Thực trạng GDMN tỉnh Lạng Sơn năm học 2013-2014

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 53)

2.5.1.Quy mô phát triển giáo dục mầm non:

Năm học 2013 - 2014 toàn tỉnh hiện có 151 trƣờng mầm non các loại. Trong đó: 142 trƣờng mầm non (139 trƣờng mầm non công lập và 03 trƣờng mầm non tƣ thục), 08 cơ sở GDMN ngoài công lập, 101 trƣờng phổ thông có

47

gắn lớp mầm non. Có 1.899 nhóm, lớp với 37.513 cháu mầm non đƣợc ra lớp. So với năm học 2012 – 2013 tăng 12 trƣờng, 54 nhóm, lớp và 1.793 cháu.

2.5.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ:

Chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đựoc nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dậy trẻ. Các phƣơng thức chăm sóc giáo dục trẻ đã đƣợc đa dạng hóa theo những phƣơng pháp khoa học đã nghiên cứu và đƣợc công nhận. Nội dung và phƣơng thức giáo dục mầm non đƣợc đổi mới theo phƣơng thức học thông qua chơi. Qua các hoạt động của trẻ nội dung học tập đã đƣợc lồng ghép vào cho phù hợp với lứa tuổi của các em,tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình.Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trong trẻ em đã giảm xuống mức thấp. Các trƣờng mẫu giáo mầm non thực sự trở thành ngôi nhà tuổi thơ là nơi để bố mẹ các em có thể tin cậy gửi gắm các em.

Năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 148 trƣờng tổ chức bán trú (trong đó 122 trƣờng mầm non và 26 trƣờng phổ thông có gắn nhóm, lớp mầm non tổ chức ăn) đạt 85,92%. 913/1.899 nhóm, lớp thực hiện bán trú đạt 48%. Có 22.640/37.513 trẻ đƣợc bán trú đạt tỷ lệ 60,3%. Riêng trẻ 5 tuổi đƣợc bán trú là 6.320/11.244 trẻ đạt tỷ lệ 56%, tăng 1.652 trẻ so với năm học trƣớc.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng giảm 11,3% so với đầu năm (thể nhẹ cân giảm 10,47%, thể thấp còi giảm 4%), cụ thể:

+ Số trẻ em suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân là 2.313/37.513 trẻ, tỷ lệ 6,17%

+ Số trẻ cân nặng cao hơn tuổi là 180 cháu, tỷ lệ 0,48%

48

2.5.3.Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên:

- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non trong toàn tỉnh là 4.025. Trong đó: Cán bộ quản lý là 377; giáo viên mầm non: 2.789; nhân viên: 856(trong đó 468 nhân viên nấu ăn, 95 y tế, 132 kế toán, nhân viên khác 161). Riêng số giáo viên biên chế và hợp đồng không thời hạn: 2.336, hợp đồng ngắn hạn: 341.

- Trình độ đào tạo: Những năm qua tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các hội thi, hội giảng nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có cơ hội đƣợc thể hiện khả năng cũng nhƣ học tập kinh nghiệm nâgn cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời từng bƣớc thay thế dần số giáo viên chƣa qua đào tạo, giáo viên chuyên môn khác đang trực tiếp đứng lớp mầm non; rà soát đội ngũ CBQL, giáo viên và bổ sung những chỗ còn thiếu, thuyên truyển, điều động giáo viên đáp ứng nhu cầu của các trƣờng.

+ Cán bộ quản lý: 270 có trình độ đại học, cao đẳng, đạt tỷ lệ 71,6%; 96 trung cấp đạt 25,46%; trình độ khác 11, chiếm tỷ lệ 2,9%.

+ Giáo viên: 714 đại học, cao đẳng, đạt tỷ lệ 25,6%; Trung cấp 1.769 đạt 63,43%; có 260 giáo viên tiểu học dạy mầm non, chiếm tỷ lệ 9,32%.

2.5.4.Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non năm học 2013 - 2014:

Việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non cũng đang đƣợc đảng và nhà nƣớc ta quan tâm. Hệ thống các trƣờng lớp mầm non đang đƣợc xây dựng sửa chữa. Các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng đang từng bƣớc đựợc bổ sung và hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu giáo dục. Hi vọng với sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của nhà nƣớc cho giáo dục mầm non đề án phát triển giáo dục mầm non sẽ đem lại những hiệu quả cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.

49

- Công tác quy hoạch đất xây dựng trƣờng, lớp mầm non luôn đƣợc tỉnh quan tâm và trú trọng. Dự kiến 2018 hoàn thành việc quy hoạch, xác định quỹ đất xây dựng trƣờng lớp mầm non cho 100% xã, phƣờng, thị trấn và các thôn bản trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình điều tra, rà soát thực trạng đất đai dành cho giáo dục mầm non, có nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác tham mƣu, tuyên truyền với chính quyền địa phƣơng và nhân dân quan tâm, ủng hộ việc quy hoạch, bổ sung, xác định quỹ đất để mở rộng trƣờng, xây thêm phòng học cho giáo dục mầm non. Năm 2013 có 03 gia định của huyện Văn Quan đã hiến 3.800 m vuông đất để xây dựng trƣờng mầm non.

Số phòng xây mới trong năm là 66. Hiện vẫn cón 892 phòng học nhờ trƣờng phổ thông, nhà văn hoá và nhờ nhà dân. Số phòng học còn thiếu so với nhu cầu là 985 phòng.

Toàn tỉnh có 122 bếp ăn; 127 công trình nƣớc sạch; 105 công trình vệ sinh dùng cho trẻ. 195 nhóm lớp có công trình vệ sinh khép kín, thuận tiện cho sinh hoạt của trẻ.

Kinh phí đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục mầm non năm học 2013-2014 là 228,8 tỷ đồng.

2.6. Những tồn tại của giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn:

+ Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục mầm non chính vì vậy mà mức độ đầu tƣ cho giáo dục mầm non cũng tăng hơn so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại và những yêu cầu thực tế của giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn nói riêng thì mức đầu tƣ nhƣ vậy đƣợc coi là chƣa thỏa đáng. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 - 2014 đ/c Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cho biết hiện nay đang tồn tại 1 nghịch lý là chi phí đầu tƣ cho tiểu học chiếm 27,32%, trung học cơ sở chiếm 28.5%

50

trong tổng ngân sách đầu tƣ cho giáo dục, trong khi đó giáo dục mầm non chỉ vẻn vẹn có 15,48%, còn lại đầu tƣ THPT; Cao đẳng, nghề …. Có thể ví nhƣ là chúng ta đang chăm sóc cây từ ngọn. Điều này đặt ra 1 dấu hỏi lớn đối với giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nƣớc nói chung.

+ Cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng. Số lớp mầm non không có phòng học riêng là 892/1.899 nhóm, lớp, chiếm tỷ lệ 46,97%. Các điều kiện phục vụ khác nhƣ bếp nấu ăn, công trình vệ sinh, nƣớc sạch, đồ dùng thiết bị … trong các trƣờng, lớp mầm non còn thiếu thốn, có những nơi cả xã mới có 1 trƣờng mầm non tập trung mà trƣờng mầm non lại là những nhà tranh lợp nứa tạm bợ, đƣờng đi lại từ thôn lên xã gặp nhiều khó khăn, có nơi phải đi bè, nội suối để đến trƣờng...

+ Đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn hiện nay đang bị thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng.

+ Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chƣa có sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục. Toàn tỉnh còn 829 giáo viên, nhân viên mầm non chƣa đƣợc vào biên chế chính thức, với nhiều năm gắn bó với nghề mà không đƣợc hƣởng bất cứ một chế độ bảo hiểm hay ƣu đãi nào, thực trạng đến tuổi nghỉ hƣu mà vẫn không đƣợc xét vào biên chế, dẫn đến đời sống giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm giảm lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non hiện nay. Đây là 1 bài toán khó đối với giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn đặt ra trong nhiều năm mà chƣa có lời giải đáp.

+ Sự quản lý của Nhà nƣớc với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành. Việc nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho cấp xã, phƣờng điều đó cho thấy vai trò của giáo dục mầm non chƣa đƣợc nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trƣờng mầm non bán công, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

các trƣờng mầm non tƣ thục phát triển rất nhanh tại các khu vực thành thị nhƣng không đảm bảo đƣợc chất lƣợng dạy và học cũng nhƣ các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tƣởng khi đƣa con mình đến lớp. Ở những vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm non, dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị giảm bởi chỉ dựa vào số lƣơng ít ỏi mà họ nhận đƣợc thì họ không thể đảm bảo đƣợc cuộc sống bản thân, nói gì đến chăm sóc tốt cho các cháu.

+ Các phƣơng thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở mầm non chƣa đƣợc đa dạng hóa đồng bộ đảm bảo tính khoa học cho phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có thể phát triển 1 cách toàn diện các khả năng của trẻ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn còn ở mức cao.

+ Có 1 khoảng cách khá xa giữa giáo dục mầm non thành phố và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Đó là do những nguyên nhân khách quan về điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ trình độ nhận thức và mức sống ở các vùng miền là khác nhau. Theo thống kê trẻ em thành thị có khả năng thích ứng nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần so với trẻ em ở những vùng sâu vùng xa.

+ Qui mô của giáo dục mầm non của tỉnh chƣa đƣợc mở rộng hợp lý, các loại hình giáo dục mầm non chƣa phát triển hợp lý cho phù hợp với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại, do vậy phần gốc của cây giáo dục vẫn còn khá yếu và chƣa đạt mức chuẩn so với quy định.

+ Giáo dục mầm non vẫn là bậc học đƣợc coi là bị bỏ quên không chỉ riêng tỉnh Lạng Sơn, chính vì vậy cả Nhà nƣớc và nhân dân chƣa chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non có nghĩa là chƣa chú trọng đến việc tạo ra một cái gốc chắc chắn cho nền giáo dục.

52

2.7. Nguyên nhân của những tồn tại trên

 Ngân sách đầu tƣ cho giáo dục mầm non còn quá thấp, chƣa có sự bình đẳng giũa các cấp giáo dục dẫn đến tình trạng nhƣ đ/c Phó giám đốc Sở giáo dục đã nói “chúng ta đang chăm sóc cây giáo dục từ ngọn”

 Cơ chế xã hội hóa giáo dục mầm non còn chƣa rõ vai trò chủ đạo trong việc quản lý giáo dục mầm non của các cấp các nghành còn hạn chế. Hệ thống các văn bản quy định về việc đầu tƣ và phát triển mầm non còn chƣa đƣợc hoàn thiện do vậy mà giáo dục mầm non phát triển không đồng đều và không có hệ thống .

 Chƣa có sự phân cấp quản lý rõ ràng và sự quản lý đối với giáo dục mầm non từ cơ sở đến trung ƣơng còn quá lỏng lẻo.Nhà nƣớc chƣa ra những văn bản pháp luật cụ thể quy định trách nhiệm của từng cấp quản lý đối với bậc học này. Nếu cứ nhƣ hiện nay nhà nƣớc quy trách nhiệm quản lý cho cấp xã thì giáo dục mầm non không thể phát triển đƣợc bởi cấp xã không thể có đủ thẩm quyền và cũng không có kinh phí để chi trả cho giáo dục mầm non ở địa phƣơng mình.Công tác kiểm tra, giám sát đối với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo dẫn đến những tồn tại của giáo dục mầm non về cơ sở vật chất thiếu và yếu, chất lƣợng dậy và học chƣa đảm bảo ví dụ ở nhiều trƣờng mầm non các cô giáo sử dụng những hình phạt quá nặng đối với các cháu gây nên những tổn thƣơng tâm lý cho các cháu…Vai trò quan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống chƣa đƣợc khẳng định và nhƣ vậy gốc của giáo dục vẫn bị bỏ ngỏ.

 Các lọai hình giáo dục mầm non không đƣợc quản lý theo hệ thống. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển tràn lan không có tính hệ thống của các loại hình trƣờng mầm non tƣ thục ở thành phố, bài toán khó đặt ra nhà nƣớc chƣa có biện pháp cụ thể để quản lý các loại hình trƣờng mầm non.

53

 Giáo dục mầm non ở những vùng sâu vùng xa vùng khó khăn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của nhà nƣớc do vậy mà khoảng cách giữa các vùng này với thành thị vẫn còn khá xa.

2.8. Đánh giá các giải pháp tài chính hiện hành để thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non ở Lạng Sơn giáo dục mầm non ở Lạng Sơn

*Những ưu điểm về việc thực hiện các giải pháp tài chính:

- Giáo dục mầm non những năm qua có bƣớc chuyển biến tiến bộ mới, quy mô đƣợc mở rộng, chất lƣợng đƣợc nâng lên, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣợc triển khai đạt kết quả tốt.

- Tỉ lệ huy động trẻ đến trƣờng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trƣờng, 6 tuổi vào lớp 1 đạt chuẩn chung của cả nƣớc.

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động tổ chức hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu, chủ động phân bổ tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả.

- Cơ sở vật chất trƣờng, lớp đƣợc tăng cƣờng, cơ bản xóa xong phòng học tre nứa lá, đã có thêm nhiều phòng học đƣợc xây mới, một số trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

- Quy mô giáo dục mầm non đƣợc phát triển mạnh theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình phòng học, các hình thức học đƣợc đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu chung của xã hội. Tỷ lệ các cháu ngoài công lập ở khu vực thành phố tiếp tục đƣợc ổn định và tăng dần.

- Thông qua hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã đáp ứng đƣợc một phần đáng kể nhu cầu học tập của con em nhân dân và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm một phần

54

áp lực đối với các cơ sở giáo dục công lập. Các trƣờng ngoài công lập đã góp phần giải quyết mâu thuẫn về khả năng tài chính, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung của tỉnh.

* Những hạn chế về mặt sử dụng các giải pháp tài chính:

- Nghị quyết trung ƣơng IV năm 1993 đã khẳng định “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dƣới sự quản lý của nhà nƣớc”, nhƣng trong những năm vừa qua ta thấy trong nguồn chi cho giáo dục mầm non của tỉnh thì nguồn ngân sách nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi. Chƣa có các giải pháp đồng bộ để thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách chƣa đƣợc đặt ra nhƣ một chỉ tiêu để giao toàn ngành tài chính và giáo dục phấn đấu thực hiện đầy đủ và vƣợt số thu để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục nói chung của tỉnh phát triển. Nguồn NSNN đầu tƣ cho giáo dục mầm non chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả của mình, đặc biệt trong việc ƣu tiên phân bổ NSNN chi cho giáo dục mầm non trong tất cả các cấp học. Cơ chế thu phí, lệ phí áp dục cho các cơ sở giáo dục công lập

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 53)