. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú
3.3.3. Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có khả năng tìm hiểu và tiếp cận pháp luật và chính sách về thương mại của Việt Nam, tăng cường khả năng thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như xác lập cơ sở để pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với quan hệ thương mại với nước ngoài, bởi lẽ trong nhiều trường hợp, các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với nhiều loại rào cản thương mại. Việc vận dụng hợp lý các điều ước quốc tế cũng giúp cho Việt Nam tận dụng được lợi thế của nước đang phát triển khi được thụ hưởng nhiều đãi ngộ trong các điều ước quốc tế.
Để thực hiện điều nêu trên Việt Nam cần tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhiều điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như các Hiệp định Thương mại, điển hình là Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các hiệp định trong khuôn khổ WTO như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật...
Khi tuân thủ các điều ước quốc tế về thương mại hàng hóa, Việt Nam phải thực hiện tự do hóa thương mại. Trên thế giới, việc thực hiện tự do hóa thương mại được thực hiện theo hai cách là cách làm nhanh, mạnh, sử dụng "liệu pháp sốc", cách làm này được một số nước Mỹ La Tinh vận dụng. Cách thứ hai là tự do hóa từng bước. Theo cách này, chính sách có thể thực hiện một cách "dài hơi" hơn và được thực hiện theo một lộ trình vạch sẵn. Cách làm thứ hai phù hợp với điều kiện hiện hành của Việt Nam.
Việc thực hiện các điều ước của WTO gắn liền với việc thực hiện các nguyên tắc của WTO, điều quan trọng là phải lắm bắt được các ngoại lệ của những nguyên tắc này để vận dụng thích ứng đối với điều kiện hiện hành ở Việt Nam.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc về thương mại hàng hóa trong Hiệp định GATT có các ngoại lệ sau:
- Hiệp định thương mại tự do và liên minh hải quan (điều XXIV Hiệp định GATT)
- Một số miễn trừ cụ thể trong Hiệp định GATT, ví dụ Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GS- Các biện pháp tạm thời (chống bán phá giá, bù đắp và biện pháp tự vệ)
- Chế độ đối xử đặc biệt với các nước đang phát triển
- Các trường hợp ngoại lệ chung (điều XX Hiệp định GATT): + Bảo vệ đạo đức công cộng
+ Cần thiết bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật, thực vật
Nguyên tắc đối xử quốc gia về thương mại hàng hóa trong Hiệp định GATT có những ngoại lệ sau:
+ Duy trì sự ưu đãi tồn tại vào thời điểm Hiệp định GATT có hiệu lực (điều III phần VI Hiệp định GATT);
+ Phân biệt đối xử đối với việc mua sắm hàng hóa của các cơ quan Chính Phủ (Điều III, phần 8 (a) Hiệp định GATT);
+ Phân biệt đối xử trong việc thanh toán của các công ty con đối với nhà sản xuất nội địa (điều III, phần 8 (b) Hiệp định GATT);
+ Phân biệt đối xử trong việc trình chiếu các phim được nội địa sản xuất (điều III, phần 10 và điều IV Hiệp định GATT
Bên cạnh việc nắm bắt những ngoại lệ của các nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, khi thực hiện những nguyên tắc này, Việt Nam nên chú trọng nghiên cứu kỹ lưỡng những yêu cầu và ưu đãi đối với các nước đang phát triển. Trong nhiều điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến thương mại hàng hóa đã ghi nhận những sự ưu đãi cho các nước đang phát triển. Khi tham gia những điều ước này, Việt Nam cần điều chỉnh pháp luật và chính sách thương mại của mình để có được những thuận lợi từ các ưu đãi nói trên. Ví dụ, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO ghi nhận.
+ Các thành viên sẽ dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước Thành viên đang phát triển để đảm bảo việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp không tạo ra các cản trở không cần thiết cho việc mở rộng và đa dạng hóa xuất khẩu của các nước Thành viên đang phát triển.
+ Các nước thành viên đang phát triển được thừa nhận có thể gặp phải các vấn đề đặc biệt, trong đó có các vấn đề về thể chế và cơ sở hạ tầng, trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp. Người ta cũng nhận thấy rằng các nhu cầu đặc biệt về
phát triển và thương mại, cũng như các giai đoạn về phát triển công nghệ của các nước đang phát triển có thể làm cản trở khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của các nước mình theo Hiệp định. Do đó, các Thành viên sẽ cân nhắc đầy đủ đến yếu tố này. Vì vậy, để đảm bảo các nước thành viên đang phát triển có thể tuân thủ hiệp định, Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại khi được yêu cầu, được quyền dành những ngoại lệ cụ thể về thời gian, một phần hay toàn bộ, cho các nước đang phát triển được tạm thời không phải thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định. Trong khi xem xét các yêu cầu này, Ủy ban sẽ xem xét các vấn đề đặc biệt, trong việc chuẩn bị và áp dụng cá quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp và các nhu cầu đặc biệt về phát triển và thương mại của các nước Thành viên đang phát triển, cũng như giai đoạn về phát triển công nghệ của nước này mà có thể làm cản trở khả năng thực hiện nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định.
Hay hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong khuôn khổ WTO cũng ghi nhận sự ưu đãi với các nước đang phát triển, theo đó:
+ Nếu mức bảo vệ động - thực vật phù hợp cho phép áp dụng dần dần các biện pháp vệ sinh động - thực vật mới, thời gian dài hơn để thích ứng sẽ được dành cho sản phẩm có nhu cầu của Thành viên đang phát triển để duy trì cơ hội xuất khẩu của họ.
+ Để đảm bảo các thành viên đang phát triển có thể tuân thủ các điều khoản của Hiệp định, các nước đang phát triển được dành những ngoại lệ trong thời gian nhất định đối với toàn bộ hay một phần nghĩa vụ theo Hiệp định, có tính đến nhu cầu tài chính, thương mại và phát triển của các nước đó.
+ Các Thành viên sẽ khuyến khích và tạo thuận lợi cho các Thành viên đang phát triển tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế liên quan.
Để vận dụng có hiệu quả Hiệp định này, Việt Nam cần có chính sách đồng bộ về vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động, thực vật. Việt Nam cần xây dựng các danh mục mặt hàng phải kiểm tra vệ sinh dịch tễ bắt buộc.
Việc thực thi tốt những biện pháp này có tầm quan trọng không nhỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này có thể thấy qua những vấn đề sau đây:
Một là, thực thi tốt những biện pháp này giúp tạo lập một rào cản hợp pháp đối với nhập khẩu hàng hóa.
Ví dụ, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu cà phê được phun thuốc trừ sâu khi có đủ cơ sở khoa học chứng minh rằng thuốc trừ sâu đó gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo khi sử dụng sản phẩm đó. Việc chứng minh trên cơ sở khoa học rằng việc sử dụng các sản phẩm đó gây tác hại đến cộng đồng, đến sức khỏe người tiêu dùng cho phép Việt Nam áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu một cách hợp pháp căn cứ theo các quy định về ưu đãi đối với các nước đang phát triển cũng cho phép tránh được trường hợp sau đây:
Nước E, một nước đang quan tâm đến việc các công dân của nước mình bị ngộ độc bởi các chất kích thích tăng trưởng hóa học dùng để nuôi gia súc để gia súc phát triển nhanh hơn và nặng cân hơn, đã ban hành đạo luật cấm các nhà nuôi dưỡng gia súc sử dụng những chất kích thích này và cũng nghiêm cấm việc buôn bán bất kỳ một lượng thịt nào từ những động vật này trong phạm vi lãnh thổ nước E. Đồng thời, Đạo luật cũng nghiêm cấm việc nhập khẩu bất kỳ động vật nào được nuôi dưỡng bằng chất kích thích đó, hoặc bất kỳ một sản phẩm nào được chế biến từ những động vật này. Do nước E không thể phát hiện được các chất kích thích trong động vật sống cũng như trong thịt của chúng, Đạo luật đòi hỏi các nhà nhập khẩu phải chứng minh rằng, các động vật chưa từng được nuôi dưỡng bằng các chất kích thích tăng trưởng đó.
Các nhà nuôi dưỡng gia súc ở nước F đã sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong nhiều năm để làm động vật tăng trưởng nhanh với chi phí thấp, và họ tin rằng, những rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng là không
đáng kể. Bộ Y tế nước F cũng đồng ý rằng, các chất kích thích tăng trưởng hầu như không gây rủi ro cho người tiêu dùng, và Bộ Y tế nước F khuyến khích các nhà nuôi dưỡng gia súc sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Do các nhà nuôi dưỡng gia súc nước F không thể xuất khẩu được các động vật của họ hoặc các sản phẩm động vật chế biến từ các động vật này sang nước E, nên họ yêu cầu Chính phủ khiếu kiện với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Hai là, thực thi tốt những biện pháp này giúp bảo vệ có hiệu quả hơn hàng hóa, sức khỏe con người, động, thực vật và môi trường. Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật đều thừa nhận các nước thành viên có quyền áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, động, thực vật. Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng các Chương trình hành động thực hiện các hiệp định này, và trong một số trường hợp đã đề nghị được hưởng thời gian quá độ để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ. Hiện tại, kiểm dịch động, thực vật, trong đó có việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn trong nước với các tiêu chuẩn quốc tế, hay sự thừa nhận lẫn nhau về sự tương đương của các biện pháp về kiểm dịch động, thực vật. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải từng bước nâng cao năng lực thực thi các cam kết của mình, đồng thời vận dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và các biện pháp kiểm dịch động, thực vật trong nước như những công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, động thực vật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ sự cần thiết của việc phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam, và từ kết quả nghiên cứu so sánh pháp luật với Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới, pháp luật về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải làm rõ những vấn đề sau đây:
1. Chuẩn hóa những khái niệm cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
2. Hoàn thiện những quy định pháp luật về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo hướng làm rõ trước khi giao kết hợp đồng, quan hệ giữa các bên có thể làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý nhất định.
3. Hoàn thiện những quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực mới của quan hệ thương mại với nước ngoài như: rửa tiền, cấm vận, hàng rào kỹ thuật, các quy định về chất lượng sản phẩm...
4. Hoàn thiện những quy định pháp luật về luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
5. Dự báo trước xu hướng vận động, phân tích bối cảnh phát triển mới của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
KẾT LUẬN
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài luôn luôn gắn liền với các yếu tố quốc tế trên nhiều mặt, trong đó các yếu tố quan trọng là pháp luật quốc tế và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, để thúc đẩy các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, đòi hỏi các bên phải hiểu rõ đặc điểm và bản chất của loại hợp đồng này.
2. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài do nhiều nguồn luật điều chỉnh bao gồm điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia, lex mercatoria, các nguyên tắc, học thuyết, lẽ công bằng… nên đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật quốc gia không thể tách biệt với việc nghiên cứu và vận dụng các nguồn luật đó. Trong hoạt động lập pháp, chỉ trên cơ sở vận dụng có chọn lọc phù hợp với thực tiễn đất nước thì pháp luật thương mại của quốc gia mới trở thành công cụ thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển.
3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều loại giao dịch khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau và chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác nhau. Việc làm rõ các giai đoạn của quá trình giao kết hợp đồng từ đó xác định nội dung nghiên cứu là việc làm cần thiết đối với hoạt động giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, luận văn cho rằng trước khi hợp đồng được giao kết, quan hệ giữa các bên cũng có thể kéo theo những nghĩa vụ nhất định. Vì lẽ đó, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài không thể không tính đến các vấn đề nêu trên và cần được tiến hành một cách toàn diện bao gồm cả các qui định pháp luật về thương nhân nước ngoài, các quy định về quan hệ hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, phương thức giao kết hợp đồng, các quy định về xung đột pháp luật…
4. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam, pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Có thể khẳng định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc điều chỉnh pháp