Dạy cho con trở thành người khiêm tốn, lịch sự

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 33)

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”.

(Karl Marx- Đức)

Newton được mệnh danh là người khởi đầu cho nền khoa học cận đại, ông có nhiều đóng góp vĩ đại cho khoa học. Trong đó, có những thành tựu lớn như định luật vạn vật hấp dẫn, khám phá ra tán sắc ánh sáng, nguyên lý bảo toàn động lượng và vi tích phân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia, năm 2005, về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, New- ton vẫn là

người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Einstein.

Phàm là những người có những cống hiến vĩ đại cho sự phát triển của nhân loại lại là những người rất khiêm tốn, thật đúng là “dòng sông lớn thường bình lặng, người uyên bác hay khiêm nhường”. Trong lĩnh vực khoa học, Newton đạt được những thành tựu vĩ đại, nhưng trong cuộc sống hằng ngày ông chưa bao giờ dương dương tự đắc, cũng không vội vàng xuất bản những kiệt tác để lưu

danh hậu thế.

“Định luật vạn vật hấp dẫn” đã tiêu hao rất nhiều tâm huyết của Newton, nhưng nhà bác học khiêm tốn ấy vẫn không vội vã công bố. Newton vẫn miệt mài không biết mệt mỏi với những con số và phép tính trong nhiều năm. Trong quá trình ấy, ông không bao giờ nói với ai một lời nào về “vạn

vật hấp dẫn”.

Sau này, người bạn của Newton là nhà thiên văn học Edmond Halley gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu một vấn đề nên đã hỏi ý kiến ôngì Lúc này, Newton mới đưa bản thảo của “vạn vật hấp dẫn” cho Edmond Halley. Halley đọc xong cảm thấy vô cùng vui mừng và kính nể Newton, bởi vì

những khó khăn ông đang gặp phải đã được Newton giải đáp từ lâu.

Một ngày mùa đông của tháng 11 năm 1684, khi đang nói chuyện về thiên văn học với Halley, trong lúc cao hứng, Newton đã cho bạn xem tác phẩm “định luật vạn vật hấp dẫn” đã được viết hoàn chỉnh và nhờ Halley góp ý. Đọc xong tác phẩm vĩ đại này, Halley vô cùng kinh ngạc nói: “Thật đúng là một luận chứng vĩ đại, một tác phẩm vĩ đại”. Khi đó Halley liên tục khuyên Newton

công bố kiệt tác

Vĩ đại của loài người này. Nhưng Newton vẫn hết sức kh- iêm tốn và thận trọngì Ông chưa vội vàng công bố mà tiếp tục nghiên cứu, tính toán cho đến khi chắc chắn không còn sai sót nào ông

mới cho ra mắt tác phẩm “nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” vào tháng 7 năm 1687. Newton là một người vô cùng khiêm tốn, chưa bao giờ có thái độ tự cao tự đại. Đã có người từng hỏi Newton: “Bí quyết thành công của ông là gì?”, ông đáp: “Giả sử tôi có một chút thành tựu thì không có bí quyết nào khác ngoài việc chuyên cần”. Ông còn nói: “Giả sử tôi có thể nhìn xa một chút thì đó chính là vì tôi được đứng trên vai của những người vĩ đại”. Đức tính khiêm tốn thận trọng, tỉ mỉ kỹ lưỡng của Newton được rất nhiều người kính nể và đó cũng là tiền đề để ông xây

dựng sự nghiệp nghiên cứu khoa học vĩ đại của mình.

Một nhà nho học đời Thanh, Trung Quốc cho rằng: Nếu bạn biết khiêm tốn trước những lời khen thì bạn càng tăng thêm một đức tính đẹp, nếu tự thổi phồng mình lên thì không những sẽ thất bại mà còn bị người khác cười nhạo. Chúng ta cần giúp con hiểu, bí quyết để nhận được sự yêu quý của người khác chính là sự khiêm nhường, bởi không ai thích một người kiêu căng tự phụ. Khiêm

tốn là một đức tính đẹp. Người có tính khiêm tốn là người luôn biết học hỏi, đồng thời biết nhìn nhận những ưu điểm của người khác.

Có một hôm, nhà triết học lớn Socrates cùng các học trò ngồi đàm đạo, có một học sinh khoe khoang sự giàu có của gia đình mình với những người khác vì gia đình anh sở hữu diện tích đất

màu mỡ, rộng ngút tầm mắt ở gần Athens. Trong khi người học trò này thao thao bất tuyệt, Socrates không nói một lời, lẳng lặng lấy ra một tấm bản đồ thế giới và đề nghị người học trò kia chỉ vị trí của Châu Á. Anh học trò dương dương tự đắc nói: Cả khoảng rộng này chính là Châu Á. Socrates khen ngợi và tiếp tục đề nghị học trò tìm vị trí của Hy Lạp. Lần này thì khó khăn hơn, vì so với Châu Á thì Hy Lạp quá nhỏ bé, nhưng anh ta vẫn tìm được vị trí của Hy Lạp. Không dừng lại ở đó, Socrates lại yêu cầu học trò tìm vị trí của Athens. Phải rất khó khăn người học trò mới tìm

ra được một chấm nhỏ trên bản đồ và nói đó là Athens, đồng thời còn nói Athens quá nhỏ bé, căn bản không đáng nhắc đến. Cuối cùng, Socrates mỉm cười và đề nghị học trò chỉ ra khu đất màu mỡ

rộng ngút tầm mắt của gia đình anh ta. Người học sinh tìm toát mồ hôi vẫn không thấy và ngượng ngùng xin lỗi thầy.

So với thế giới rộng lớn, vũ trụ bao la này thì những gì mà bất kỳ ai có được đều chỉ như hạt muối giữa biển khơi. Kỳ thực con người không khác nhau về bản chất, giống như câu ngạn ngữ: “Đồ gốm trơn bóng kia làm từ đất, một khi vỡ đi lại trở về với đất”. Hãy để con biết, trong dòng lịch sử

dài bất tận, bất kể có cái gì, có bao nhiêu và bao lâu đều cũng chỉ là có trong giây lát. Nên chúng ta căn bản không có lí do để tự kiêu tự mãn, trẻ con càng không thể kiêu ngạo. Khiêm tốn là một phẩm chất đẹp, thực tế đã chứng minh, chỉ có người khiêm tốn mới có được những thành tựu vĩ đại, và ngược lại. Hãy nhắc con ghi nhớ; khiêm tốn cho người ta lợi ích cả đời.

Vì vậy, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu con cũng cần giữ thái độ khiêm tốn. Những gợi ý sau có thể giúp bố mẹ trong việc rèn cho con biết khiêm nhường.

(1) Dạy con học cách thành khẩn tiếp thu phê bình

Làm cha mẹ, bạn hãy cho con biết, người thành công luôn là những người biết thành khẩn tiếp nhận phê bình của người khác và coi đó là cơ hội tốt để nâng cao năng lực bản thân.

Nicolas Poussin là họa sĩ nổi tiếng người Pháp thế kỷ 17. Trong một lần đi nghỉ tại Thụy Sĩ, ngoài những lúc nghỉ ngơi, ông vẫn thường đem giá vẽ đi khắp nơi để vẽ vật thực. Một hôm, Poussin đang ngồi vẽ bên hồ Geneva thì có ba du khách nữ người Anh đi tới. Ba vị khách vừa nhìn vừa

bình luận. Poussin nghe rõ lời họ nói nhưng vẫn im lặng không nói một câu. Một lát sau, những phê bình ấy càng lúc càng to, họ nói chỗ này chưa đẹp, chỗ kia chưa chuẩn… Poussin mỉm cười sửa và

không quên cảm ơn ba vị khách. Ngày hôm sau, Poussin đến vẽ ở một nơi khác. Tình cờ ông lại gặp lại ba vị khách kia. Họ hỏi Poussin: “Chúng tôi nghe nói đại danh họa Poussin cũng đang nghỉ

tại đây, chúng tôi muốn đến chào ông ấy. Xin hỏi ông có biết ông ấy ở đâu không?” Poussin mỉm cười nói: “Thật là ngại quá, tôi chính là Poussin”. Ba vị khách người Anh vô cùng kinh ngạc và đỏ

mặt khi nghĩ đến hành động không lịch sự ngày hôm qua của mình.

Có thể thấy, những người càng tài giỏi thì thái độ lại càng khiêm tốn, vì họ luôn mong mình giỏi hơn, có những thành tựu lớn hơn. Chính vì thế họ luôn vui vẻ tiếp nhận sự phê bình của người khác. Bố mẹ hãy dạy con học tập những người này, bởi phê bình chính là chỉ ra khuyết điểm của

mình, là cái mình cần phải sửa chữa để nâng cao hơn. Cần giúp con hiểu, người khác có ý kiến hoặc phê bình chính là muốn điều tốt cho con, mong con càng ngày càng tiến bộ hơn. Vì vậy, chỉ

có thành khẩn, khiêm tốn tiếp thu ý kiến phê bình của người khác, không ngừng sửa chữa, hoàn thiện bản thân mới có thể tiến bộ được.

(2) Dạy con biết chăm chỉ học hỏi người khác

Chăm chỉ học hỏi người khác có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện tính khiêm nhường cho con trẻ. Đây cũng là một cách để con đào sâu nghiên cứu tri thức. Từ xưa đến nay, những người uyên bác thường là những tấm gương điển hình về việc khiêm tốn học hỏi người khác. Mặc dù là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc ta và toàn nhân loại, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là người vô cùng khiêm tốn và cầu thị. Điều này được thể hiện một cách sinh động qua câu chuyện viết điếu

văn cụ Nguyễn Văn Tố.

Tháng 5 năm 1948, cụ Nguyễn Văn Tố bị giặc bắt và sát hại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết “Lời truy điệu cụ Tố” và kèm bức thư sau đây gửi tới cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhà nho, nhờ đọc và

“Nếu có thể sửa thì xin cụ sửa giùm”. Nguyên văn bức thư đó như sau:

“Kính gửi cụ Bùi, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tôi muốn có một bài truy điệu cụ Tố. Nhưng nhờ người viết thì không biết nhờ ai. Tự viết lấy thì viết không được,

Vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế. Vậy tôi cứ bạo dạn thảo ra đây, trình cụ xem. Nếu có thể sửa, thì xin cụ sửa giùm. Nếu không thể sửa thì ta làm văn xuôi vậy. Khi tôi thảo xong, đọc lại,

nghe khá chướng tai, vì đối với cụ, tôi không dám giấu dốt, cho nên cứ gửi để cụ xem. Mong kỳ Hội đồng sau sẽ được gặp cụ. Kính chúc cụ mạnh khỏe và xin cụ chuyển lời tôi hỏi thăm

cụ Phan và cụ Vi. Chào thân ái và quyết thắng”.

Chăm chỉ học hành và chịu khó học hỏi người khác mới có thể tăng thêm hiểu biết và tránh tình trạng không hiểu mà giả vờ hiểu. Bố mẹ hãy dạy con nếu trong quá trình học có điều gì không hiểu,

ngoài việc hỏi thầy có thể hỏi bạn bởi “học thầy không tày học bạn”. Cho dù thế nào cũng không được “giấu dốt”, bởi nó sẽ làm cho con càng ngày càng kém, càng ngày càng tụt hậu so với bạn bè.Khiêm tốn, tích cực học hỏi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trưởng thành, học tập và phát triển sự nghiệp sau này của trẻ. Bố mẹ hãy rèn cho con có thói quen này ngay từ nhỏ để con biết kịp thời thắc mắc những gì mình chưa hiểu trong học tập và cuộc sống, giúp trẻ trở thành

người hiểu biết nhưng khiêm tốn, cầu thị.

(3) Dạy con không được nói khoác

Nói khoác là một biểu hiện của tự cao tự đại. Bố mẹ cần dạy con không được nói khoác, không được khoe khoang mình một cách mù quángì Người Do Thái thường nói thế này khi dạy con: Người thông minh sẽ không nói khoác, cũng không thổi phồng bản thân; vì người thông minh hiểu

rằng, cách đó là biểu hiện của sự không khiêm tốn.

Cũng giống như nói dối, nói khoác cực kỳ nguy hại, nó làm mất đi niềm tin của mọi người dành cho bạn. Không nói khoác là yêu cầu cơ bản đối với bản thân của một người có tu dưỡngì Bố mẹ cần bắt con ghi nhớ: Khi một người nói khoác thì không chỉ mất đi tính khiêm tốn mà còn đánh rơi

cả chí tiến thủ. Nói khoác không chỉ làm cho người khác coi thường mà còn gây ra những phiền toái cho chính bản thân chúng ta.

(4) Để con biết phân biệt giữa tự tin và kiêu ngạo

Tự tin và kiêu ngạo quả là có một chút tương đồngì Ví dụ, đều là lạc quan nhưng tự tin là lạc quan tích cực còn kiêu ngạo lại là sự lạc quan mù quáng. Nhưng tự tin và kiêu ngạo vẫn có sự khác biệt rõ ràng: Tự tin chính là tin tưởng vào bản thân, đó không phải là tự sùng bái mình, cũng không phải

là đắc ý, càng không phải là tự cho mình là đúng một cách vô căn cứ và lạc quan mù quáng; đó là một tinh thần lạc quan nhằm giúp mình vượt qua khó khăn thách thức, một tố chất tâm lý nhằm cổ

vũ mình phấn đấu vươn lên; còn kiêu ngạo thì hoàn toàn trái ngược lại, đó là lạc quan mù quáng, cho mình là đúng, là nhất và không bao giờ biết nhìn nhận lại bản thân và ghi nhận người khác.

Vì vậy, bố mẹ phải hết sức chú ý giúp con phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Khi con học hành tiến bộ, cần nhắc nhở con không được

Vì thế mà kiêu ngạo. Thành tích này không phải là đại diện của tương lai và con cần phải phấn đấu hơn nữa. Bên cạnh đó, có thể kể cho con nghe các câu chuyện về những người thành công nhưng

lại rất khiêm tốn để con hiểu thành công sẽ không bao giờ đến với những người kiêu ngạo. Dạy con trở thành người khiêm tốn cũng là một cách thể hiện tình yêu của cha mẹ đối với con cái.

Đó là vì khiêm tốn cũng là một dạng trí tuệ, là tiền đề cơ sở của thành côngì Chỉ có những người biết thận trọng, khiêm tốn, cầu thị mới không ngừng nâng cao tri thức, tiến bộ trong học tập, sự

nghiệp và nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh.

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w