Những tồn tại của giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

+ Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục mầm non chính vì vậy mà mức độ đầu tƣ cho giáo dục mầm non cũng tăng hơn so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại và những yêu cầu thực tế của giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn nói riêng thì mức đầu tƣ nhƣ vậy đƣợc coi là chƣa thỏa đáng. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 - 2014 đ/c Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cho biết hiện nay đang tồn tại 1 nghịch lý là chi phí đầu tƣ cho tiểu học chiếm 27,32%, trung học cơ sở chiếm 28.5%

50

trong tổng ngân sách đầu tƣ cho giáo dục, trong khi đó giáo dục mầm non chỉ vẻn vẹn có 15,48%, còn lại đầu tƣ THPT; Cao đẳng, nghề …. Có thể ví nhƣ là chúng ta đang chăm sóc cây từ ngọn. Điều này đặt ra 1 dấu hỏi lớn đối với giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nƣớc nói chung.

+ Cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng. Số lớp mầm non không có phòng học riêng là 892/1.899 nhóm, lớp, chiếm tỷ lệ 46,97%. Các điều kiện phục vụ khác nhƣ bếp nấu ăn, công trình vệ sinh, nƣớc sạch, đồ dùng thiết bị … trong các trƣờng, lớp mầm non còn thiếu thốn, có những nơi cả xã mới có 1 trƣờng mầm non tập trung mà trƣờng mầm non lại là những nhà tranh lợp nứa tạm bợ, đƣờng đi lại từ thôn lên xã gặp nhiều khó khăn, có nơi phải đi bè, nội suối để đến trƣờng...

+ Đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn hiện nay đang bị thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng.

+ Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chƣa có sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục. Toàn tỉnh còn 829 giáo viên, nhân viên mầm non chƣa đƣợc vào biên chế chính thức, với nhiều năm gắn bó với nghề mà không đƣợc hƣởng bất cứ một chế độ bảo hiểm hay ƣu đãi nào, thực trạng đến tuổi nghỉ hƣu mà vẫn không đƣợc xét vào biên chế, dẫn đến đời sống giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm giảm lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non hiện nay. Đây là 1 bài toán khó đối với giáo dục mầm non tỉnh Lạng Sơn đặt ra trong nhiều năm mà chƣa có lời giải đáp.

+ Sự quản lý của Nhà nƣớc với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành. Việc nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho cấp xã, phƣờng điều đó cho thấy vai trò của giáo dục mầm non chƣa đƣợc nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trƣờng mầm non bán công,

51

các trƣờng mầm non tƣ thục phát triển rất nhanh tại các khu vực thành thị nhƣng không đảm bảo đƣợc chất lƣợng dạy và học cũng nhƣ các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tƣởng khi đƣa con mình đến lớp. Ở những vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm non, dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị giảm bởi chỉ dựa vào số lƣơng ít ỏi mà họ nhận đƣợc thì họ không thể đảm bảo đƣợc cuộc sống bản thân, nói gì đến chăm sóc tốt cho các cháu.

+ Các phƣơng thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở mầm non chƣa đƣợc đa dạng hóa đồng bộ đảm bảo tính khoa học cho phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có thể phát triển 1 cách toàn diện các khả năng của trẻ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn còn ở mức cao.

+ Có 1 khoảng cách khá xa giữa giáo dục mầm non thành phố và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Đó là do những nguyên nhân khách quan về điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ trình độ nhận thức và mức sống ở các vùng miền là khác nhau. Theo thống kê trẻ em thành thị có khả năng thích ứng nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần so với trẻ em ở những vùng sâu vùng xa.

+ Qui mô của giáo dục mầm non của tỉnh chƣa đƣợc mở rộng hợp lý, các loại hình giáo dục mầm non chƣa phát triển hợp lý cho phù hợp với yêu cầu của 1 nền giáo dục hiện đại, do vậy phần gốc của cây giáo dục vẫn còn khá yếu và chƣa đạt mức chuẩn so với quy định.

+ Giáo dục mầm non vẫn là bậc học đƣợc coi là bị bỏ quên không chỉ riêng tỉnh Lạng Sơn, chính vì vậy cả Nhà nƣớc và nhân dân chƣa chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non có nghĩa là chƣa chú trọng đến việc tạo ra một cái gốc chắc chắn cho nền giáo dục.

52

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)