Dạy trẻ biết kính trọng người lớn

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 27)

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

(Ca dao Việt Nam)

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên

dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào

ngày đo".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu lan ra đời. Vu Lan là ngày lễ hằng năm

để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Đạo hiếu là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống quý giá lâu đời của dân tộc ta. Ngay từ thời kỳ phong kiến đã có các quy định về việc kính trọng người già. Luật Hồng Đức, đời Lê quy định rõ việc trị tội con cái không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ già: “Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì bị xử làm tội đồ làm khao đinh…” (điều 506). Nếu phạm tội nặng hơn như “lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài,

đánh thì xử lưu châu xa, đánh bị thương thì xử tội giảo…” (điều 475).

Tục ngữ có câu: “Kính già, già để tuổi cho” hay “kính lão đắc thọ” vừa là biểu thị cách xử thế trong gia đình và ngoài xã hội, lại vừa như một lời khuyên răn dạy dỗ. Việc kính trọng người già trước hết phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình: Phải kính trọng cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục con

cái nên người.

Nhưng trong xã hội hiện nay, con trẻ có xu hướng ít quan tâm tới cuộc sống của bố mẹ, thậm chí có những em không nhớ được cả ngày sinh của bố mẹ. Các bậc cha mẹ không hề “dạy” con phải có hiếu với mình, đấy là một ưu điểm nhưng đồng thời là một sai lầm nghiêm trọngì Vì như thế từ bé, con trẻ đã hình thành một thói quen: Con cái được hoàn toàn bao cấp trong lúc cha mẹ phải cật lực lao động, thậm chí còn chịu nhiều thiếu thốn. Điều đó vô cùng nguy hại, nó tạo cho trẻ thói quen

chỉ biết hưởng thụ, ích kỷ, không biết quan tâm đến người khác.

Có biết hiếu thảo với bố mẹ hay không, không chỉ là tiêu chuẩn cơ bản của việc làm người mà còn quyết định đến thành công và hạnh phúc của chính người đó. Vì hiếu thảo là tính cơ bản của những đức tính đẹp, không có “hiếu thảo” thì mọi thứ đạo đức khác đều trở nên vô nghĩa. Chỉ khi biết hiếu kính mẹ cha, biết hàm ơn cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục ta nên người thì đó mới trở thành một

Vì vậy, để giúp con mình trở thành một người hoàn chỉnh cả về thể chất lẫn tinh thần, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy giáo dục con biết hiếu kính ông bà, cha mẹ, kính trọng người lớn, đặc biệt là người cao

tuổi.

(1) Bố mẹ hãy làm gương cho con

Muốn dạy con trở thành người hiếu thảo, trước hết bố mẹ phải có tấm lòng ấy. Giáo dục bằng hành động luôn quan trọng hơn lời nói! Đó là triết lý ngàn đời không thay đổi.

Có một câu chuyện thế này: Một đôi vợ chồng trẻ định cho mẹ già vào bao tải và ném xuống sôngì Đứa con trai ba tuổi nhìn thấy bèn hỏi bố mẹ đang làm gì. Sau khi nghe bố mẹ trả lời, đứa bé nói: “Bố mẹ ném bà xong đừng vứt cả bao tải nhé!” Đôi vợ chồng trẻ vô cùng ngạc nhiên, hỏi tại sao? Đứa con trả lời: “Để sau này con còn có cái để ném bố mẹ”. Vợ chồng kia nghe xong toát mồ hôi,

lập tức lôi mẹ già từ bao tải ra và đem về phụng dưỡng đầy đủ.

Đây có thể là câu chuyện không có thật, song bài học đạo lý từ câu chuyện kia rất rõ ràng: Bây giờ bạn đối xử với cha mẹ thế nào thì sau này con cái cũng đối xử với bạn như vậy. Hiện nay, có rất nhiều vợ chồng trẻ không biết kính trọng cha mẹ. Tất cả những hành động đó đều in sâu trong trí não con trẻ, rất có thể một ngày nào đó con cái cũng đối xử với họ theo cách đó. Vì thế, song song

với việc dành cho con những điều tốt nhất, bố mẹ cũng đừng quên hiếu kính bề trên. Những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như: Nhường ghế cho người già, đưa người già qua đường,

xách đồ giúp các cụ cao tuổi… nhưng có ý nghĩa giáo dục và đạt hiệu quả cao.

Tấm lòng của cha mẹ đối xử với bề trên thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ và lòng hiếu thuận ấy là thật hay giả đều không giấu được con trẻ. Vì thế, chúng ta phải không ngừng nhìn nhận

lại tấm lòng thành kính của mình với cha mẹ. Nó phải được xuất phát từ trái tim, từ sự báo đáp chân thành thì ngọn lửa của lòng hiếu thuận mới có sức lan tỏa đến thế hệ sau.

(2) Hãy để con rửa chân cho bố mẹ một lần

Trước “Ngày của Mẹ”, giáo viên chủ nhiệm một lớp trung học giao cho học sinh bài tập: Về nhà rửa chân cho bố (mẹ) một lần. Cô chưa nói xong nhưng cả lớp đã lao nhao như ngồi trên bếp lửa, mọi người rỉ tai nhau thì thầm không hiểu dụng ý của cô giáo, thậm chí có em còn giả bộ nôn ọe. Rất nhiều em phải gồng mình gắng sức để hoàn thành bài tập này. Mỗi người đều có một cảm xúc

riêngì.. Một em học sinh nói: “Em đã đun nước ấm đổ vào chậu, lấy hết dũng khí để rửa chân cho bố. Bàn chân của bố có rất nhiều vết chai, đó là dấu tích của những năm tháng lao động nặng nhọc.

Những vết chai đó đã đổi lấy tiền học phí cho anh em em, đổi lấy những bữa ăn cho cả gia đình... Em cứ nghĩ lan man để nước mắt trào ra mà đã quên mất là mình đang rửa chân cho bố. Ngẩng đầu nhìn lên, bố vốn hàng ngày rất nghiêm nghị, nhưng hôm nay bố cũng khóc. Có lẽ là bố vui quá. Em nghĩ từ bây giờ trở đi em sẽ thường xuyên rửa chân cho bố mẹ, đó là cách em thể hiện tình cảm của

mình”.

Một em học sinh khác thì cảm khái: “Từ nhỏ đến lớn, mọi việc của chúng em đều bố mẹ đều sắp xếp chu đáo, bố mẹ làm rất nhiều việc vì bọn em. Đây cũng chỉ là một lần chúng em rửa chân cho

bố mẹ mà thôi. Dù bố mẹ không yêu cầu nhưng chắc chắn em sẽ là đứa con gái hiếu thảo của bố mẹ”.

Kỳ thực, dù chỉ đơn giản là một lần rửa chân cho bố mẹ, nhưng thông qua đó trẻ cảm nhận được những vất vả của bố mẹ. Vì thế, phụ huynh cũng không nên cảm thấy e ngại, để con rửa chân chính

là một trong những cách giúp con thể hiện sự hiếu thuận của mình đối với cha mẹ, thông qua đó thắt chặt thêm tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Hãy để con biết, hiếu thảo với cha mẹ là một trong những nét đẹp truyền thống ngàn đời nay của dân tộc ta. Không biết hiếu thảo không thể trở thành một người tốt. Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, hãy

dạy con biết đi hỏi, về chào, biết rót nước mời người lớn khi cần thiết, biết nhớ đến ngày sinh nhật để chủ động chúc mừng hoặc tự làm những món quà nhỏ nhỏ dành tặng ông bà cha mẹ, biết an ủi động viên và lấy thuốc khi người lớn ốm... Đây đều là những hành động rất nhỏ nhặt, nhưng thông qua đó trẻ học được cách quan tâm, hiếu thảo, lễ phép với người lớn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên kể cho con nghe những câu chuyện liên quan đến tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ và cả những câu chuyện ngược lại, đồng thời phân tích để bé hiểu vì sao phải kính trọng, lễ phép và

hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy dạy con học cách chia sẻ những nỗi ưu phiền, vất vả cùng bố mẹ. Hằng ngày, hãy để con giúp bố mẹ làm việc nhà trong khả năng thích hợp như phụ giúp nấu ăn, quét dọn nhà cửa... Dạy con khi ăn biết mời chào lễ độ, miếng ngon gắp mời ông bà; buổi tối trước khi đi ngủ đấm lưng hoặc xoa bóp những chỗ nhức mỏi cho bố mẹ. Có thể trẻ còn nhỏ, lực tay còn yếu nên không đem lại kết quả như mong đợi. Nhưng bố mẹ hãy đừng quá quan tâm đến điều này, mà nên tỏ thái độ trân trọng tấm lòng của con và dành cho bé những lời khen ngợi. Đó là những

việc rất đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn để rèn tính hiếu thảo cho con.

Hiếu thảo không chỉ là truyền thống đạo đức quý giá của dân tộc mà còn là nền tảng để có một gia đình hòa thuận, êm ấm và hạnh phúc. Một điều tra liên quan đã cho thấy, thông thường, trong một gia đình có ba thế hệ, nếu thế hệ giữa biết hiếu kính bề trên thì thế hệ sau cũng sẽ hiếu kính với cha

mẹ. Như vậy, gia đình không chỉ có trật tự trên dưới mà mọi người còn biết quan tâm lẫn nhau. Điều này không chỉ làm ấm lòng người già, có lợi cho sự phát triển và trưởng thành của thế hệ trẻ

mà còn tạo ra nền tảng đạo đức vững chắc cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w