Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò trí thức giáo

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 48)

dục tỉnh Phú thọ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Thứ nhất: Do sự tác động của kinh tế thị trường.

Ở Phú Thọ, nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của người dân, giúp họ thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của xã hội nhưng đồng thời mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh những tiêu cực, những vấn đề gây nhức nhối. Những tiêu cực đó đang từng ngày, từng giờ len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống, làm biến dạng các quan hệ xã hội, trong đó có cả những quan hệ truyền thống vốn rất thiêng liêng như quan hệ thầy trò. Đội ngũ trí thức giáo dục trong nền kinh tế thị trường phải là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh, sinh viên. Họ không chỉ đào tạo các em thành những con người có trình độ văn hóa cao, mà còn giúp các em biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, vững vàng trước

những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, biết đấu tranh với những tiêu cực đang diễn ra trong đời sống xã hội.

Trong xu thế mở cửa, hội nhập, Phú Thọ cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đều có cơ hội để giao lưu, học hỏi về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật…Quá trình mở cửa hội nhập sẽ là điều kiện để phát triển nhưng cũng là quá trình phải đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc cũng như lợi ích của quốc gia. Trong xu thế đó, đội ngũ trí thức giáo dục với vai trò chuẩn bị con người cho tương lai bằng cách đào tạo, bồi dưỡng hôm nay những năng lực mà con người cần phải có, họ sẽ là những hoa tiêu chỉ đường dẫn lối cho học sinh, sinh viên - lứa tuổi nhạy cảm, năng động, thông minh nhưng dễ mắc sai lầm.

Như vậy sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang có những tác động hai chiều đối với sự phát triển của nền giáo dục, trong đó bao gồm cả việc phát huy vai trò của người trí thức giáo dục trong sự ngiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của Phú Thọ.

Thứ hai, sự tác động của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức.

Ngày nay, xã hội thông tin và kinh tế tri thức đang trở thành hiện thực trong đời sống của nhân loại, dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, của trí tuệ con người, nhân loại đã có những bước đi cực kỳ nhanh chóng. Chỉ mới gần đây thôi khám phá của y học đã cho phép đặt một camêra nhỏ xíu vào trong cơ thể con người để khám bệnh và đã thu nhận được những thông tin bệnh lý nhanh nhất, chính xác nhất. Chỉ cần click chuột là học sinh, sinh viên xem được tất cả những gì hấp dẫn nhất trên mạng toàn cầu, chỉ cần ngồi trước ti vi là học sinh có thể thấy được toàn thể gương mặt phong phú của trái đất. Các em ở nhà cũng có thể học tập được tri thức thông qua các phương tiện thông tin hiện đại, các chương trình giáo dục từ xa… Các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng sử dụng trong dạy học khiến người ta có cảm giác vai trò của đội ngũ nhà giáo trở nên mờ nhạt, thậm chí có người còn cho

rằng vai trò đó là không còn. Thế nhưng, thử hỏi ai sẽ là người soạn ra những chương trình giáo dục từ xa, ai sẽ là người tạo nền tảng tri thức để tiềm năng, trí tuệ của con người chuyển hóa thành những phát minh vĩ đại, ai sẽ giúp chúng ta xử lý những thông tin thu được vô cùng phong phú, đa dạng, lẫn cả tốt xấu? Hơn nữa, mục tiêu của giáo dục là đào tạo được những con người phát triển toàn diện, nếu chỉ có tri thức khoa học đơn thuần học được từ những phương tiện hiện đại mà không có sự phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mỹ thì con người đó, nguồn nhân lực đó làm sao phát huy được hết tiềm năng của mình, làm sao có thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Rõ ràng, dù khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, dù các phương tiện kỹ thuật dạy học có hiện đại, tinh xảo đến đâu chăng nữa, kể cả nếu như có sự ra đời của “máy dạy học” thì cũng không thể thay thế được vai trò của người thầy giáo, học sinh vẫn cần đến sự giảng dạy, hướng dẫn giáo dục của người thầy. Vai trò của nhà giáo là dạy để học sinh có trí tuệ, biết làm người, để thức tỉnh, để khai sáng, để giúp các em tự học, tự đào tạo thường xuyên, liên tục, suốt đời.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã xác định nguồn lực con người là nhân tố đặc biệt, có vai trò quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, có tác động đến mọi quốc gia dân tộc. Một vấn đề đặt ra đối với những nước đang phát triển như nước ta nói chung, Phú Thọ nói riêng là làm sao để có thể tiếp thu và vận dụng những thành tựu đó một cách có hiệu quả nhất trong từng bước phát triển. Để giải quyết được những vấn đề đó trước hết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về khoa học, công nghệ mới có thể đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng chính là lý do mà trong những năm gần đây việc

đầu tư cho giáo dục, đào tạo luôn được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ ưu tiên đạt lên hàng đầu, đồng thời đó cũng là một trong những yêu cầu thực tiễn đặt ra để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của trí thức ngành giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ sớm thoát khỏi tỉnh nghèo và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Như vậy, kinh tế tri thức và những bước tiến kỳ diệu, những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người, đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo. Trong sự phát triển đó, vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục cũng có nhiều biến động nhưng có thể khẳng định: tất cả sự phát triển đó chỉ tạo môi trường, điều kiện, phương tiện để nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục chứ không thể thay thế được vai trò của họ trong quá trình giáo dục, đào tạo con người.

Thứ ba: Xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ, ngoài tri thức và kinh nghiệm, người tri thức cần được cập nhật thông tin và học tập, trau dồi, nâng cao kiến thức để hoàn thiện mình hơn. Vì vậy hàng năm việc xây dựng kế hoạch thăm quan học tập trong và ngoài nước theo khả năng ngân sách của tỉnh là một việc làm rất cần thiết nhằm phát huy một cách tốt nhất khả năng tư duy và sáng tạo của người trí thức nói chung và trí thức ngành giáo dục nói riêng. Thông qua những chương trình như vậy người trí thức giáo dục có thể học hỏi thêm nhiều về tri thức, kinh nghiệm trong quá tiến trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức từ những nước có nền giáo dục phát triển. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có những chương trình giao lưu, học hỏi trong lĩnh vực giáo dục với các tỉnh trong và ngoài nước như, đề án bồi dưỡng hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục theo

hình thức liên kết Việt Nam - Sinhgapo... đây là một trong những điều kiện tốt để người trí thức ngành giáo dục phát huy tốt vai trò của mình trong lĩnh vực đang công tác góp xây dựng quê hương đất tổ ngày càng giàu đẹp hơn.

Thứ tư: Chương trình xã hội hóa giáo dục của tỉnh đã được chú trọng và mang lại nhiều khởi sắc cho giáo dục Phú Thọ.

Nhờ huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, bước đầu thực hiện có kết quả các loại hình trường, lớp công lập, bán công, dân lập và tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học nên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh, tạo thành phong trào học tập sôi nổi, quy mô, mạng lưới ngày càng phát triển ở các ngành học, bậc học. Nhận thức của đại bộ phận nhân dân về sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo được nâng lên, đã ý thức sâu sắc về vấn đề “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”, chăm lo cho phát triển sự nghiệp giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn dân vì vậy chủ trương đa dạng loại hình và phương thức giáo dục được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, qua đó vị thế và vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu Trí thức ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)