Đội ngũ trí thức ngành giáo dục tỉnh PhúThọ trong sự nghiệp

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 44)

công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Thời kỳ CNH, HĐH đang đặt ra cho tỉnh Phú Thọ những yêu cầu mới, trong đó nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là nâng cao trình độ dân trí, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để tiếp cận với kinh tế tri thức, từng bước hội nhập kinh tế thế giới.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã được quan tâm và phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu" trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đội ngũ trí thức giáo dục Phú Thọ là một bộ phận của đội ngũ trí thức giáo dục Việt Nam, là lực lượng chủ chốt có vai trò quyết định chất lượng giáo dục ở các cấp học, góp phần đào tạo những học sinh, sinh viên thành những con người có đức, có tài, có năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những đặc điểm chung của đội ngũ trí thức giáo dục nước ta, đội ngũ trí thức giáo dục tỉnh Phú Thọ còn có những đặc điểm riêng:

Thứ nhất, đội ngũ trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ ra đời và phát triển ở một tỉnh thuần nông nghèo, còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, ra đời và phát triển ở một tỉnh có truyền thống văn hóa và truyền thống cách mạng.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến kết quả thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của trí thức giáo dục. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh ra đời và sự chi phối, quy định bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và những dấu hiệu đặc trưng theo tác giả có thể phân chia cơ cấu trí thức của tỉnh như sau:

Theo phương thức hoạt động chính, cơ cấu trí thức giáo dục bao gồm ba bộ phận: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì trong thực tế, do đặc điểm của ngành giáo dục nên nhiệm vụ của các bộ phận này có sự “giao thoa”. Hầu hết trí thức ngành giáo dục vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học, vừa giảng dạy vừa quản lý vừa nghiên cứu khoa học, hoặc tham gia cả ba hoạt động với sự đầu tư thời gian và sức lực khác nhau.

Căn cứ theo nhóm ngành khoa học lớn, trí thức giáo dục bao gồm: Bộ phận giảng dạy và nghiên cứu về khoa học tự nhiên, giảng dạy, nghiên cứu về kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.

Căn cứ theo chủ thể quản lý, cơ cấu trí thức giáo dục bao gồm các bộ phận hoạt động ở các dạng trường với các chủ thể quản lý khác nhau: Bộ, Tỉnh, hệ công lập, dân lập, bán công, tư thục. Và do vậy, các bộ phận tri thức ấy cũng liên quan đến quy chế quản lý và chức danh - tên gọi tương ứng: Công chức nhà nước, giảng viên, giáo viên, giảng viên thỉnh giảng... Cơ cấu trí thức phân theo chủ thể quản lý cho thấy mức độ và tính chất xã hội hóa giáo dục, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, cũng như tính năng động và khả năng đáp ứng nhu cầu đó như thế nào của người trí thức nhà giáo.

Về số lượng, hiện nay tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của tỉnh có khoảng 18.474 người. Trong đó có 12.548 giáo viên và 5.926 cán bộ quản lý và nhân viên. Giáo viên dạy nghề có 580 người trong đó có trình độ đại học và thạc sỹ chiếm 65%, thợ bậc cao chiếm 9%. [63].

Về giới tính, hiện nay ở Phú Thọ có khoảng 11.772 người là nữ, chiếm tỷ lệ 63,72%; 6.702 người là nam, chiếm tỷ lệ 36,28%.

Về độ tuổi, dưới 30 có 3.636 người chiếm tỷ lệ 19,68%; từ 30 đến 50 tuổi là 11.488 chiếm tỷ lệ 62,19%; trên 50 đến 60 tuổi là 3.350 người chiếm tỷ lệ 18,13%; trong đó nữ 54, nam 59 tuổi là 446 người .Nhìn chung về độ tuổi đội ngũ giáo viên tương đối trẻ, dưới 40 tuôỉ chiếm tỷ lệ 53,4%, đây là thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Về chất lượng, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức vươn lên, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý ngành của cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các ngành học, bậc học tương đối cao, hàng ngàn lượt cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy bộ môn, nội dung chương trình, sách giáo khoa mới; 95% cán bộ quản lý được bồi dưỡng kến thức quản lý ngành, 60% cán bộ quản lý khối THPT được bồi dưỡng trung, cao cấp lý luận chính trị. Trình độ chuyên môn, trong tổng số toàn bộ giáo viên,cán bộ quản lý có 18 người đạt trình độ tiến sỹ chiếm 0,097%, thạc sỹ có 392 người chiếm 2,12%, đại học 8.144 người chiếm 44,08%, cao đẳng và trung cấp 9.920 người chiếm 53,69%,.

Về trình độ ngoại ngữ có 342 người có trình độ C ngoại ngữ, chiếm tỷ lệ 16,8%; có 1.268 người có trình độ B chiếm tỷ lệ 62,2%, số còn lại là trình độ A. Trình độ lý luận, có 406 người đạt trình độ cao cấp lý luận, chiếm tỷ lệ 19,9%, còn lại là trình độ trung cấp và sơ cấp. Về bố trí công việc chuyên

môn có 100% phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có 98% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Như vậy nhìn chung đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có trình độ tương đối cao và đồng đều, 100% được đào tạo cơ bản, có trình độ trung cấp trở lên, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 76%.

Hầu hết giáo viên đều gắn bó với nhà trường, học sinh, với nghề nghiệp và quê hương, tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học để đưa công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy ngày một hiệu quả hơn; tự học ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu, giáo trình trong và ngoài nước, đổi mới phương pháp đào tạo. Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, cải tiến trang thiết bị. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 60%, trình độ giáo viên được nâng lên, qua 12 kỳ Hội giảng giáo viên dạy nghề và Hội giảng giáo viên trung học chuyên nghiệp toàn quốc có 84 giáo viên đoạt giải nhất, nhì, ba.

Đội ngũ cán bộ quản lý có khoảng 60% có chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường và thường xuyên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và có trên 100 lượt người tham gia học tập, hội thảo ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin..., 70% được đào tạo lý luận chính trị và 50% bồi dưỡng về quản lý giáo dục. Nhìn chung đội ngũ giảng viên, giáo viên tăng lên cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn còn thiếu giảng viên khoa học tự nhiên, kỹ thuật, giáo viên dạy nghề có tay nghề cao.

Chính sự phát triển về số lượng, sự vươn lên về trình độ của đội ngũ này đã tác động tích cực, hiệu quả đến công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Đội ngũ trí thức giáo dục chính là lực lượng tiếp thêm sức chiến đấu cho Đảng bộ và nhân dân Phú Tho, góp phần sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tình trạng nghèo, chậm phát triển như hiện nay.

2.2. Thực trạng phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 44)