0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

II. Phân theo loại tiền cho vay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh

3.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT:

Hoạt động TTQT gắn liền với thương mại quốc tế, liên quan đến nhiều chủ thể ở các quốc gia khác nhau, chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy, hoạt động TTQT rất phức tạp, khả năng rủi ro là khá lớn. Rủi ro TTQT bao gồm nhiều loại như: rủi ro pháp lý, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro thị trường…Rủi ro trong TTQT là không nhỏ đối với cả khách hàng và cả ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi phương thức chuyển tiền ngày càng được sử dụng nhiều hơn, phương thức tín dụng chứng từ sử dụng ít hơn rủi ro sẽ chuyển dần từ ngân hàng sang cho khách hàng thì ngân hàng cần có cách thức quản lý rủi ro cho hợp lý.

Rủi ro là một trong những nhân tố làm giảm hiệu quả của hoạt động TTQT, vì vậy việc quản trị rủi ro được các NHTM đặc biệt quan tâm. Nhất là trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay, các phương thức ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương ngày càng phức tạp thì rủi ro tiềm ẩn ngày càng nhiều.

Phương thức chuyển tiền: đây là phương thức tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho khách hàng còn ngân hàng chịu ít rủi ro. Thời gian gần đây, phương thức chuyển tiền được sử dụng ngày càng nhiều. Đây là phương thức đòi hỏi sự tin

tưởng lẫn nhau giữa các đối tác. Để tránh rủi ro đối với ngân hàng thì yêu cầu các thanh toán viên hết sức cẩn trọng trong việc lập điện chuyển tiền và kiểm tra điện để tránh sai sót trong chuyển tiền đi cũng như chuyển tiền đến. Trong phương thức này thì chi nhánh nên đặc biệt quan tâm tới việc giúp khách hàng hạn chế rủi ro, tạo sự yên tâm và tăng niềm tin cho khách hàng của mình. Chi nhánh cần thu thập nhiều thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng đại lý, giỳp cú những thông tin thích hợp để tư vấn tốt cho khách hàng, hạn chế rủi ro cho khách hàng.

Phương thức nhờ thu: Ngân hàng đóng vai trò là trung gian chuyển chứng từ và thanh toán. Ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, nhưng để tránh rủi ro liên đới, cán bộ thanh toán viên phải kiểm tra đủ số lượng chứng từ, tránh mất mát, làm phát sinh tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, kiểm tra điện nhờ thu để tránh sai sót trong thanh toán.

Đồng thời phương thức nhờ thu cũng là một phương thức có khá nhiều rủi ro cho khách hàng nếu sử dụng nhờ thu trơn. Vì vậy, ngân hàng cũng cần tăng cường thu thập thông tin, tư vấn tốt cho khách hàng.

Phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phương thức an toàn cho khách hàng nhất nhưng lại mang nhiều rủi ro cho ngân hàng nhất. Hiện nay phương thức này đang có xu hướng giảm xuống nhưng tỷ trọng của phương thức này trong TTQT vẫn còn khá nhiều. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro đối với phương thức này vẫn cần đặc biệt coi trọng. Tín dụng chứng từ là một phương thức phức tạp nhất trong các phương thức TTQT, rất dễ mắc sai lầm, gây mất mát. Chi nhánh cần thường xuyên đúc kết kinh nghiệm xử lý từ các ngân hàng bạn cũng như các ngân hàng trên thế giới. Thêm vào đó, các thanh toán viên cũng phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng xử lý tình huống và trình độ ngoại ngữ. Hoạt động TTQT rất phức tạp và rộng khắp. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau; mà mỗi quốc gia lại có những tập quán và nguồn luật khác nhau. Do

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

×