Đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 57)

đặt ra

2.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện vai trò giáo dục - đào tạo của đội ngũ trí thức giáo dục tỉnh Phú Thọ

Trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ luôn xác định nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững, do đó để phát triển con người toàn diện với tư cách là “động lực để xây dựng xã hội mới” thì phải tập trung xây dựng “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [9, tr.6], bởi lẽ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người (...) là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [7, tr.21]. Trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần Thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015 cũng đã nhấn mạnh “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hóa, năng lực sáng tạo và khả năng thực hành; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài” [13, tr.49-50]. Nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở tỉnh.

Nhận thức sâu sắc vai trò đối với công tác giáo dục, đội ngũ trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã không ngừng cố gắng thực hiện vai trò của mình theo mục tiêu GD-ĐT, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Có thể đánh giá những thành tựu cơ bản cũng như những hạn chế chủ yếu trên các mặt sau đây:

Mặc dù còn nhiều khó khăn về các phương diện như: Cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, cơ chế chính sách.v.v... song đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng. Họ là lực lượng trực tiếp góp phần vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Hằng năm tỉnh Phú Thọ có khoảng 13.237 học sinh, sinh viên tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh Trong đó có 5.300 học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trong tỉnh. Hệ đào tạo vừa làm là 4005 người. Học sinh THPT tốt nghiệp năm 2010 là 13.925 học sinh, trong tổng số 13.992 học sinh dự thi đạt tỷ lệ 99,52% (tăng 10% so với năm học trước). Kết quả xếp loại học tập năm 2010 so với năm 2009: Loại xuất sắc từ 0,2% lên 0,4%, loại giỏi từ 3,6 lên 4,7%, loại khá từ 18,9 lên 19,7%, yếu kém giảm từ 4,2 xuống còn 2,1%.[3]

Từ năm 2007 đến nay quy mô nguồn nhân lực tiếp tục phát triển khá với tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,3% và mỗi năm tăng thêm trên 3 vạn lao động. Cơ cấu nguồn nhân lực tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là sự chuyển dịch từ lao động ngành nông nghiệp sang ngành nghê phi nông nghiệp. Sự phát triển nhanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đã tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh.

Đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện trên các mặt: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực càng được nâng lên, năm 2003 tỉnh Phú Thọ đã phổ cập trung học cơ sở, đến 2015 tỉnh tiếp tục phổ cập trung học phổ thông. Cùng với việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực, tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều giải pháp tích cực để tăng tỷ trọng lao động được đào tạo nghề trong nguồn nhân lực như lập quỹ khuyến nông, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn,

truyền nghề... nhờ vậy trong một số năm đã nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề từ 20% năm 2008 lên 30% năm 2010, trong đó đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh đã được trang bị tốt về kiến thức quản lý và lý luận chính trị. Đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh, huyện đều là cán bộ khoa học, công nghệ, một số được đào tạo ở trình độ cao là yếu tố thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nền kinh tế, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, đây cũng là tiềm năng, điểm mạnh của Phú Thọ trong việc thực hiện các chương trình hợp tác phát triển với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các nước trong khu vực.

Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001- 2010 (trong đó một trong ba khâu đột phá làm chuyển toàn bộ kinh tế - xã hội là tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế trí thức), ngành giáo dục của Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn và đã đạt được những chuyển biến tiến bộ về phát triển nguồn nhân lực như đã phản ánh từ kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đó là yếu tố quyết định đối với sự phát triển vững mạnh về mọi mặt của tỉnh. Thật vậy, để đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phú Thọ đi đến thành công, chúng ta không chỉ dựa vào nguồn lực tự nhiên vốn có, mà trước hết phải dựa vào đội ngũ những người lao động, “Nguồn lực con người” mà chúng ta có được. Đó là những con người phát triển toàn diện với năng lực và phẩm chất vừa hồng, vừa chuyên. Chỉ có trên cơ sở tạo ra một đội ngũ lao động có tính tích cực về chính trị, xã hội, đạo đức, tình cảm... thì chúng ta mới có được sự ổn định bền vững nhất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, so với yêu cầu tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy mô và tốc độ cao như nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra thì nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ còn nhiều

hạn chế và bất cập. Cụ thể, tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo nghề còn thấp và phân bố chưa hợp lý giữa các vùng, các ngành nghề, các lĩnh vực. Lực lượng lao động trí thức, lao động kỹ thuật bậc cao của tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ lệ thấp 15,9%. Hiện nay cơ cấu lao động giữa đại học, trên đại học - cao đẳng nghề nghiệp ở Phú Thọ là 1-0,57-5,44, trong khi đó ở các nước phát triển cơ cấu này là 1-4-10.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành kinh tế, cụ thể là một số ngành kinh tế và khoa học công nghệ của tỉnh đang thiếu hẳn một lực lượng cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thiếu các chuyên gia giỏi, các tiến sỹ khoa học có khả năng đảm đương các dự án lớn, các quy hoạch có tầm cỡ. Một bộ phận nhân lực có trình độ nhưng lại hẫng hụt về năng lực thực hành, ít được tiếp cận với thành tựu khoa học nên còn nhiều hạn chế về khả năng tư vấn và làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Phú Thọ. Trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động còn ở mức độ thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo còn nhiều chiếm khoảng 4%.

Trên đây là một số hạn chế về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai, thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao trình độ dân trí.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” [42, tr.8]. Rằng phải xây dựng một nền giáo dục mới, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” [45, tr.310]. Ngày nay, nhân loại đang tiến lên không phải bằng đôi chân chậm chạp mà bằng của cả trí tuệ của mình.

Trí tuệ trở thành một động lực quan trọng đối với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Do đó, nâng cao dân trí vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của xã hội. Trong Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định rằng: “cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [6, tr.107], vì vậy nâng cao dân trí trở thành điểm mấu chốt trong chiến lược con người thời đại ngày nay và sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong điều kiện khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và đang đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp thì nâng cao dân trí là nâng cao điều kiện chủ quan để có thể đón nhận và sử dụng kịp thời những thành tựu văn hóa mà loài người đã đạt được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trí thức phải gần gũi công, nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của công, nông” [45, tr.68]. Mặt khác “Cần có phương hướng và kế hoạch nhằm nâng cao trình độ công, nông về mặt văn hóa, lý luận” [38, tr.499].

Thấm nhuần lời dạy đó của Người, mặc dù là một tỉnh Trung du miền núi, dân cư lại phân bố không đều, do vậy việc nâng cao trình độ dân trí cho quần chúng nhân dân gặp không ít khó khăn trở ngại, song do yêu cầu từ thực tế của sự nghiệp CNH, HĐH ở Phú Thọ đòi hỏi phải từng bước phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí cho quảng đại quần chúng nhân dân. Hoạt động khai trí nhằm các mục tiêu thiết thực như: Phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học - kỹ thuật, về thể chế chính trị, về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước về các chuẩn mực đạo đức và luân lý về quan điểm thẩm mỹ tiến bộ về lối sống, sức khỏe, môi trường...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ; sự phối hợp và tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, công cuộc nâng cao trình độ dân trí cho quần chúng nhân dân đã đạt đựơc những thành tựu đáng khích lệ, trong đó đội ngũ giáo viên, giảng viên giữ vai trò là lực lược nòng

cốt. Thông qua giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục, đội ngũ trí thức giáo dục đã trang bị cho người học hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, kỹ thuật, tổng hợp, hiện đại, mang đặc thù của Phú Thọ về tự nhiên, xã hội, đồng thời trang bị những tri thức phổ thông về kinh tế, về kỹ thuật. Trên cơ sở hệ thống những tri thức được trang bị giúp người học hình thành tư duy khoa học và diễn đạt lôgíc, kỹ năng ghi nhớ, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như biết cách tự học và hoàn thiện từng bước vốn hiểu biết của mình.

Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đội ngũ nhà giáo thông qua quá trình giáo dục đã giúp cho người học hiểu được những nguyên tắc, phạm trù đạo đức, nhân đạo và tiến bộ của loài người, của dân tộc, hiểu được những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. Giúp người học biết vận dụng những điều đã học vào việc phân tích, xử lý, đánh giá các tình huống, các hành vi đạo đức, biết tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình, biết sống và làm việc trong quan hệ đoàn kết, hợp tác, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau với những hành vi ứng xử văn hóa. Từ đó, việc thường xuyên tự giác rèn luyện những phẩm chất đạo đức làm người học sống có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, có mục đích và kế hoạch, có ý chí, nghị lực và quyết tâm vươn lên một cách lạc quan lành mạnh, đồng thời tạo cho người học thói quen lời nói đi đôi với việc làm, phong cách ứng xử văn minh và lịch sự.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ năm 1993; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002; Tháng 10 năm 2003, được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tiếp tục duy trì đến nay, cũng trong năm 2003 quyết định thành lập Trường Đại học Hùng Vương được công bố,... đánh dấu bước phát triển mới của giáo dục Phú Thọ, trong năm học 2003-2004 tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng ở 100% xã, phường, thị trấn. ; đến nay đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12/12 huyện, thị, thành phố với 100% số xã, tỷ lệ

người biết chữ đạt 98,3% dân số. Đây là điều kiện cần để phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở Phú Thọ. Thông qua kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nhiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2010 toàn tỉnh có 75% trở lên thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 21 tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đối với những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 65% trở lên số người trong độ tuổi từ 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp [59].

Tuy vậy công tác nâng cao trình độ dân trí ở tỉnh Phú Thọ còn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể so với mặt bằng dân trí trong cả nước thì trình độ dân trí của tỉnh Phú Thọ còn thấp do “Chất lượng giáo dục ở một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và đào tạo tại chức còn thấp. Quản lý quy chế thi cử, dạy thêm chưa chặt chẽ” [12, tr.38] dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật còn khá phổ biến, học sinh ngồi nhầm lớp, bỏ học, người dân không biết chữ vẫn còn tồn tại chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Một bộ phận học sinh, sinh viên (dù nhỏ) chưa đạt chuẩn về đạo đức, vẫn còn bị xếp loại hạnh kiểm trung bình, trong số đó có những em còn yếu kém, có biểu hiện chưa ngoan, vi phạm nội quy của nhà trường thậm chí có những em còn vi phạm pháp luật, gây lo lắng, nhức nhối cho gia đình, nhà trường, thầy cô và bè bạn. Số học sinh vi phạm pháp luật những năm gần đây tuy có giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể là: năm học 2006-2007 có 43 trường hợp học sinh THPT có hành vi vi phạm pháp luật như: đánh nhau, gây rối trật tự nơi công cộng, 7 học sinh, sinh viên liên quan đến ma túy. Năm học 2008-2009 con số này đã giảm xuống là 25 trường hợp. Điều này chứng tỏ tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng đội ngũ trí thức ngành giáo dục

tỉnh Phú Thọ vẫn chưa phát huy tối đa được vai trò của mình trong việc nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, mà cụ thể ở đây là những chủ nhân tương lai của tỉnh Phú Thọ, những kiến thức mà đội ngũ nhà giáo trang bị chưa thực sự là cơ

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 57)