“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Nhà giáo dục nổi tiếng người Anh Charlotte Mason đã viết thế này trong tác phẩm của mình: “Một người mẹ sáng suốt nói: “Nếu như thời tiết cho phép, tôi sẽ đưa con ra ngoài vận động, mùa
đông là một giờ đồng hồ, mùa hè là hai giờ đồng hồ”. Điều này rất tốt, nhưng chưa đủ. “Đầu tiên, chưa đưa con đi theo. Nếu có thể được hãy dẫn con đi cùng. Vì mặc dù có nhiều khi con
trẻ ở ngoài một mình, nhưng ở bên ngoài lâu vẫn cần có sự giám sát của bố mẹ để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra”.
Về việc cho con vận động ra sao, chơi môn thể thao nào, Mason cũng có suy nghĩ riêng của mình. Bà cho rằng tennis, bóng chày là những môn thể thao rất hợp với trẻ lớn. Vì nó không chỉ giúp trẻ
rèn luyện cơ bắp, mà còn thông qua các quy tắc chơi để rèn luyện đạo đức cho trẻ. Còn đối với những trẻ nhỏ dưới 9 tuổi, chạy hay chơi những trò chơi đuổi bắt không chỉ rèn luyện thể chất mà
còn luyện trí não cho trẻ.
Bà còn cho rằng, các môn lắc vòng, cầu lông, nhảy dây cũng vô cùng thích hợp với trẻ. Đối với môn nhảy dây, tốt nhất là mỗi trẻ nhảy một dây và theo hướng từ sau ra trước tốt hơn từ trước ra sau, vì như vậy giúp phát triển não bộ. Cầu lông cũng rất tốt, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát,
phán đoán, tính cạnh tranh… Các môn thể thao khác như chạy, nhảy, leo núi, đi xe đạp giúp phát triển cơ bắp và tăng cường khả năng điều hòa cơ thể, đó là những thứ không thể thiếu cho sự phát
triển của con trẻ.
Vì vậy, Charlotte Mason khuyên các vị phụ huynh nên làm phong phú kiến thức của mình về các biện pháp rèn luyện sức khỏe cho trẻ; nắm rõ được biện pháp nào giúp tăng cân nặng, chiều cao,
Có sức khỏe là có tất cả. Có người từng ví von: Sức khỏe tốt cũng giống như số 1; gia đình, sự nghiệp, địa vị, tiền tài là số 0; có 1 rồi đằng sau thêm càng nhiều số 0 càng tốt; ngược lại nếu không
có 1 đứng trước thì tất cả những số 0 kia đều là vô nghĩa.
Trẻ con ngày nay đều giống như viên ngọc trên tay bố mẹ, trừ một số rất ít trẻ giúp bố mẹ làm việc nhà thì thời gian ở trường, việc học chính khóa, học thêm quá vất vả, đến thời gian ăn nghỉ, vui chơi của trẻ cũng bị hạn chế, đừng nói đến rèn luyện, ngay cả thói quen sinh hoạt đảm bảo sức khỏe
cũng khó nên đa phần thể chất của các em đều rất yếu.
Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây cho thấy, trong 20 năm trở lại đây, thể chất của thanh niên yếu hơn so với thế hệ đi trước tại cùng một thời điểm rất nhiều. Nhiều thanh niên thời nay không thể lý giải được tại sao khẩu pháo nặng hàng tấn mà ngày xưa cha ông ta có thể dùng sức người kéo
ngược lên núi; tại sao những chị thanh niên xung phong mảnh mai kia lại có thể băng băng tải đạn, tải lương thực ra chiến trường.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng sức khỏe của con trẻ ngày nay không bằng thời trước là do ba nguyên nhân sau: Thứ nhất, thời gian rèn luyện sức khỏe của trẻ rất ít. Rất nhiều phụ huynh và giáo
viên còn có quan niệm sai lầm là việc luyện tập chỉ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến chuyện học hành. Đặc biệt là các em ở cuối cấp, thời gian rèn luyện sức khỏe, thư giãn càng bị “cắt giảm”. Song song với thời gian học, trẻ rất cần được ra ngoài vận động, thay đổi không khí; đầu óc thư
giãn, cơ thể thoải mái có tác dụng rất lớn cho việc dung nạp kiến thức.
Thứ hai, tần suất các hoạt động trong nhà quá dày đặc. Không thể phủ nhận, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển đem lại cho đời sống con người rất nhiều tiện ích nhưng nó cũng là
“con dao hai lưỡi”, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ngoài thời gian học, đại đa số trẻ thích ở nhà xem tivi, lên mạng chat, chơi game… hơn là ra ngoài vận độngì Thậm chí, chính bố mẹ là người tạo cho
con thói quen xấu này, bởi từ khi trẻ còn nhỏ, để cho con không nghịch ngợm quậy phá, bố mẹ thường “quẳng” cho con điện thoại hoặc ipad, để trẻ mặc sức chú tâm với các loại game và mình
yên tâm làm việc. Điều này là vô cùng nguy hại, nó như một “chất gây nghiện”, để càng lâu thì càng khó chữa. Thứ ba, cơ cấu dinh dưỡng không hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của
trẻ. Đa phần trẻ con đều thích đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria cùng các loại nước uống có ga như Coca cola, Pepsi… Những thực phẩm này mặc dù mùi vị hấp dẫn nhưng nếu ăn nhiều sẽ rất bất lợi
cho trẻ đang trong thời kỳ trưởng thành, điển hình nhất là tình trạng trẻ bị béo phì. Vì sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của con, bố mẹ hãy chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày của con.
Vì sức khỏe và tương lai của con, bố mẹ hãy đề ra cho con những hoạt động rèn luyện sức khỏe hợp lý. Có một cơ thể khỏe mạnh, sinh lực dồi dào mới có thể có sức lực và tinh thần để thực hiện
mơ ước của mình. Vì vậy, có thể nói sức khỏe là vốn quý của sự nghiệp thành công và cuộc sống hạnh phúc. Bố mẹ hãy cùng con tạo ra “vốn quý” ấy cho tương lai của trẻ.
(1) Để con kiên trì rèn luyện sức khỏe
Nói đến việc kiên trì rèn luyện sức khỏe, người đầu tiên đáng để chúng ta noi gương chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Suốt bốn mùa dù trời mưa hay rét, sáng nào Bác cũng dậy từ lúc 5 giờ để tập thể dục. Có những lần Bác đi công tác về khuya, mọi người đã giữ rất yên tĩnh để Bác ngủ nhưng đến 5 giờ sáng Bác vẫn dậy tập thể dục như thường lệ. Có giai đoạn do công việc căng thẳng, tối tối Bác phải thay đổi chỗ
ngủ để giữ bí mật, hằng ngày lại ăn uống thiếu thốn nhưng Bác vẫn tập đều đặn.
buổi sáng.
Thời kỳ ở Việt Bắc, mỗi lần thay đổi địa điểm, trong hoàn cảnh nào các đồng chí bên cạnh Người cũng chọn được nơi làm sân bóng chuyền và gần suối, bởi vì Bác rất thích đánh bóng chuyền và bơi lội. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác lại cùng mọi người tăng gia sản xuất hoặc đánh bóng chuyền. Mỗi lần đi công tác qua các suối lớn không lội được, mặc dù mọi người đã chuẩn bị mảng
để Bác qua, nhưng Người luôn tự bơi qua suối.
Bác luôn tạo mọi điều kiện và nhắc nhở mọi người cần rèn luyện để nâng cao sức khỏe, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Trên bàn làm việc của Bác luôn có hai hòn đá cuội nằm gọn trong tay. Khi đọc sách, Bác thường bóp hòn đá đó để luyện gân tay. Có thể nói trong mọi lúc, mọi nơi, Chủ tịch Hồ Chính Minh luôn đề cao việc rèn luyện sức khỏe. Người luôn có những bài tập phù
hợp với hoàn cảnh thực tế. Bởi vậy, khi đã ngoài 70 tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng da dẻ Bác vẫn hồng hào, phong thái vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát. Tinh thần kiên trì bền bỉ rèn luyện sức khỏe của Bác Hồ đáng để bất cứ người Việt Nam nào cần học tập. Phụ huynh hãy hướng dẫn, giám sát con
kiên trì rèn luyện sức khỏe ít nhất một tiếng mỗi ngày. Tùy từng độ tuổi, thể trạng sức khỏe, môi trường sống và sở thích của con để tìm cho trẻ những hình thức luyện tập thích hợp.
(2) Ủng hộ con tham gia các loại hoạt động giáo dục thể chất
Bố mẹ cần ủng hộ con tham gia các hoạt động thể dục thể thao do nhà trường, khu dân cư tổ chức. Kể cả đó không phải là sở trường của con nhưng cũng nên động viên khuyến khích trẻ tham gia các
phong trào đó trên tinh thần vui khỏe và có ích. Cần phải biết, sức khỏe tốt đều do luyện tập mà ra, chỉ khi con kiên trì rèn luyện sức khỏe thì mới có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, đáp ứng được
các yêu cầu về thể chất trong học tập và các hoạt động khác.
(3) Cùng con rèn luyện sức khỏe
Bố mẹ nên thu xếp thời gian cùng con tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe phù hợp với mọi lứa tuổi như bơi lội, leo núi…
Bơi lội thích hợp với mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt có tác dụng lớn đối với trẻ nhỏ. Bơi lội sẽ tránh được những hoạt động mạnh tác động vào hệ xương, cơ, gân, khớp… còn chưa phát triển toàn diện
của trẻ. Không chỉ vậy, bơi lội đặc biệt tốt cho việc tăng cường chiều cao của trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp rèn luyện về tốc độ, tính kiên trì, tính nhạy cảm. Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe mà cũng là
một trong những kỹ năng quan trọng con cần có để đảm bảo an toàn tính mạng khi tham gia các hoạt động trên sông, hồ, biển.
Leo núi giúp rèn luyện cơ, gân; cải thiện và tăng cường hệ tuần hoàn, hệ hô hấp; tăng cường thể lực. Ngoài ra, leo núi cũng giúp rèn luyện sức bền, sức dẻo. Bố mẹ có thể đưa con đi leo núi vào mùa thu, mùa xuân với tiết trời mát mẻ, đó là những thời điểm thích hợp cho hoạt động này. Ngoài ra, bố mẹ có thể dẫn con đi thả diều vào những buổi chiều hè, giúp con thư giãn đầu óc, tăng cường khả năng quan sát, tầm nhìn xa; đi bộ hoặc chạy trong công viên; đánh cầu lông, đá bóng… Thậm
chí bố mẹ có thể dẫn con đi chơi bùn đất. Một chuyên gia y tế Anh trong một nghiên cứu gần đây đã cho rằng, cho trẻ nghịch bùn mặc dù có thể làm bẩn cơ thể, nhưng những vi sinh vật trong bùn có thể giúp cho hệ miễn dịch của con “nhận biết” vi trùng từ đó không quá mẫn cảm với chúng. Báo cáo còn cổ vũ bố mẹ hãy tích cực cùng con chơi bùn, cát, trồng cây, tìm bắt côn trùng… những
hoạt động này giúp rèn luyện sức khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
(4) Rèn luyện sức khỏe cần theo tuần tự tăng dần
Rèn luyện thân thể cần theo tuần tự tăng dần, không thể ngay lập tức đã tham gia các hoạt động mạnh. Có một số bậc phụ huynh và con trẻ nhìn thấy sức khỏe người khác tốt, ngay lập tức muốn
dùng hết sức lực để đạt được hiệu quả như vậy. Nhưng không hề biết rằng, cách làm đó không những không đạt hiệu quả như ý mà thậm chí còn phản tác dụng, làm tổn thương cơ thể. Vì thế, nếu
con bắt đầu luyện tập, chắc chắn phải hướng dẫn con vận động theo tuần tự tăng dần đều cả về lực lẫn kỹ thuật. Cùng với thời gian luyện tập gia tăng, có thể tăng cường thể lực và kỹ thuật cho đến
khi đạt được mục tiêu vận động đã đề ra.
(5) Chú ý một vài tiểu tiết trong rèn luyện sức khỏe
Vì con còn nhỏ, cần chú ý thời gian luyện tập, không nên tập quá lâu. Cần tránh những môi trường luyện tập quá nhiều tạp âm và bụi bẩn; chọn những nơi không khí trong lành, thoáng đãng như công viên, ven hồ. Tất nhiên, trong quá trình con luyện tập, bố mẹ cần đưa yếu tố an toàn lên đầu vì
con chưa nhận thức được rõ ràng về cơ thể mình nên khó cảm nhận được mức độ vận động mạnh hay yếu, dễ để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn
cơ thể, tính mạng khi con vận động. Ngoài ra, cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, bổ sung kịp thời năng lượng và lượng nước trẻ bị hao hụt do quá trình luyện tập. Và điều cuối cùng cũng rất cần lưu ý, đó
là việc giám sát con kiên trì vận động, tránh tình trạng “bữa đực bữa cái”, như vậy không những không phát huy tác dụng mà còn có thể đem lại hậu quả xấu.
Sức khỏe là điều kiện căn bản, là tài sản vô giá đối với mỗi cá nhân. Muốn thành công trên bất cứ lĩnh vực nào, điều đầu tiên chúng ta cần là một cơ thể khỏe mạnh. Con trẻ cần rèn luyện thói quen kiên trì vận động, duy trì một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đó là điều kiện cơ bản không thể thiếu
của quá trình sinh tồn và phát triển.