Tiêu chí của trí thức ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 41)

Trí thức ngành giáo dục không chỉ là người trí thức nói chung mà là nhà giáo, do đó việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống... phải rất được coi trọng vì người thầy phải thật sự là tấm gương sáng cho những tri thức trẻ tương lai noi theo. Chính năng lực và phẩm chất của nhà giáo có sức lôi cuốn, khích lệ rất lớn đối với học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Do đặc điểm của nghề nghiệp đòi hỏi trí thức ngành giáo dục có những tiêu chí cụ thể là:

Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng.

Đây là một trong như những tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên của người trí thức giáo dục. Trong tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, kẻ thù đang tập trung mũi nhọn chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, nhất là tấn công vào giới thanh niên - trí thức, bởi vậy nâng cao bản lĩnh chính trị của nhà giáo sẽ góp phần quan trọng để giữ vững sự ổn định và tính định hướng chủ nghĩa xã hội của nền giáo dục tỉnh Phú Thọ. Công tác chính trị tư tưởng trong các trường học không chỉ là trách nhiệm của Đảng uỷ, đoàn thanh niên, phòng công tác học sinh, sinh viên mà còn là của toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường.

Phẩm chất chính trị của nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao, Người cho rằng: “...có chuyên môn cao mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng” [44, tr.492]. Người phê phán tư tưởng “bàng quan” chính trị trong đội ngũ giáo viên và nêu rõ: “Nếu thầy

không tốt” [44, tr.492]. Như vậy, bên cạnh việc coi trọng chuyên môn, Bác Hồ cũng rất quan tâm đến phẩm chất chính trị của đội ngũ giáo viên, hai mặt đó được Người xem xét trong mối quan hệ thống nhất biện chứng. Hồ Chủ Tịch còn khảng định; “Có tài mà không có đức là hỏng, có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào?” [44, tr.492].

Đối với mỗi đối tượng, yêu cầu và mức độ rèn luyện bản lĩnh chính trị là khác nhau, với người giáo viên thì điều quan trọng không chỉ có nhận thức chính trị đúng, mà còn phải có khả năng xử lý được những tình huống chính trị (ở mức độ nhất định). Thanh niên, sinh viên vốn rất nhạy cảm với cái mới, với sự biến động của đời sống chính trị - xã hội, vì vậy việc định hướng nhận thức chính trị xã hội cho họ là rất cần thiết. Người giáo viên không chỉ dừng lại ở mức độ tuân thủ theo những quy tắc đạo đức thông thường mà còn đạt đến mức độ mẫu mực để học sinh, sinh viên noi theo và mọi người kính phục.

Thứ hai, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tư duy khoa học...

Đó là những điều kiện cần để người trí thức phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, phấn đấu vươn lên tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại. Để có được bản lĩnh khoa học đó thì yếu tố quan trọng là sự nỗ lực của bản thân trí thức nhà giáo; sự tự phấn đấu nâng cao năng lực sáng tạo thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trình độ chuyên môn, tiềm năng trí tuệ của người trí thức - nhà giáo thể hiện qua chất lượng bài giảng, chất lượng và hiệu quả các công trình khoa học, khả năng xử lý tình huống trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu; ở tần suất xuất hiện những luận giải khoa học có hiệu quả. Ngoài ra còn biểu hiện ở nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực khám phá cái mới của người trí thức nhà giáo và ở cả “sản phẩm” của họ là những sinh viên giỏi.

Thứ ba, có năng lực sư phạm.

Đó là khả năng truyền thụ tri thức (chuyên môn, nghề nghiệp...) cho người học, năng lực sư phạm có được là phải thông qua học tập, nghiên cứu một loạt nội dung thuộc khoa học giáo dục như: giáo dục học, lý luận dạy học, phương pháp nghiên cứu khoa học... Ngoài ra còn phải rèn luyện, tích lũy các kỹ năng sư phạm như: Thao tác sư phạm, khả năng tổ chức sư phạm... bảo đảm cho người học nhận được những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Năng lực sư phạm là yếu tố cấu thành cơ bản tạo nên tư chất người giáo viên, nếu trí thức làm công tác nghiên cứu có thể chỉ cần đề cao yếu tố trình độ chuyên môn, khả năng tư duy, sáng tạo... để nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ có hiệu quả thì đối với người giáo viên, giảng viên với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo người lao động có trình độ, tri thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, thì một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng là phải có khả năng truyền đạt tri thức với hiệu suất cao, có khả năng lôi cuốn, thuyết phục, động viên, cũng như “uy quyền” đối với người học... Đó chính là tư chất nhà giáo mà không phải người trí thức nào cũng có được.

Lao động của nhà giáo là loại lao động đặc biệt bao gồm cả sự tổng hợp của nhân cách, trí tuệ và tâm hồn nhà giáo. Tác động lớn nhất, sâu sắc nhất đến người học chính là sự tổng hoà, sự thăng hoa nhiều mặt của trí tuệ trong đó có phương pháp sư phạm của người thầy, hiệu quả của giáo dục khó đo lường ngay từng khắc, nhưng tác động của nó lại rất lâu bền. Năng lực sư phạm là một trong những tiêu chí chủ yếu để xác định người thầy giỏi.

Thứ tư, có tâm huyết với nghề.

Trong hoạt động nghề nghiệp, muốn trở thành người lao động giỏi, cống hiến được nhiều cho xã hội thì bản thân họ phải yêu nghề, càng yêu người bao nhiêu lại càng yêu nghề bấy nhiêu là điểm đặc trưng trong lao động

của nhà giáo. Giáo viên là người trực tiếp gợi mở, đặt những dấu ấn trong tâm hồn lớp trẻ về tình yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tình yêu con người, gia đình, cộng đồng... Chính vì thế mà dạy học trở thành một nghề được cả xã hội tôn vinh, lòng yêu nghề sẽ tạo nên động lực rất lớn cho họat động sáng tạo và sự phấn đấu vươn lên của mỗi trí thức nhà giáo.

Tóm lại, đội ngũ trí thức ngành giáo dục là những người có hiểu biết khá sâu rộng về xã hội, về con người và có kinh nghiệm cuộc sống phong phú. Với trình độ chuyên môn theo quy định của Luật Giáo dục, với phẩm chất chính trị vững vàng và nhân cách nhà giáo, họ chính là lực lượng quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục ở các cấp học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)