PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam (Trang 50)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

1.5.PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

QUỐC TẾ

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ thương mại quốc tế nên chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật thương mại quốc tế, bao gồm các điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại và pháp luật quốc gia.

Pháp luật quốc gia: Với tư cách là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật quốc gia tham gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của quốc gia đó. Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh các điều ước quốc tế, tập quán pháp và án lệ, luật quốc gia có vai trò quan trọng và trong nhiều trường hợp là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.

Theo pháp luật Việt Nam thì tư cách pháp lý của mỗi bên tham gia hợp đồng và hình thức hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc lựa chọn luật để điều chỉnh phù hợp với ý chí của mình khi có tranh chấp xảy ra. Đây là nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng được luật quốc tế và luật của nhiều quốc gia thừa nhận. Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tự do xác định luật được áp dụng tại Điều 759 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại. Bên cạnh đó, nguyên tắc xác định luật áp dụng trên cơ sở mối quan hệ gắn bó cũng được sử dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, nguyên tắc này được áp dụng khi các bên không có sự thỏa thuận chọn luật áp dụng khi ký kết hợp đồng (trong hợp đồng không có điều khoản hay nội dung về việc lựa chọn luật áp dụng).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại; Bộ luật hàng hải 2005; Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 1995; Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Theo đó Điều 758 Bộ luật Dân sự quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ có ở nước ngoài. Điều 4 và 5 Luật Thương mại quy định về các loại nguồn pháp luật có thể áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 3 Bộ luật hàng hải quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng hàng hải trong thương mại. Điều 4 Luật hàng không dân dụng quy định tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thỏa thuận với tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi ký kết hợp đồng vận chuyển, dịch vụ hàng không với điều kiện không vi phạm điều cấm của pháp luật và phong tục tập quán Việt Nam. Điều 5 quy định về việc xác định pháp luật khi có xung đột pháp luật. Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng và cơ quan trọng tài sẽ áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn luật của các bên bị hạn chế. Ngoài ra, khoản 5 Điều 49 Pháp lệnh Trọng tài thương mại còn quy định ngoài quyền tự do lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận chọn tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh quan hệ tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.

Điều ước quốc tế: Các điều ước quốc tế là nguồn quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, bao gồm các điều ước quốc tế song phương và các điều ước quốc tế đa phương về thương mại giữa các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế. Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế, trên cơ sở tự

nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Căn cứ vào chủ thể, điều ước quốc tế được phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và đa phương. Hiện nay, một số điều ước sau được áp dụng cho việc mua bán hàng hóa quốc tế là: Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế được ký ngày 11/4/1980 tại Viên, cho đến nay có hơn 60 nước phê chuẩn. Công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Công ước này, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải tuân thủ theo luật mà các bên lựa chọn. Nếu không có sự thỏa thuận thống nhất của các bên về luật áp dụng thì luật của nước nơi người bán thường trú sẽ được áp dụng trừ một số trường hợp ngoại lệ; Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối quan hệ thực chất với hợp đồng áp dụng hay không? Thực tế cho thấy, pháp luật mà các bên tham gia quan hệ hợp đồng lựa chọn áp dụng là pháp luật có liên quan đến hợp đồng. Ví dụ: pháp luật mà một trong các bên có quốc tịch. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các bên lựa chọn một hệ thống pháp luật không liên quan gì đến hợp đồng. Ví dụ: Trong hợp đồng giữa một doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đan Mạch các bên có thỏa thuận "trong trường hợp nếu hợp đồng không chỉ rõ thì luật thực chất của Pháp sẽ điều chỉnh" (Điều 13.2). Về vấn đề này Bộ luật Dân sự 2005 chưa có quy định cụ thể. Pháp luật Mỹ yêu cầu luật được lựa chọn phải có mối quan hệ thực chất với hợp đồng trong khi Điều 2 Công ước Rome 1980, Điều 2 quy tắc Rome1 ngày 17/6/2008 không đòi hỏi một mối liên hệ thực chất hay liên hệ khác với luật được lựa chọn. Quan điểm này cũng được một số nhà nghiên cứu pháp luật Việt Nam thừa nhận. Từ trước đến nay Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế về các vấn đề thuộc lĩnh vực của thương mại quốc tế, làm phong phú thêm hệ thống nguồn của luật thương mại quốc tế Việt Nam. Tính đến tháng 8/2012 Việt Nam đã ký với các nước 23 hiệp định tương trợ tư pháp. Tương trợ tư pháp về dân sự trước khi ban hành

Luật tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký 15 Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài. Đối với các nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện qua con đường ngoại giao. Song song với việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trên mọi mặt của đời sống xã hội, các giao lưu dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình... có yếu tố nước ngoài theo đó cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực dân sự bao gồm ba hoạt động chủ yếu là: Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự; công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; Công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài [21].

Tập quán thương mại: (lex mercatoria) là các thói quen thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, được áp dụng liên tục trong thương mại quốc tế, được chấp nhận có giá trị pháp lý bắt buộc. Thông thường, tập quán, tập quán thương mại quốc tế trở thành luật áp dụng chung đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn. Một trong những tập quán thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms do phòng thương mại quốc tế - ICC ban hành năm 1936, được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và gần đây nhất là năm 2000; Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL ban hành năm 1985; Công ước NewYork năm 1958...

Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án được gọi là tiền lệ pháp và chủ yếu được áp dụng tại các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (Anglo Saxon), tại đây các Tòa án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp tương tự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam (Trang 50)