II. Phân theo loại tiền cho vay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh
3.3.1 Những kiến nghị với chính phủ:
a. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển:
Có thể nói, tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi là hết sức cần thiết bởi vì hoạt động TTQT chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi. Chỉ có một môi trường tốt như vậy thì hoạt động xuất nhập khẩu mới phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các phương thức TTQT phát triển và nâng cao hiệu quả. Trong những năm vừa qua, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đối ngoại phát triển nhưng vẫn là chưa đủ. Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động TTQT nói riêng phát triển hơn nữa.
Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan tới luật pháp của các quốc gia có liên quan trong giao dịch ngoại thương và thông lệ quốc tế. Vì vậy, đây là hoạt động khá phức tạp cả về nghiệp vụ lẫn nguồn luật điều chỉnh. Một môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển. Hiện nay, các NHTM VN đều sử dụng các tập quán thương mại quốc tế như UCP 600, URR 725, URC…như một cơ sở pháp lý. Ở VN nguồn luật điều chỉnh hoạt động TTQT còn rất hạn chế, trong khi đó có nhiều quốc gia trên thế giới đó cú luật hoặc văn bản dưới luật quy định và hướng dẫn cụ thể về hoạt động TTQT dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tập quán từng nước. Vì vậy, để cho hoạt động TTQT có cơ hội phát triển, chính phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của VN.
c. Cải thiện cán cân TTQT:
Cán cân thanh toán là một trong những điều kiện quyết định hoạt động TTQT có hiệu quả không. Tình trạng cán cân TTQT luôn liên quan đến khả năng thanh toán của các nước, của các NHTM, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Trong tình hình của nước ta, tình trạng cán cân TTQT thường xuyên thâm hụt là phổ biến, nhà nước cần có những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu.
- Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những hàng hóa dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô sơ, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao. Đồng thời, chính phủ cần cải cách mạnh
mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng trong nước sản xuất được, đặc biệt là các loại hàng cũ đã qua sử dụng thông qua hạn ngạch, thuế quan.