. Ngoài ra, bố mẹ có thể mua cho con những quyển sách, tạp chí hay các thông tin, hình ảnh trên mạng internet về các trường đại học nổi tiếng trong nước và thế giớ
49. Đưa con đi viếng đám tang
“Hãy coi mỗi ngày như ngày cuối cùng của cuộc đời”.
(Helen Keller – Mỹ)
Có người thanh niên khi đối đầu với căn bệnh ung thư, đã viết lên những dòng suy nghĩ về cuộc sống thế này: Tôi thường có cảm giác như mình đang đi trên một hành lang dài, rất dài, âm u. Mỗi khi tôi bước qua một cánh cửa, ngay lập tức cánh cửa đó đóng rầm lại, vĩnh viễn không bao giờ mở ra. Ở nơi rất xa, rất xa cuối hành lang, có một đốm sáng, chỉ duy nhất một đốm sáng đang dẫn dắt tôi bước về phía trước. Tôi biết, tôi đã bước vào ngôi nhà lớn bên hồ, mặc dù mùa đông chưa đến. Tôi đã ở bên trong rồi. Mỗi cánh cửa tượng trưng cho những gì tôi đã làm, có thể làm và những điều tốt đẹp tôi đã được hưởngì Khi tôi đi qua nó, nó sẽ đóng lại với tôi, những việc như vậy khép lại phía sau lưng tôi. Tôi thấy mình giống như một người thông minh thời cổ đại, nghe thấy những âm thanh vỡ vụn của vại nước sau lưng mình, nhưng không ngoái đầu lại. Tôi biết, có ngoái đầu lại cũng chẳng có tác dụng gì, chỉ thấy hoang tàn mà thôi. Tôi nghĩ ai cũng sẽ phải đi qua hành lang như vậy...
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, một người có thể như vậy, nhưng bây giờ tôi đã là như vậy, nếu tôi muốn. Tôi có thể ngủ 24 giờ đồng hồ, có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cũng không biết hôm nay đã ngủ bao nhiêu tiếng rồi. Cuối cùng rồi cũng sẽ ngủ thôi, còn cách cái chết bao xa nữa? Tôi nghĩ cũng chẳng còn xa đâu.
Bây giờ, tôi cố gắng duy trì những tiêu chuẩn cơ bản của một cuộc sống bình thường, thậm chí duy trì những tiêu chuẩn bình thường một cách soi mói. Vì tôi nghĩ rằng đó cũng là một cách kháng cự lại của mình. Tôi không có cách nào để kháng cự với tử thần. Tôi chỉ có thể làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi... như cũ, để cho mình có cảm giác mình vẫn là một người bình thườngì Thực ra, chẳng lúc nào tôi cảm thấy đói, nhưng tôi vẫn cố gắng ăn đủ ngày ba bữa. Thực ra, tôi có thể ngủ suốt, nhưng tôi vẫn nhắc nhở mình lúc nào là buổi sáng, lúc nào là buổi chiều, lúc nào là đêm tối. Thực ra, tôi có thể cứ nằm trên giường, nhưng tôi biết, nếu như mình nằm xuống, sẽ chẳng có ngày dậy được nữa.
Ý chí có tác dụng lớn trong cuộc tranh đấu với tử thần, nụ cười cũng vậy. Cũng may là có thể mua được ý chí, cái giá phải trả cho nó chính là đau đớn. Nhưng nụ cười, có thể tự sản tự tiêu được.... Mỗi một ngày, trên thế giới có biết bao sinh mệnh lặng lẽ lìa đời và có biết bao sinh mệnh chào đời, với biết bao những đau buồn và mừng vui, đáng để chúng ta suy ngẫm. Nhiều bậc cha mẹ khi nghĩ về những ngày thơ ấu sẽ phát hiện ra, mình chẳng biết mình có tư tưởng từ lúc nào, lúc nào biết ghi nhớ, lúc nào biết nói, lúc nào biết bắt đầu học đi... Vì thế, chúng ta càng không thể nhớ lúc ta chào đời, là buồn hay vui, hay có cảm xúc gì khác?
Cái chết là sự thật mà bất cứ ai cũng phải đối mặt với nó, bất kể chúng ta vui vẻ đón nhận hay cực lực trốn chạy thì nó vẫn cứ đến. Khi một người xa lìa trần thế, có người nói họ sẽ lên thiên đàng, có người nói họ sẽ xuống địa ngục, cũng có người nói họ bất tử... nhưng bất kể nói thế nào, từ đó cũng chẳng bao giờ có tin tức gì của họ nữa. Đã chẳng gặp lại quá khứ, cũng chẳng nhìn được tương lai thì chúng ta càng phải trân trọng ngày hôm nay, trân trọng hiện tại. Đó chính là nguyên nhân vì sao sinh mệnh lại đáng quý như vậy. Vì thế, cướp đoạt mạng sống của người khác là tội ác lớn nhất, cũng như vậy, hủy diệt mạng sống của mình một cách vô cớ là tội bất hiếu nhất với cha mẹ. Mạng sống của mình do bố mẹ tạo nên, trân trọng mình chính là có hiếu với bố mẹ.
Nhưng giới trẻ hiện nay, đặc biệt là con trẻ thường không cảm thấy giá trị của cuộc sống, vì chúng nghĩ rằng cuộc sống của mình vẫn còn rất dài ở phía trước, nên hay có tâm trạng thờ ơ, thậm chí chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề sinh - tử. Vì thế, họ không cho rằng lãng phí thời gian
là lãng phí sinh mệnh, đợi họ tỉnh ngộ thì phần lớn cuộc đời đã trôi qua. Đó là tổn thất không thể nào bù đắp được.
Cũng có người, vì cuộc sống gặp khó khăn trắc trở hoặc gặp một cú sốc nào đó mà dễ dàng tìm đến cái chết. Bất kể là đối với bản thân, đối với cha mẹ hay đối với xã hội thì đây đều là một hành động cực đoan, vô trách nhiệm. Vì thế, bố mẹ hãy dẫn con đi viếng đám tang, để chúng cảm nhận được sâu sắc thái độ của con người đối với cái chết và để con có những nhận thức trực tiếp đối với sự sống và cái chết.Một lần dẫn con đi viếng đám tang là bài học không thể bỏ qua trong bước đường trưởng thành của con.
Thông qua “tiết học” này, con sẽ cảm ngộ được rất nhiều, thu hoạch được rất nhiều và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Có thể bố mẹ không tin vào điều đó, nhưng thực tế đúng là như vậy.
(1) Con trẻ tham gia tang lễ cần có người lớn đi cùng
Có rất nhiều bậc phụ huynh không biết nên hay không nên để con đi viếng đám tang, thậm chí cả khi con rất mu- ốn đi. Vì chúng ta thường hay quan niệm rằng đám tang là nơi “lạnh lẽo”, vô cùng không thích hợp cho con trẻ. Thậm chí, rất nhiều nơi, nhiều người vẫn còn tồn tại quan niệm mê tín, cho rằng trẻ con còn non nớt, yếu bóng vía, đi đến những chỗ như vậy dễ bị hồn ma của người chết “nhập vào”... Nếu con muốn đi, bố mẹ nên cảm thấy vui vì điều này và hãy chuẩn bị chu đáo trước khi đi. Thậm chí, bạn có thể dẫn con cùng tham gia đưa tiễn người quá cố, cho con tận mắt chứng kiến quá trình an táng để con có cảm nhận trực tiếp và sâu sắc hơn về sự mong manh giữa sự sống và cái chết, để con biết trân trọng cuộc sống, biết sống có ý nghĩa hơn. Nhưng nhất định phải có những người lớn thân thiết đi cùng con, để đảm bảo sự an toàn, an ủi và giải đáp những thắc mắc của trẻ hoặc kịp thời đưa trẻ về nhà nếu cảm thấy không khí đau thương quá sức chịu đựng của con.
(2) Để con có được những bài học từ tang lễ
Hãy để con học được những bài học thực tế, bổ ích từ tang lễ.
Lý Tư Lâm, ông chủ một tập đoàn lớn của Trung Quốc đã từng trải qua cách giáo dục này. Ông kể: “Năm tôi lên 10 trong tang lễ một người bạn của cha, nhìn thấy ông nằm trong quan tài, và những người xung quanh nói lúc còn sống ông đã làm những gì. Tôi nghe được những lời nói đó, cảm giác như bảng thành tích của một học sinh, thế là tôi có được nhận thức sâu sắc về “sự kết luận bên quan tài”.” Trong cuộc đời sau này, Lý Tư Lâm đã biết mình phải làm gì. Đến ngày nay, ông không chỉ là chủ của một doanh nghiệp nổi tiếng mà còn rất biết quan tâm đến lợi ích của người khác. Tư tưởng làm lợi cho mọi người là một quan niệm không giống với một người kinh doanh bình thường, nó không thể đo được bằng của cải vật chất. Ngoài ra, Lý Tư Lâm còn biết tiền cần phải tiêu thế nào mới đạt được giá trị cao nhất và trở thành một trong những người hoạt động từ thiện nhiều và hiệu quả nhất. Ngày nay, đứng trên bục danh dự nhận giải thưởng sự nghiệp từ thiện, có thể nói ông đã nhận được “bảng thành tích cao” trong khóa học làm người của mình.
(3) Để con có nhận thức đúng đắn về cái chết
Đại đa số trẻ đều thiếu quan niệm đúng đắn về cái chết. Một bé gái nói: “Sau khi con chết thì sẽ ở trong mộ đúng không ạ?”. Mọi người đều phì cười trước câu hỏi ngộ nghĩnh ấy của bé. Có thể thấy, con trẻ cho rằng chết là một cách kéo dài sự sống, nên chưa bao giờ nghĩ đến việc bố mẹ sẽ rời xa thế giới này, mà nghĩ rằng mình có thể dựa vào bố mẹ suốt đời.
Một nữ văn sĩ nổi tiếng không bao giờ kiêng kị thảo luận với con về cái chết. Ví dụ, trước khi đi máy bay bà sẽ nói với con rằng: “Chẳng may máy bay gặp nạn, mẹ sẽ chết, con nhất định phải ngoan ngoãn nghe lời bố hiểu không?” Bà luôn rõ ràng với con rằng, sẽ có một ngày bố mẹ phải rời xa thế giới này, rời xa con. Bố nữ văn sĩ qua đời từ khi bà còn nhỏ, vì chưa bao giờ có ý nghĩ bố mẹ mình sẽ chết nên khi đối diện với sự thật ấy, bà vô cùng đau khổ và phải mất rất nhiều thời gian mới vượt qua sự tổn thương sâu sắc ấy. Vì vậy, bà quyết định sẽ không để con mình phải nếm mùi
đau khổ đó.
Để con sớm nhận thức rõ ràng về cái chết cũng là một cách giúp con có tinh thần tự lập. Vì thế, nếu có cơ hội, hãy dẫn con đi đám tang của người thân. Khi nhìn thấy sự an nghỉ vĩnh viễn của họ, trẻ sẽ không nghĩ rằng cái chết là một sự việc trừu tượng nữa, mà vô cùng cụ thể. Hãy nói với con, cũng có ngày bố mẹ phải rời xa con như vậy, nhưng con sẽ vẫn phải tiếp tục sống và cần phải mạnh mẽ, tự lập hơn khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Bố mẹ hãy tranh thủ cơ hội cho con biết sớm về điều này, để trẻ có tâm lý chuẩn bị, điều này rất tốt cho việc khắc phục những khó khăn về tâm lý cho trẻ.
(4) Bố mẹ không cần kiêng kị nói về cái chết
Từ trước đến nay chúng ta vẫn quan niệm chết là điều “gở” nên tối kị không nên nhắc đến. Nhưng thực tế, đời người vô thường, chẳng ai biết ngày mai mình sẽ ra sao, giữa sống và chết chỉ cách nhau một khoảnh khắc. Ngày càng nhiều những cái chết bất ngờ mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến. Một năm chúng ta có hàng ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Có những người buổi sáng vẫn đi làm bình thường, nhưng mãi mãi không bao giờ trở về nhà nữa. Đó là một cú sốc tâm lý vô cùng lớn, vô cùng đau đớn ngay với cả người lớn chúng ta chứ đừng nói đến con trẻ.
Vì thế, làm cha mẹ, bạn không nên kiêng kị nói với con về cái chết. Hãy để con biết trên đời này mọi việc đều có thể xảy ra, con phải chuẩn bị tốt tâm lý và vững vàng sống cho dù bất cứ hoàn cảnh nào và hãy trân trọng cuộc sống hiện nay. Đứa bé người Do Thái hỏi: “Chết rồi sẽ đi đâu ạ?” Bố mẹ người Do Thái thường nói: “Chết rồi thì mọi việc sẽ kết thúc”. Người Do Thái không bao giờ tin có kiếp sau, đó cũng là một cách ngầm cho con hiểu cuộc sống hiện nay là quan trọng nhất, từ đó giúp con hiểu, sinh mệnh chỉ có một lần mà thôi.
(5) Để con cảm nhận được sự đáng quý và tinh tế của sinh mệnh
Tham gia tang lễ, có thể giúp trẻ suy ngẫm về sự tinh tế của sự sống. Có người nói, sinh mệnh cũng như một cơn ảo giác, ly biệt và cái chết là kết cục duy nhất của nó; sinh mệnh cũng lại rất chân thực, tất cả những điều không may và đau khổ đều hiện ra trước mắt; sinh mệnh vô cùng yếu mềm, đến mức bị cái xấu trong tim mình đánh bại dẫn đến tuyệt vọng; sinh mệnh lại cũng rất kiên cường, kiên cường đến mức có thể chiến thắng mọi bệnh tật; sinh mệnh là vô thường, chúng ta không bao giờ biết được một giây sau sẽ xảy ra chuyện gì; sinh mệnh có trật tự, chúng ta phải tuân thủ theo quỹ đạo đã sắp đặt trước; sinh mệnh chỉ là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại cho cơ thể một linh hồn sâu sắc; sinh mệnh cũng là một thế lực huyền bí, nó vô hình vô dạng nhưng lại tồn tại ở khắp mọi nơi; sinh mệnh cần chúng ta chú tâm tìm hiểu, tìm hiểu ý nghĩa tồn tại của sinh mệnh; sinh mệnh cần chúng ta từ từ cảm nhận, cảm nhận ý vị độc nhất vô nhị của nó; sinh mệnh cần chúng ta phải biết trân trọng, trân trọng tất cả những gì ta đang có được. Một câu tuy rất cũ nhưng vẫn là câu kinh điển nhất: Sinh mệnh là vô cùng quý báu! Cũng có thể đây chính là sự tinh tế của sinh mệnh! Trong tang lễ, con sẽ cảm nhận được giá trị của sinh mệnh. Có thể con sẽ thấy sinh mệnh thật kiên cường hoặc là rất yếu ớt. Vì thế, bố mẹ hãy nói với con: Chúng ta cần phải biết yêu thương bản thân, bất kể gặp phải chuyện gì, cũng không được dễ dàng từ bỏ sinh mệnh của mình.
Hãy nói với con, cuộc sống rất ngắn ngủi, một đời vội vã, mình sẽ được gì và mất gì, nếu như cuộc sống kết thúc, liệu mình có còn gì nuối tiếc hay không? Với con đường tương lai còn dài phía trước, mình sẽ định bước đi thế nào...? Làm cha mẹ, hãy để con suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề trên.
Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc dẫn con đi đám tang, đó chính là để con được tận mắt chứng kiến quỹ đạo nhân sinh, cảm nhận sự đáng quý của sinh mệnh; để con tiếp cận gần hơn với cái chết, có thể sẽ giúp con có những suy nghĩ sâu sắc hơn về nhân sinh, từ đó có trách nhiệm hơn với cuộc sốngì Đối với cuộc sống được bảo vệ một cách thái quá như hiện nay hoặc suy nghĩ hễ gặp thất bại là nghĩ đến tự tử của trẻ, bố mẹ càng cần tìm cơ hội để giáo dục con về giá trị
của sự sống.