II. Phân theo loại tiền cho vay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Eximbank HN:
Với gần 10 đi vào hoạt động, Eximbank chi nhánh HN luôn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn hệ thống Eximbank. Trong suốt mấy năm gần đây, Eximbank HN luôn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt trờn cỏc lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối. Để tiếp tục phát triển ổn định trong thời gian sắp tới, Eximbank HN đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động của mình.
Về nguồn vốn:
- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn trên cơ sở thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt, thường xuyên phát triển sản phẩm huy động mới, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.
- Luôn luôn theo sát thị trường, tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động. Chú trọng khai thác nguồn vốn của cả tổ chức kinh tế. đoàn thể và của cả dân cư, tạo ra nhiều kênh huy động mới, tạo được cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định.
Thêm vào đó, ngân hàng chỉ đạo cỏc phũng ban làm tốt công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại thích hợp, hấp dẫn.
Hoạt động tín dụng: Thời kỳ khó khăn của hoạt động tín dụng đã qua đi,
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và tình hình chi tiêu của các gia đình dần ổn định và phát triển. Vì vậy, hoạt động tín dụng của chi nhánh lại có cơ hội phát triển mạnh. Định hướng cơ bản của chi nhánh là tăng trưởng
tín dụng phải tuyệt đối an toàn với cơ cấu tín dụng cân đối, hiệu quả và bền vững. Do đó, cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Phát triển tín dụng hợp lý, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng. Tập trung tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chú trọng cho vay trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ để phát triển hiệu quả tín dụng.
- Tăng cường nắm bắt thông tin nhiều chiều về khách hàng, nhất là khách hàng có dư nợ lớn, có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
- Rà soát lại toàn bộ khách hàng đang có dư nợ tín dụng, phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng để có hướng đầu tư đúng, đảm bảo an toàn vốn.
- Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả.
- Cán bộ tín dụng nâng cao năng lực phân tích những diễn biến của kinh tế thị trường để có chiến lược đầu tư đúng hướng.
Hoạt động phát triển dịch vụ: Trong những năm sắp tới chi nhánh sẽ tập
trung phát triển các dịch vụ đó cú, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mới. Những dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ thể hiện trình độ, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Chi nhánh chủ trương tập trung phát triển sản phẩm mới, có chọn lọc trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking…nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ và đầu tư tài chính trong tổng thu nhập. Đặc biệt Eximbank HN sẽ tiếp tục thực hiện tốt dịch vụ Call Center nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh. Việc gia tăng tiện ích dành cho khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hình
ảnh của chi nhánh trên thị trường, thế nên ngân hàng chủ trương đặc biệt chú ý quan tâm tới việc phát triển dịch vụ.
Công tác quản lý rủi ro:
- Rủi ro thị trường: Chú trọng tăng cường công tác quản lý rủi ro thị trường thông qua việc củng cố bộ máy tổ chức điều hành và hoạt động của ban điều hành tài sản nợ - tài sản có. Thực hiện cơ chế theo dõi thường xuyên sự biến động và ảnh hưởng của các yếu tố thị trường lên hạng mục tài sản của chi nhánh.
- Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản được chi nhánh quan tâm và kiểm soát chặt chẽ, luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và tuân theo các quy định về thanh khoản của NHNN.
- Rủi ro tín dụng: Tập trung xử lý nợ quá hạn, nhất là nhóm nợ xấu, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh, có biện pháp tích cực nhất để thu hồi nợ quá hạn. Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro; triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ việc đánh giá xếp hạng khoản vay và đánh giá khách hàng.