Tạo sự chuyển cơ bản về chất lƣợng giáo dục mầm non; nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cô giáo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện có hiệu quả việc đối mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp học và chơi, vừa đảm bảo theo yêu cầu chung, vừa phát huy tính sáng tạo của ngƣời cô giáo.
Giai đoạn này sẽ hoàn chỉnh mạng lƣới các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh về đất, cải thiện đáng kể các cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục mầm non (hệt hống mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, mô hình, hình vẽ, bể nƣớc sạch, nhà vệ sinh riêng ..) tạo tiền đề cho quá trình phát triển mạnh – bền vững với chất lƣợng cao ở các năm kế tiếp.
Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non lành mạnh, làm cho mọi ngƣời, mọi tổ chức đều đƣợc đóng góp cũng nhƣ hƣởng thụ môi trƣờng giáo dục ngày càng cao.
Quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy, không chính quy, công lập, ngoài công lập. Quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để mở rộng phát triển loại hình trƣờng ngoài công lập, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các trƣờng ngoài công lập phát triển đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trên toàn tỉnh.
64
3.1.2.Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc những mục tiêu tổng quát của giai đoạn này, cần tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
* Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp mầm non: Từ năm 2015 đến
năm 2020 thành lập mới thêm 84 trƣờng mầm non ở 84 xã, nâng số trƣờng mầm non toàn tỉnh từ 142 trƣờng năm 2015(không bao gồm trƣờng ngoài công lập và trƣờng gắn lớp mầm non) lên 226 trƣờng vào năm 2020, trong đó có các trƣờng thuộc xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.
* Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:
- Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng hàng năm dƣới 10%; tăng tỷ lệ trẻ em đƣợc học bán trú, học 2 buổi/ngày, phấn đấu 78% số trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đƣợc học 2 buổi/ngày năm 2016 và 96% vào năm 2015.
- Đến năm 2016 có 30% trƣờng mầm non đƣợc tiếp cận với tin học và ngoại ngữ, 60% trƣờng vào năm 2015.
* Phát triển quy mô học sinh và chất lượng giáo dục:
Huy động 45% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và trên 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
* Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non:
- Bồi dƣỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo cho 500 giáo viên. Đến năm 2015 100% giáo viên dạy lớp mầm non lớp 5 tuổi đạt chuẩn đào tạo.
- 100% cán bộ quản lý đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý trƣờng học, ứng dụng công nghệ thông tin; 60% CBQL, GVMN có kiến thức tin học tƣơng đƣơng trình độ A trở lên.
65
* Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
cho các lớp mầm non năm tuổi. Mỗi huyện xây dựng 01 trƣờng mầm nonđạt
chuẩn Quốc gia ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn để làm điểm về phát triển trƣờng mầm non nông thôn.
3.1.3.Quan điểm
Sử dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non ở Lạng Sơn cần quán triệt các quan điểm sau đây:
Quan điểm 1- Huy động tất cả các nguồn lực về tài chính đất đai, lao động cho phát triển mầm non.
Đây là điều kiện quan trọng không thể thiếu đƣợc cho phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non. Tiếp tục củng cố, xây dựng mới và hiện đại hoá hệ thống trƣờng lớp, theo phƣơng châm Nhà Nƣớc và nhân dân cùng làm. Tăng cƣờng thêm trang thiết bị, đồ dùng dậy học và dụng cụ vui chơi giải trí trẻ em cho tất cả các trƣờng, đặc biệt là hệ thống máy vi tính và phòng học ngoại ngữ, phòng đa năng cho phù hợp với từng lứa tuổi. Tất cả các trƣờng phải có nhà bếp riêng, hệ thống nƣớc sạch, phòng đa năng, các đồ dùng dậy học thiết yếu, các trƣờng đều phải có sân chơi, trang thiết bị vui chơi đa dạng ... Phát triển nhanh và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc.
Quan điểm 2- Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục mầm non bằng
việc khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn.
Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tƣ, động viên các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện cho giáo dục mầm non; khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tƣ mở thêm trƣờng học mới. Huy động góp vốn cổ phần để thành lập các trƣờng dân lập, tƣ thục mầm non. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục
66
mầm non để tạo thêm nguồn tài chính cho phát triển sự nghiệp GDMN .Việc huy động nguồn vốn ngoài NSNN có ý nghĩa rất lớn về kinh tế chính trị. Đối với Nhà nƣớc, đó là thực hiện phƣơng châm “ Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, đối với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong sự nghiệp “ trồng ngƣời”.
Quan điểm 3- Đầu tƣ cho giáo dục mầm non là đầu tƣ cho phát triển:
Giáo dục nói chung nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát triển hiệu quả. Phƣơng hƣớng chung phát triển giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đào tạo nên những con ngƣời có đủ dũng - trí- thể- mỹ, có đủ năng lực và nhân cách. Chính vì vậy đầu tƣ cho giáo dục mầm non là đầu tƣ cho phát triển. Quan điểm này cần đƣợc quán triệt trong tất cả các cấp, các ngành, trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, trong mỗi gia đình và trong toàn dân.
Quan điểm 4- Tăng các nguồn thu của vùng kinh tế phát triển để đầu tƣ
hỗ trợ cho các vùng khó khăn:
Do sự phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh rất khác nhau, nhất là ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, nên khả năng huy động nguồn tài chính giữa các vùng cho phát triển giáo dục mầm non cũng khác nhau. Chính vì vậy chủ trƣơng phát triển giáo dục mầm non đƣợc thực hiện ở những mức độ khác nhau giữa các vùng với mục tiêu là tăng phần đóng góp của các vùng kinh tế phát triển để đầu tƣ hỗ trợ cho các vùng khó khăn. Quan điểm này cần đƣợc quán triệt khi xây dựng các chính sách quy định về học phí và chính sách đầu tƣ theo vùng, miền. Khuyến khích các tập thể, cá nhân có nguồn thu lớn và thu nhập cao ở khu vực đô thị đầu tƣ phát triển giáo dục mầm non ở các vùng kinh tế khó khăn, khu vực nông thôn.
67