SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam (Trang 95)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚ

MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan vì những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do những đòi hỏi khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước.

Cơ chế thị trường mà Việt Nam xây dựng không hình thành từ sự hoàn thiện cơ chế cũ và bước chuyển đổi lại diễn ra với tốc độ tương đối nhanh. Vì vậy, sự bất cập trong nhận thức về nội dung, yêu cầu đổi mới pháp luật cũng như hạn chế trong sự hiểu biết về kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi.

Cấu trúc thị trường Việt Nam hiện nay có đặc trưng nổi bật và dễ nhận thấy là sự độc quyền và chi phối thị trường của các doanh nghiệp nhà nước trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là khu vực công ty, trên thực tế vẫn còn bị kìm hãm phát triển và chưa có được "một sân chơi bình đẳng"… Trong khi đó, mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Xuất phát từ đặc thù này, một trong những nội dung của việc hoàn thiện pháp luật kinh

doanh - thương mại là phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền tự do hợp đồng của thương nhân, mặt khác phải đề cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong hoạt động thương mại.

Thứ hai, do những yêu cầu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài cũng cần được nghiên cứu, xem xét trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như một xu hướng khách quan của nền kinh tế thế giới ngày nay. Đối với Việt Nam, những tác động của khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thể hiện thông qua những yêu cầu cải cách pháp luật khi Việt Nam là thành viên các tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu, ví dụ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngoài ra, cùng với "sự hài hòa trên phạm vi toàn cầu" một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng. được cụ thể hóa thông qua trường hợp của Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế (PICC) hay các Công ước quốc tế về hợp đồng, chúng ta cũng đang chứng kiến sự phát triển của quá trình "hài hòa trên phạm vi khu vực" pháp luật về hợp đồng với trường hợp điển hình là Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL). Sự ra đời của Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu đã khởi đầu cho quá trình hài hòa hóa pháp luật về hợp đồng trên bình diện khu vực.

Hợp đồng vừa là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện giao dịch, vừa là công cụ quan trọng để tạo thuận lợi phát triển thương mại quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện đó.

Thứ ba, do những điểm không phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Cho dù đã có nhiều nghiên cứu về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng, tuy nhiên không thể phủ nhận một thực tế là pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có nhiều điểm chưa phù hợp và còn thiếu tính khả thi. Một trong những nguyên nhân là do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quy định pháp luật còn chưa cụ thể, chưa thực sự tạo lập khung pháp lý đầy đủ cho việc hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc xác lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)