Cán bộ quản lý Phòng và nhân viên cần coi trọng công tác thi đua, xét thƣởng hàng tháng, quý. Hạn chế nể nang, ngại phê bình, góp ý, đặc biệt tránh căn bệnh hình thức, tràn lan, cào bằng. Cần tạo ra một “văn hoá thi đua” hiệu quả mà ở đó mọi ngƣời đều chủ động phát huy hết khả năng của mình. Bộ phận theo dõi thi đua tại SYSTECH cần thƣờng xuyên xem xét lại những cách thức động viên, khuyến khích đã áp dụng để kịp thời phát hiện và khắc phục
những sai sót có thể sảy ra. Xây dựng hộp thƣ sáng kiến, cải tiến để ngay khi xuất hiện ý tƣởng trong đầu mọi ngƣời đều có thể truy cập và gửi ý kiến của mình, không phải làm thủ tục đăng ký rƣờm rà. Cần thay đổi hình thức khen thƣởng nhƣ thay vì bằng tiền mà có thể bằng việc nâng lƣơng sớm kèm theo các biện pháp động viên, khuyến khích tinh thần nhƣ đƣợc thông báo trên bảng tin, mạng nội bộ doanh nghiệp, giấy khen, hoặc lập bảng vàng thành tích tháng, thành tích quý, năm tại nơi trang trọng, mọi ngƣời dễ chú ý.
4.3.4.Tìm hiểu tâm lý, kiềm chế bản thân và khích lệ nhân viên
- Tìm hiểu cụ thể những lý do sự bất đồng hay hành động bất thƣờng của nhân viên trƣớc khi quy kết cho họ việc gì đó. Điều này sẽ giúp cán bộ quản lý hiểu về nhân viên của mình hơn và nó cũng nhƣ là sự chia sẻ, đồng cảm với nhân viên của mình.
- Nắm rõ và tôn trọng đặc điểm, tính cách, sở thích, đặc tính văn hóa vùng miền, sự quan tâm cũng nhƣ năng lực của cấp dƣới để đảm bảo rằng cách thức động viên khuyến khích mà mình lựa chọn phù hợp với năng lực cũng nhƣ sở thích, tích cách của họ.
- Tạo mọi điều kiện để cấp dƣới nêu ra ý kiến của mình, cấp dƣới thƣờng có tâm lý kiêng dè, ngại nêu ra ý kiến của mình, thậm chí thích không nói, không thích cũng không nói, vì muốn tìm đến nhu cầu đƣợc an toàn, do đó ngƣời cán bộ phải có thái độ cởi mở, cầu thị thì cấp dƣới mới nói hết mong muốn của mình, những ý kiến khác biệt phải đƣợc tôn trọng, mặt khác trình độ công nhân viên ở đây cao cho nên họ rất thông minh, nhạy cảm đòi hỏi ngƣời cán bộ phải rất chân thành, nếu không chân thành họ sẽ nhận ra ngay và càng làm cho họ mất lòng tin.
- Biết kiềm chế bản thân và thể hiện cảm xúc đúng lúc. Một cán bộ quản lý giỏi không những phải có chỉ số thông minh cao mà còn phải trau dồi cho mình năng lực về xúc cảm. Sự căng thẳng sẽ tan biến nếu nhƣ cán bộ
quản lý bƣớc vào nhìn nhân viên với một nụ cƣời rạng rỡ. Một câu hỏi thăm nhẹ nhàng về gia đình, về công việc, về sở thích,…Một nét tƣơi trên khuôn mặt ngƣời lãnh đạo có thể tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ lên những nhân viên. Nếu không tạo cho nhân viên một không khí làm việc vui vẻ, thoải mái, cởi mở thì không có sự hăng say, nhiệt tình trong công việc.
- Trả lƣơng, thƣởng và đánh giá công bằng, chính xác hiệu quả làm việc theo đúng năng lực của nhân viên, không thiên vị. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc dựa trên kết quả hoàn thành công việc, tiến độ, hiệu quả, chất lƣợng các công trình, dự án, kiện toàn lại hệ thống theo dõi giám sát có hồ sơ số liệu rõ ràng, công khai minh bạch. Những ngƣời lƣơng cao vừa đƣợc thỏa mãn nhu cầu vật chất và cũng đƣợc thỏa mãn nhu cầu đƣợc thừa nhận, những ngƣời lƣơng thấp biết rõ lý do vì sao thấp và biết phải làm gì để đƣợc lƣơng cao, họ biết cách phần đấu.
- Biết trân trọng những đóng góp của nhân viên, thực tế chỉ ra rằng: nhân viên sẽ làm việc hết mình với ngƣời cán bộ quản lý nào biết trân trọng sự đóng góp của họ cũng nhƣ cho phép họ tham gia vào quá trình lựa chọn hay ra quyết định. Vậy nên, hãy để cho nhân viên biết rằng bạn trân trọng họ. Hãy làm mọi điều cần thiết để nhân viên tâm phục và tín nhiệm mình. Hãy coi họ là tài sản quý báu nhất của công ty. Đó cũng là cách mà mình đang xây dựng văn hóa trân trọng con ngƣời. Làm đƣợc nhƣ vậy, chắc chắn lãnh đạo sẽ bất ngờ trƣớc sức sáng tạo và thành quả làm việc của cấp dƣới.
- Luôn nêu ra những tấm gƣơng hoặc các điển hình trong công việc. Việc nêu gƣơng hoặc xây dựng điển hình sẽ làm cho nhân viên hết lòng vì công việc, vì sự phát triển của tổ chức cần đƣợc trân trọng và làm thƣờng xuyên, tạo sự cảm hoá hay thần tƣợng trong lòng mỗi nhân viên. Ngƣời cán bộ quản lý có khả năng gây ảnh hƣởng lớn là ngƣời luôn luôn đi đầu, luôn
luôn mẫu mực và sẵn sàng làm những việc khó, việc khổ mà ít ngƣời sẵn lòng làm vì tổ chức, hành động quyết liệt và tự tin khi gặp khủng hoảng,…