. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú
2.3.1. Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà
bản cũng được xem xét với các nội dung sau đây:
+ Yêu cầu về hình thức của hợp đồng; + Yêu cầu về nội dung của hợp đồng; + Yêu cầu về chủ thể của hợp đồng; + Yêu cầu về đối tượng của hợp đồng;
Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, những yêu cầu về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam và Trung Quốc có những nét đặc thù riêng.
2.3.1. Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài với thương nhân nước ngoài
Pháp luật Việt Nam có những quy định tương đối cụ thể về hình thức của giao dịch và của hợp đồng. Về hình thức của giao dịch dân sự, pháp luật xác định giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 124 Bộ luật Dân sự).
Cùng với việc quy định hình thức của giao dịch, pháp luật Việt Nam cũng dành những quy định riêng quy định về hình thức của hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Theo pháp luật hiện hành, hợp đồng
dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết dưới một hình thức nhất định. Trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Đặc biệt, hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 401 Bộ luật Dân sự).
Đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, pháp luật cũng có dành những quy định riêng để điều chỉnh. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật Thương mại 2005).
Pháp luật Việt Nam có những đòi hỏi riêng biệt về mặt hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Điều 7 Luật Thương mại 2005). Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam (Điều 770 Bộ luật Dân sự).
Việc chỉ ra cụ thể và rõ ràng những yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là nét đặc thù của Việt Nam so với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Theo Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 và thông lệ quốc tế không đưa ra những quy định có tính bắt buộc như pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng mua