Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 71)

2.3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu

Một là, sự phấn đấu của đội ngũ trí thức giáo dục mà trực tiếp là các thầy cô giáo trong giảng dạy và giáo dục.

Theo chúng tôi đây là nguyên nhân quyết định trực tiếp. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước yêu cầu của đổi mới chương trình, nội dung giáo dục và những đòi hỏi ngày càng cao của học sinh, sinh viên. Đội ngũ nhà giáo tỉnh Phú Thọ đã nhận thức được vai trò, vị trí của mình, hiểu được nghề dạy học đòi hỏi người dạy phải không ngừng tự vươn lên, phải tư duy sáng tạo, phải có tấm lòng yêu thương và tâm hồn rộng mở, bao dung như những người cha người mẹ đối với con mình. Họ đã nỗ lực cố gắng để khẳng định uy tín của mình, tự giác tham gia vào các phong trào “thi đua dạy tốt”, “mỗi ngày một trang tư liệu”, “hãy chưa bằng lòng với chính mình”, “tư duy để góp ý kiến với đồng nghiệp”, tích cực học tập kinh nghiệm, cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng các giờ dạy. Sự lao động tận tụy với tất cả sức lực, trí tuệ và tâm hồn, sự tâm huyết với nghề nghiệp, với con người và cuộc đời là nét đẹp trong nhân cách của của các nhà giáo Phú Thọ. Chính sự lao động miệt mài, cần mẫn, bền bỉ như những người nông dân cày ruộng, như ý chí, nghị lực và sự sáng tạo của những nhà khoa học mà đội ngũ nhà giáo Phú Thọ đã tạo nên sức thuyết phục, cảm hóa đối với học sinh, sinh viên và là một trong những nguyên nhân tạo nên những thành tựu nói trên.

Hai là, sự tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên trong quá trình tiếp nhận những tri thức mà đội ngũ nhà giáo trang bị.

Học sinh là đối tượng được giáo dục, đồng thời cũng là chủ thể tiếp nhận các tác động giáo dục để trưởng thành. Quá trình học sinh tiếp nhận tri thức mà đội ngũ nhà giáo trang bị sẽ giúp các em hình thành và phát triển những năng lực cần có của một nguồn nhân lực trong thời đại CNH, HĐH. Thế nhưng quá trình đó sẽ không có hiệu quả thậm chí có khi không thực hiện được nếu như bản thân học sinh không xác định được mục đích học tập của mình, không hiểu rõ nhiệm vụ học tập và không tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận những tri thức mà thầy cô trang bị. Học sinh, sinh viên ở Phú Thọ hiện nay được sinh ra trong thời điểm đổi mới, thế hệ các em là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, các em sẽ lớn lên, trưởng thành và bước vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp với tư cách là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước. Hơn nữa, các em lại sinh ra tại một tỉnh thuần nông, đang có nguy cơ tụt hậu so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Do đó, phần lớn học sinh rất tích cực học tập, rèn luyện với mong muốn vươn lên thoát khỏi sự nghèo khó, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Sự cố gắng của các em là động lực để đội ngũ nhà giáo thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình.

Ba là, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp trong đó có các cơ quan quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.

Khi nói tới đội ngũ nhà giáo, Đảng và Nhà nước ta xác định: ngành giáo dục và những người làm công tác giáo dục cần được coi trọng, Nhà nước và nhân dân phải tôn trọng và bồi dưỡng nhà giáo một cách thích đáng.

Có được những kết quả đó là do được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND và các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân các cấp. Nhờ vậy công tác tổ chức, chỉ đạo phát triển giáo dục được tiến hành khẩn trương, ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các huyện thành thị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực

hiện từ tỉnh đến cơ sở. Công tác quản lý, điều hành chặt chẽ về tiến độ, công tác kiểm tra rà soát được thực hiện thường xuyên hàng năm từ đó giải quyết và xử lý kịp thời những phát sinh vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện các chủ chương, chính sách, nghị quyết, các dự án đầu tư cho giáo dục như: chương trình kiên cố hóa trường lớp học, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, chương trình 135, dự án WB, dự án trung học cơ sở... đã góp phần quan trọng đến việc phát triển giáo dục của toàn tỉnh. Nhờ các chương trình này mà nền giáo dục Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Sở GD-ĐT Phú Thọ những năm qua đã có nhiều biện pháp để tăng cường số lượng, chất lượng của đội ngũ nhà giáo như: tổ chức điều tra, khảo sát, rà soát lại đội ngũ giáo viên để sắp xếp và sử dụng có hiệu quả; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đào tạo và đào tạo lại; tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo; tổ chức các kỳ hội giảng để thúc đẩy nhà giáo cải tiến phương pháp dạy học và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, sách báo, tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đồng bộ hóa đội ngũ; tham mưu với tỉnh để có chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo như: nâng lương sớm cho những nhà giáo có thành tích xuất sắc, phụ cấp cho những nhà giáo đi học nâng cao trình độ…

Các trường trong tỉnh cũng tạo mọi điều kiện để các nhà giáo phát huy vai trò và năng lực của mình. Từ việc xây dựng kỷ cương nền nếp trong dạy học, tổ chức đi thăm quan trường bạn để giáo viên học tập kinh nghiệm và mở mang kiến thức, tuyên dương khen thưởng những nhà giáo có thành tích cao, giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho nhà giáo theo quy định… đã tạo thành động lực góp phần tích cực để các nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Bốn là, thành quả của 20 năm đổi mới đã đem lại sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống của nhân dân cả nước cũng như trong tỉnh, trong đó có nhà giáo và học sinh ngày một nâng cao.

Mọi hoạt động trong nhà trường phải bám sát cuộc sống đang không ngừng phát triển. Thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đạt được trong 20 năm đổi mới đã giúp ích rất nhiều cho đội ngũ nhà giáo trong công tác giáo dục học sinh, nhất là trong giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan và các chuẩn mực tư tưởng, chính trị. Cùng với những thành tựu chung, Phú Thọ cũng đạt được những thành tựu to lớn cụ thể: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố; các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh được đổi mới và phát triển, việc xây dựng kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh, GD-ĐT, khoa học và công nghệ có chuyển biến tích cực; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chính quyền các cấp được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành đồng bộ [13, tr.21].

Những thành tựu này không chỉ có ý nghĩa nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh mà còn là những minh chứng đúng đắn cho đội ngũ nhà giáo sử dụng để xây dựng và củng cố niềm tin cho học sinh, tạo động lực để các em tích cực học tập.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, số lượng và chất lượng của giáo viên chưa xứng với yêu cầu.

Số lượng giáo viên có học hàm, học vị còn ít, cụ thể:

Về số lượng: tính đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có khoảng 12,548 cán bộ giáo viên, công chức, trong đó trình độ tiến sĩ là 18 người, thạc sỹ là 392 người, 1.26 người có trình độ kỹ sư, còn lại là trình độ đại học và cao đẳng. Đây là một lực lượng giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Bảng 2.4. Thực trạng và nhu cầu về chất lƣợng và số lƣợng giáo viên ở Phú Thọ

STT Chất lượng Số lượng giáo

viên năm 2010

Năm 2015 Nhu cầu giáo viên

1 Tiến sỹ 18 76

2 Thạc sỹ 392 538

3 Đại học 8.144 10.155

4 Giáo viên dạy nghề (tay

nghề cao) 221 1597

5 Giáo viên dạy nghề 368 322

6 Trình độ khác 54 0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010).

Theo số liệu khảo sát năm 2009 thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các trường trực thuộc Bộ về cơ bản đủ số lượng giáo viên. Các trường trực thuộc tỉnh thì một số trường còn thiếu hoặc chỉ đáp ứng được với quy mô đào tạo hiện tại, không đáp ứng được quy mô đào tạo tăng lên. Để thực hiện được chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2015 thì cần tăng biên chế hợp lý cho các cơ sở giáo dục đào tạo do tỉnh quản lý.

Về chất lượng: Theo số liệu thống kê, trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa cao, tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ còn thấp so với yêu cầu của thực tế, cụ thể trình độ tiến sĩ chiếm 0,097% so với tổng số, thạc sỹ 2,12%, đại học chiếm 44,08% so với tổng số. Bên cạnh đó một số giáo viên do tác động của cơ chế thị trường, việc giảng dạy không chú trọng chất lượng mà chỉ chú trọng số lượng giờ

giảng, giảng dạy học thêm vì mục đích kinh tế nhiều hơn là truyền thụ kiến thức cho các đối tượng người học.

Thực tế trên đòi hỏi UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan cần quan tâm, giúp đỡ để các trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhằm nâng cao tỷ lệ giáo viên có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ trí thức ngành giáo dục có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ tại các trường đại học, tối thiểu 50%, tại các trường cao đẳng tối thiểu 30%, các trường trung cấp, phổ thông, tiểu học tối thiểu từ 10 - 20%.

Mặc dù đã có sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, nhất là lực lượng giảng viên đã được nâng lên nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh. Về trình độ, so với trình độ của đội ngũ trí thức ngành giáo dục trong cả nước và trong khu vực thì trình độ của đội ngũ trí thức ngành giáo dục Phú Thọ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh.

Trong thời gian tới để phát huy tốt hơn nữa vai trò của ngành giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến trình độ cũng như phát triển về số lượng của đội ngũ trí thức này.

Thứ hai, nhận thức của một số cán bộ, nhân dân, nhà giáo về vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trong tỉnh chưa thật sâu sắc.

Một số cán bộ Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục cho rằng: chỉ cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, cho nhà giáo là đủ, còn đầu tư như thế nào, ưu tiên với đối tượng nào thì không rõ ràng, cụ thể thậm chí thiếu công bằng, theo kiểu

mùa vụ (chỉ rộ lên trong lễ khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam, thi cử, bế giảng năm học). Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý chương trình, chất lượng dạy học, bằng cấp, thi cử. Nhiều trường chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần và ngày càng thu hẹp vào học để thi cử, để có tỷ lệ đỗ cao, có nhiều đội tuyển học sinh giỏi đạt giải, coi đó là cái danh lớn nhất của nhà trường mà ít đầu tư công sức vào những nội dung giáo dục khác như giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và hướng nghiệp. Sự nhận thức và chỉ đạo công tác giáo dục như vậy đã gây ảnh hưởng không tốt tới việc đội ngũ nhà giáo thực hiện vai trò của mình.

Không ít bậc cha mẹ học sinh cho rằng, cha mẹ chỉ nuôi cho con ăn học, còn dạy bảo cho con có chữ nghĩa, nết na, đức hạnh là công việc của nhà trường và thầy cô giáo. Sự ủy thác theo kiểu khoán trắng, trọn gói là một quan niệm rất sai lầm. Sự quan tâm của một bộ phận cha mẹ học sinh đối với đội ngũ nhà giáo còn mang tính chất thực dụng của cơ chế thị trường theo kiểu thương mại hóa giáo dục hoặc có đi có lại một cách sòng phẳng. Điều này đã làm nảy sinh những tiêu cực dẫn tới sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo, làm mất đi niềm tin và sự tôn trọng của học sinh đối với người thầy, gây cản trở rất lớn tới chất lượng GD-ĐT hiện nay.

Vẫn còn một bộ phận nhà giáo nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của chính mình, biểu hiện ở việc tách rời giữa các mặt giáo dục trí, đức, thể, mỹ, nghề nghiệp. Một số nhà giáo chỉ quan tâm dạy chữ mà không quan tâm đến dạy người đến rèn đạo đức, rèn tâm tính, phát triển thể lực cho học sinh.

Nhận thức sai lầm sẽ dẫn tới hành động sai lầm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của đội ngũ nhà giáo trong đào tạo nguồn nhân lực.

Cụ thể ở cấp học THCS và THPT đặc biệt là ở vùng sâu vùng đồng bào dân tộc ít người tình trạng phòng học tạm (tranh tre) vẫn còn khá phổ biến. Phòng học kiên cố và bán kiên cố đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ở cấp đào tạo nghề, theo như khảo sát, nhìn chung các trường do Bộ, ngành trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, các chỉ tiêu đánh giá đều đạt so với định mức quy định, chỉ có chỉ tiêu về diện tích đất giành cho trường học đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì còn nhiều khó khăn, nhiều trường chưa thực hiện được. So với định mức mà Nhà nước quy định, thiếu 5m2

/1 sinh viên.

Đối với các trường trực thuộc UBDN tỉnh các chỉ tiêu được thể hiện như sau:

Về diện tích đất còn quá chật hẹp so với yêu cầu, quy định để xây dựng cơ sở vật chất, không đủ điều kiện bố trí sân chơi, bãi tập cho học sinh, sinh viên.

Các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như máy tính, máy chiếu projecter, máy chiếu Overhead... đều thiếu và rất lạc hậu, phần lớn các trường đều có nhưng rất ít phòng học ngoại ngữ, thư viện còn mang nặng tính hình thức, số đầu sách còn quá ít so với nhu cầu học của học sinh, sinh viên tình trạng lạc hậu về thiết bị trong các trường học cũng gây những khó khăn không nhỏ cho công tác giảng dạy và nhất là nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên. Nếu không trang bị

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)