hiện nay
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, xuất phát từ thực tiễn của công cuộc CNH- HĐH của tỉnh Phú Thọ đã đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải quan tâm và phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ trí thức ngành giáo dục nói vì có thể khẳng định rằng đội ngũ trí thức ở lĩnh vực này có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay ở tỉnh Phú Thọ.
Việc sử dụng trí thức từ xưa đến nay luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, lịch sử đã chứng minh rằng, trong các giai đoạn chỉ
khi nào những người lãnh đạo quan tâm đến phát hiện và trọng dụng những trí thức, nhân tài, thì khi ấy đất nước mới phồn vinh và vươn tới đỉnh vinh quang của thời đại. Bước vào thời kỳ đổi mới, hơn lúc nào hết Đảng ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng đội ngũ trí thức, vì thực tế đã chứng minh rằng cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội thành công là ở việc sử dụng đội ngũ trí thức và nhân tài, bởi họ là người nắm bắt được nhiều tri thức của nhân loại, là người trực tiếp phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước phồn vinh, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội đồng thời họ cũng là lực lượng quyết định việc thịnh hay suy của mỗi quốc gia. Một xã hội tiên tiến phải là một xã hội tạo được môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát huy trí thông minh, sáng tạo, hình thành tâm lý xã hội với nếp nghĩ tốt đẹp là trọng trí thức trọng nhân tài.
Xuất phát từ nhận thức con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở một tỉnh miền núi nghèo, song với truyền thống hiếu học và nhân văn của người đất Tổ - đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi có nhà giáo Vũ Thê Lang - Thầy giáo đầu tiên của thời kỳ Hùng Vương dựng nước, tỉnh Phú Thọ đã rất quan tâm tới sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo cụ thể: Trong những năm gần đây Đảng bộ tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác đào tạo, phát triển cũng như sử dụng đội ngũ trí thức ngành giáo dục như rà soát, xem xét lại việc phân bổ, sử dụng trí thức để tìm ra những chỗ chưa hợp lý, hoặc gây lãng phí chất xám.
Trước những khó khăn của đội ngũ trí thức giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn Đảng ủy, UBND và đặc biệt là công đoàn giáo dục tỉnh đã triển khai cuộc vận động huy động nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho trường học, nhà ở cho học sinh, giáo viên vùng cao nhằm
tháo gỡ những khó khăn cho giáo dục miền núi, cải thiện đời sống vật chất, động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên hiện đang công tác tại các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người tạo thành động lực cho cán bộ giáo viên vượt qua những khó khăn, vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một trong những hoạt động hết sức thiết thực của các cấp, ngành nhằm điều tiết, phát triển cân bằng giáo dục tại các, xã huyện trong tỉnh cũng như động viên quan tâm tới những nhà giáo đang cống hiến, công tác tại những vùng còn nhiều khó khăn giúp cán bộ, giáo viên yên tâm công tác và gắn bó với nghề, điều đó đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục Phú Thọ phát triển.
Bên cạnh đó hiện nay ở tỉnh đã có những chính sách đãi ngộ thích đáng đối với trí thức nói chung và trí thức ngành giáo dục nói riêng như: tạo việc làm, bố trí nơi ở, tăng lương, chế độ phúc lợi, tiền thưởng sáng kiến, bảo vệ bản quyền... Đồng thời Đảng bộ, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ còn tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các trí thức cụ thể là đã tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, chuyển ngạch, thi tuyển công chức..., đây là chủ trương đúng và kịp thời bởi vì chỉ có thông qua cạnh tranh mới phát hiện ra nhân tài. Vì vậy để có chỗ đứng trong công việc, bản thân mỗi trí thức phải tự vận động để không ngừng hoàn thiện bản thân mình, nâng cao trình độ về mọi mặt. Đây cũng chính là điều kiện để phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức để họ đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc đổi mới hiện nay của tỉnh.
Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học để nâng cao trình độ. Ngày 1/7/2009 UBND tỉnh có Quyết định số 2641/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chế độ đối với cán bộ, giáo viên đi học. Quyết định đã ghi rõ:
Tại Điều 2: Đối tượng là cán bộ công chức được cử đi học hưởng nguyên lương và các phụ cấp lương. Được cấp tiền mua giáo trình, tiền học
phí, tiền thăm quan thực tế theo mức quy định chung của trường. Tiền tàu xe cho lượt đi, về.
Tại Điều 3: Đối tượng là cán bộ công chức được cử đi học trình độ trên đại học ngoài quy định như Điều 2 còn được hưởng các khoản hỗ trợ.
- Tiền làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp: Tiến sỹ khoa học 30 triệu đồng, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I 20 triệu đồng, chuyên khoa II 15 triệu đồng.
- Khi được cấp bằng hoặc phong học hàm, học vị được hưởng ưu đãi một lần.
Tại Điều 4: Đối tượng là cán bộ nữ đi học được tiền trợ cấp hàng tháng; tiền tàu xe cho lượt đi, về. Nếu có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi được hưởng tiền giữ trẻ.
Ngày 10/09/2009 UBND tỉnh có Quyết định số 2640/2009/QĐ-UBND về việc quy định chế độ ưu đãi đối với cán bộ khoa học, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại tỉnh. Tại quyết định đã quy định những điều cụ thể sau:
- Đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy ở một số trường đại học công lập về tỉnh công tác được bố trí công tác đúng với chuyên môn và được trợ cấp 25 triệu đồng, không phải thi tuyển.
- Đối với thạc sỹ khi về tỉnh công tác được đặc cách tuyển dụng, không phải xét tuyển, được trợ cấp 50 triệu đồng.
- Đối với tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, giáo sư, phó giáo sư khi về tỉnh công tác được ưu tiên bố trí công việc theo đúng chuyên môn, không phải xét tuyên hoặc thi tuyển, được hỗ trợ 100 triệu đồng.
Với những chính sách cụ thể nêu trên, có thể nói chưa bao giờ trí thức ngành giáo dục lại có cơ hội phát triển như hiện nay. Từ môi trường này, các trí thức đã tìm ra con đường phát triển cho mình bằng cách phải ra sức học
triển của đội ngũ trí thức luôn gắn liền với sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Vì vậy, trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ luôn giữ được mức tăng trưởng trung bình là 10,9%, đây là con số đáng tự hào đối với một tỉnh trung du miền núi thực hiện công nghiệp hóa có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu cơ bản trên, trong công tác phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành giáo dục ở tỉnh Phú Thọ, trong thực tế còn bộc lộ những bất cập, hạn chế.
Trước hết là việc thực hiện công tác tuyển dụng chưa khoa học, còn nhiều bất cập. Để tìm được việc làm, trí thức phải qua khâu tuyển dụng, đó là khâu thiết yếu để tuyển dụng cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên ở nhiều trường trong các cấp học thực hiện khâu này còn tùy tiện, chưa khoa học, tự đặt ra cho mình những tiêu chí và những quy trình chưa phù hợp. Vì vậy, không có tác dụng lựa chọn người tài đích thực, trái lại còn làm cho một bộ phận trí thức chán nản, hoài nghi. Trong thực tế điều này vừa gây thiệt thòi cho đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, vừa làm thui chột tài năng trong xã hội.
Thứ đến là chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, tính tích cực và tâm tư, tình cảm của mỗi trí thức. Thực tế hiện nay mà nói, nếu một trí thức được làm đúng nghề nghiệp của mình, chỉ có thu nhập bằng tiền lương thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Vì vậy buộc lòng họ phải tìm kiếm thêm thu nhập. Hiện nay theo con số thống kê chưa đầy đủ có khoảng 70% trí thức giáo dục phải làm thêm ngoài công việc chính để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Điều này cho thấy cơ chế tuyển dụng, sử dụng và chính sách xã hội đối với trí thức còn nhiều bất cập, hạn chế.
Việc đầu tư kinh phí cho ngành giáo dục còn nhiều hạn chế, vì vậy cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn do đó đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục ở Phú Thọ hiện nay.
Trên đây là một số hạn chế trong việc phát huy vai trò của trí thức, vì vậy trong thời gian tới thiết nghĩ các cấp lãnh đạo ở Phú Thọ cần phải tìm ra những giải pháp thiết thực để giải quyết.