của mình để mua những món quà nhỏ cho bố mẹ, ông bà trong dịp lễ Tết hoặc sinh nhật; khuyến khích con dùng tiền tiết kiệm của mình để đóng góp cho các hoạt động từ thiện ở nhà trường. Hãy cho con hiểu, giá trị của đồng tiền không chỉ đơn

thuần là mua các món đồ mà còn có thể tạo ra những điều tốt đẹp hơn thế.

(4) Không được để con trở thành “triệu phú nhỏ”

Ông “Vua thép” Andrew Carnegie từng nói: “Đừng nghĩ rằng con cháu nhà giàu là tốt số. Đại đa số con nhà quý tộc đều là nô lệ của sự giàu có, bọn họ không biết kiềm chế trước bất cứ sự mê hoặc nào, đến nỗi rơi vào cảnh ăn chơi trụy lạc. Cần biết, đứa trẻ chỉ biết hưởng thụ, tuyệt nhiên không phải là những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo. Những đứa trẻ nghèo khổ, thậm chí khổ đến

mức không có cơ hội được học hành, sau này lại trở thành những người thành công”.

Vợ chồng tỷ phú hàng đầu thế giới Bill Gate vô cùng yêu thương con, nhưng xét về góc độ đáp ứng mọi yêu cầu của con thì họ lại là những ông bố bà mẹ “keo kiệt” nhất. Quan điểm của Bill là ông

chỉ cung cấp cho con được ăn học đầy đủ, còn bản thân chúng phải biết làm việc và gây dựng sự nghiệp cho mình. Cũng chính vì thế, mỗi người con của Bill chỉ được thừa hưởng 10 triệu đô la, chiếm 1/6.500 trong tổng số tài sản của ông – một con số vô cùng nhỏ, đủ để cho các bậc làm cha mẹ có thêm một “tấm gương” về việc không nên để lại cho con quá nhiều của cải, khi chúng chưa

thực sự lao động hết mình.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khác như: Hãy đưa tiền trực tiếp cho con, tránh tình trạng để con trực tiếp lấy tiền từ túi (ví) bố mẹ; không nên để nhiều tiền ở những chỗ dễ nhìn thấy, dễ lấy để tránh tình trạng con cần là tự ý lấy mà không xin phép bố mẹ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên thể hiện thái độ xem nhẹ đồng tiền trước mặt con theo kiểu “có đáng bao nhiêu đâu, mất

trăm (triệu) thôi mà”, vì điều này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng kiếm tiền rất dễ, từ đó không coi trọng thành quả lao động của bố mẹ và không có ý thức tiết kiệm.

Dạy cho con cách quản lý tiền hợp lý có thể giúp con có nhận thức đúng đắn về tiền bạc, để trẻ không tiêu xài một cách xa hoa phù phiếm, cũng không keo kiệt thái quá. Dạy cho con cái nhìn đúng đắn về quản lý chi tiêu đồng nghĩa với việc cho con một quan niệm đúng đắn về tiền bạc, để

con có thể ung dung tự tại bước vào cuộc sống hôm nay và ngày mai mà không bị đồng tiền chi phối làm mất tỉnh táo.

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w