2.2.2. Thị trường thông tin di động Việt Nam
2.2.1.1. Tổng quan về thị trường phát triển các mạng di động tại Việt Nam
48
Mạng di động phát triển đầu tiên tại Việt Nam năm 1992 là mạng Callink. Đây là kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC - Business Contract Co-Operation) giữa Bƣu điện thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Singtel (Singapore). Tuy nhiên, mạng di động này có quy mô nhỏ nên chủ yếu phục vụ cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
Năm 1993, Công ty Thông tin di động đƣợc thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ thông tin di động trên toàn quốc với thƣơng hiệu MobiFone. Sau hơn một năm chuẩn bị, tháng 5/1994, cuộc gọi di động đầu tiên đã đƣợc thực hiện, đặt dấu mốc mở đầu cho thị trƣờng di động tại Việt Nam. Sau đó, đến giữa năm 1996, mạng di động VinaPhone ra đời, trở thành mạng di động thứ hai tại Việt Nam.
Tháng 7/2003, mạng di động thứ ba S-Fone, với công nghệ CDMA do Công ty Cổ phần Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) chính thức ra mắt trên thị trƣờng Việt Nam.
Cột mốc đáng nhớ thứ hai của thị trƣờng di động Việt Nam là khi mạng Viettel, đầu tƣ bởi Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, gia nhập thị trƣờng vào ngày 15/10/2004. Sự ra đời của mạng này đã chính thức phá bỏ sự thống trị trên thị trƣờng của hai mạng di động lớn tại thời điểm đó là MobiFone và VinaPhone, đồng thời mở ra một thời kỳ phát triển và tăng trƣởng ngoạn mục của thị trƣờng di động Việt Nam.
Năm 2006, thị trƣờng lại càng sôi động hơn khi có sự tham gia của hai mạng di động mới cùng sử dụng chuẩn công nghệ CDMA là EVN Telecom (với tên mạng di động là E-Mobile) và HT Mobile. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong kinh doanh và cạnh tranh với công nghệ CDMA nên chỉ một thời gian ngắn sau khi ra nhập thị trƣờng, HT Mobile đã tạm ngừng hoạt động để chuyển đổi công nghệ. Giữa năm 2009, mạng di động này đã chính thức trở lại với tên gọi Vietnamobile và công nghệ sử dụng là GSM.
49
Ngày 20/7/2009, Công ty Cổ phần Viễn thông di động toàn cầu (Gtel Mobile) chính thức ra mắt thƣơng hiệu Beeline tại Việt Nam.
Ngày 19/8/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động cho Công ty Đông Dƣơng Telecom. Khác với 7 mạng di động trƣớc đây, mặc dù đƣợc cung cấp dịch vụ di động nhƣng Đông Dƣơng Telecom không đƣợc cấp tần số mà đƣợc chia sẻ hạ tầng vô tuyến 3G với Viettel và đƣợc roaming với các mạng GSM (2G và 2,5G) khác. Đây là mô hình mạng di động dùng chung tài nguyên tần số đầu tiên đƣợc phép triển khai tại Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 22/6/2010, Tổng Công ty truyền thông Đa phƣơng tiện VTC cũng đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động 3G trên hạ tầng của Công ty Thông tin Viễn Thông Điện lực (EVN Telecom). Dự kiến, VTC sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động trong khoảng cuối năm 2010 trên phạm vi toàn quốc.
Nhƣ vậy, đến nay thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã có 07 nhà mạng khai thác có giấy phép và 02 nhà khai thác đã đƣợc cấp phép mạng ảo (MVNO).
Hình2.1 : Tiến trình phát triển các mạng thông tin di động tại Việt Nam
50
2.2.1.2 . Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Kể từ khi mạng di động MobiFone ra đời đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993, tiếp theo đó một thời kỳ tƣơng đối dài chiếc điện thoại di động đƣợc xem nhƣ một biểu tƣợng của sự thành đạt và rất ít ngƣời có khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ vì cƣớc phí quá cao. Ngay cả khi các mạng di động VinaPhone và SFone lần lƣợt xuất hiện thì sự cạnh tranh trên thị trƣờng vẫn còn rất yếu, và thông tin di động vẫn đƣợc coi là dịch vụ tƣơng đối xa xỉ đối với phần lớn ngƣời dân Việt Nam.
Phải đến khi mạng di động Viettel ra đời vào tháng 10/2004 với những độc chiêu khuyến mãi gây sốc, giúp mạng này thu hút đƣợc số thuê bao kỷ lục (tính đến cuối năm 2004 đã đạt con số 1,7 triệu thuê bao) thì thị trƣờng mới bắt đầu có sự cạnh tranh và tăng trƣởng. Và cũng từ thời điểm này, thị trƣờng thông tin di động Việt Nam bắt đầu bƣớc vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt đi đôi với giá cƣớc giảm mạnh.
Năm 2005 tiếp tục là năm mà thị trƣờng thông tin di động tiếp tục tăng trƣởng nóng với những cuộc đua giảm cƣớc, khuyến mãi liên tiếp giữa ba nhà mạng MobiFone, VinaPhone, Viettel. Trong năm 2005, tổng thuê bao di động đạt trên 9 triệu.
Năm 2006 thị trƣờng lại càng sôi động khi có sự tham gia của hai nhà cung cấp dịch vụ chuẩn CDMA là EVN Telecom và HT Mobile. Tuy nhiên, do hạn chế về máy đầu cuối cũng nhƣ vùng phủ sóng nên tốc độ phát triển thuê bao của các mạng CDMA còn chậm, số lƣợng thuê bao bùng nổ trong năm 2006 vẫn chủ yếu là của các mạng GSM. Song song với các chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, các nhà cung cấp mạng GSM đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc khách hàng, chú ý hơn đến chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng các dịch vụ giá trị gia tăng và mở rộng vùng phủ sóng. Năm 2006 cũng là năm bắt đầu của “thuê bao ảo”, với các chƣơng trình khuyến mãi ồ ạt và rầm rộ, thuê bao mới hoà mạng đƣợc
51
tặng tiền, đƣợc cộng thời gian sử dụng cũng nhƣ nhân tài khoản… làm thành “phong trào” mua sim thay thẻ cào. Đầu năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam mới chỉ ở mức 0,3 triệu. Nhƣng chỉ hơn 6 năm sau, cả nƣớc đã có hơn 30 triệu thuê bao, tức là tăng gấp 100 lần.
Hình 2.2: Biểu đồ Thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam
Nguồn: [Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê]
Đến nay, sau 17 năm kể từ khi xuất hiện mạng di động đầu tiên, Việt Nam đã có 7 mạng di động đƣợc cấp phép chính thức hoạt động và số lƣợng thuê bao di động đã phát triển tới trên 147,3 triệu thuê bao. Với dân số hiện nay là gần 88 triệu ngƣời thì số thuê bao điện thoại lớn hơn nhiều so với số dân. Nhƣng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận lƣợng thuê bao ảo chiếm không nhỏ. Theo ƣớc tính của các chuyên gia viễn thông, thị trƣờng Việt Nam mới chỉ có hơn 50 triệu khách hàng đã sử dụng di động, vẫn còn hơn 30 triệu ngƣời chƣa tiếp cận loại hình dịch vụ này và sẽ có khoảng 75% trong số này có khả năng dùng điện thoại di động (khoảng hơn 20 triệu ngƣời). Đây là cơ hội cho các nhà khai thác thu hút nốt số thuê bao trƣớc khi thị trƣờng bão hòa. Đồng thời cũng báo hiệu cuộc
52
chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong thời gian sắp tới.
Hình 2.3: Biểu đồ Tăng trƣởng thuê bao điện thoại di động Việt Nam
Nguồn: [Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê]
Mặc dù số thuê bao vẫn tiếp tục tăng, nhƣng bắt đầu từ năm 2007 tốc độ tăng trƣởng cũng đã bắt đầu có xu hƣớng chậm lại. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trƣởng hơn 40% hiện nay thì Việt Nam vẫn đƣợc coi là có tốc độ tăng trƣởng về thông tin di động hàng đầu trên thế giới, thậm chí còn cao hơn cả Trung Quốc - một thị trƣờng thông tin di động khổng lồ.
Bên cạnh những mặt tích cực có thể thấy đƣợc là số thuê bao ngày càng tăng và dịch vụ thông tin di động ngày càng trở nên phổ cập hơn với ngƣời dân thì sự tăng trƣởng nóng cũng khiến cho thị trƣờng di động Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn là số thuê bao ảo quá nhiều, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao ngày càng giảm và các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và thâm nhập những phân khúc thị trƣờng mới. Đặc biệt là những doang nghiệp mới ra nhập thị trƣờng sẽ cực kỳ khó khăn trong việc phá bỏ sự thống trị của ba mạng di động lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel.
53
Hình 2.4: Thị phần các mạng di động Việt Nam, Quí IV năm 2012
Nguồn: [Hệ thống báo cáo của Công ty Thông tin di động VMS]
Theo lộ trình Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, cùng với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa các dịch vụ viễn thông cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự xuất hiện của các đối tác nƣớc ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trên trƣờng quốc tế nhƣ AT và T, Qualcom, NTT Docomo,… sẽ tạo ra cơ hội cũng thách thức rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Khi các doanh nghiệp này xuất hiện thì sự cạnh tranh sẽ diễn ra sôi động hơn rất nhiều trên tất cả các lĩnh vực nhƣ công nghệ, chất lƣợng dịch vụ, giá cƣớc dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Ngành thông tin di động trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sôi động giữ vị trí đứng đầu và là ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất.
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty VMS
Sản phẩm của MobiFone bao gồm các gói cƣớc và các dịch vụ giá trị gia tăng.
2.2.2.1. Gói cước
a) Gói cước trả sau MobiGold: Gói cƣớc trả sau MobiGold đƣợc chính thức cung cấp từ ngày 01/05/1994. Gói cƣớc này đƣợc thiết kế dành cho phân đoạn khách hàng cao cấp, bao gồm các doanh nghiệp, doanh nhân và khách hàng có mức sử dụng cao.
54
Bên cạnh đó, MobiFone còn triển khai các gói cƣớc khuyến khích khách hàng MobiGold nhƣ M-Business (gói cƣớc dành cho doanh nghiệp), M-Home (gói cƣớc dành cho nhóm gia đình) và M-Friend (gói cƣớc dành cho nhóm bạn bè) với các ƣu đãi riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng nhóm.
b) MobiCard: MobiCard là dịch vụ trả trƣớc đầu tiên đƣợc cung cấp vào ngày 01/09/1998, với đối tƣợng khách hàng mục tiêu khi đó là những có nhu cầu kiểm soát chi tiêu cho điện thoại di động và mức sử dụng trung bình (từ 100.000 đến 150.000 đồng/tháng). Với gói cƣớc này, khách hàng không phải trả cƣớc hòa mạng hoặc cƣớc thuê bao ngày/tháng. Hiện nay, phần lớn các khách hàng của MobiFone đang sử dụng gói cƣớc MobiCard.
c) Mobi4U: Gói cƣớc Mobi4U là dịch vụ trả trƣớc tiếp theo sau MobiCard, đƣợc chính thức cung cấp vào ngày 02/07/2002. Gói cƣớc này đƣợc thiết kế cho các khách hàng quan tâm nhiều đến giá cƣớc với mức sử dụng trung bình cao hơn MobiCard (từ 150.000 đến 200.000 đồng/tháng). Khác biệt so với các gói cƣớc trả trƣớc khác, khách hàng sử dụng gói cƣớc Mobi4U phải trả trƣớc thuê bao ngày là 1.300 đồng và đƣợc hƣởng giá cƣớc thông tin rẻ hơn.
d) MobiQ: Gói cƣớc MobiQ đƣợc chính thức cung cấp vào ngày 25/08/2007. Khác với các gói cƣớc MobiCard, Mobi4U đƣợc thiết kế dựa trên thói quen sử dụng của khách hàng với đối tƣợng hƣớng đến là giới trẻ, học sinh, sinh viên có nhu cầu sử dụng SMS cao và gọi ít. Gói cƣớc này không có cƣớc hòa mạng, không cƣớc thuê bao ngày/tháng. So sánh với các gói cƣớc khác thì mức cƣớc SMS của MobiQ rẻ nhất, nhƣng ngƣợc lại mức cƣớc cuộc gọi lại cao hơn. Ngoài ra, thuê bao MobiQ không bị giới hạn thời gian sử dụng nhƣ các gói cƣớc trả trƣớc khác. Gói cƣớc MobiQ đánh dấu việc cung cấp các gói cƣớc di động hƣớng đến nhu cầu, mục đích
55
sử dụng của khách hàng chứ không chỉ đơn thuần là mức sử dụng. Chính vì vậy, trong năm 2007, Gói cƣớc MobiQ đã đƣợc công nhận là gói cƣớc của năm tại giải thƣởng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
e) Mobi365: Mobi365 đƣợc chính thức cung cấp vào ngày 04/09/2008. Gói cƣớc này hƣớng tới đối tƣợng khách hàng là những ngƣời có thu nhập thấp, ít có nhu cầu gọi đi, chủ yếu nhận cuộc gọi và mức sử dụng trung bình từ 50.000 đến 100.000 đồng/tháng. Gói cƣớc Mobi365 đặc biệt phù hợp cho các khách hàng ở nông thôn và ngoại thành với mức cƣớc cuộc gọi hấp dẫn, đặc biệt với những cuộc gọi ngắn và thời hạn sử dụng lên đến 365 ngày. Vào năm 2008, gói cƣớc này đã đƣợc ICT Awards bình chọn là “Gói cƣớc di động xuất sắc nhất năm 2008”.
f) Q - Student: Gói cƣớc Q-Student đƣợc cung cấp vào ngày 25/08/2009. Khách hàng mục tiêu là sinh viên có nhu cầu sử dụng SMS cao. Gói cƣớc này không có cƣớc hòa mạng, không cƣớc thuê bao ngày/tháng và không giới hạn thời gian sử dụng. Khách hàng sử dụng gói cƣớc Q-Student đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi nhất so với các gói cƣớc của MobiFone: giảm cƣớc gọi nhóm, cƣớc tin nhắn thấp nhất, tặng tiền vào tài khoản hàng tháng và sử dụng data (Mobile Internet) miễn phí.
g) Q - Teen: Gói cƣớc Q-Teen đƣợc cung cấp vào ngày 25/08/2009. Khách hàng mục tiêu là học sinh từ 15 đến 18 tuổi. Q-Teen là gói cƣớc trả trƣớc, không có cƣớc hòa mạng, không cƣớc thuê bao ngày/tháng và không giới hạn thời gian sử dụng. Khách hàng sử dụng gói cƣớc Q-Teen đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi nhƣ giảm cƣớc cuộc gọi trong Happy Hours, sử dụng data (Mobile Internet) miễn phí, đăng ký gói SMS nội mạng giá rẻ (3.000 đồng/100SMS). Gói cƣớc Q-Teen đã đƣợc ICT Awards bình chọn là “Gói cƣớc di động xuất sắc nhất năm 2009”.
h) MobiZone: MobiZone là gói cƣớc di động trả trƣớc hƣớng đến đối tƣợng khách hàng có thu nhập thấp và ít có nhu cầu dịch chuyển.Thuê
56
bao MobiZone có thể đăng ký để đƣợc hƣởng mức cƣớc ƣu đãi trong một khu vực địa lý do chủ thuê bao lựa chọn. Khi đi ra khỏi vùng đăng ký, thuê bao MobiZone sẽ phải trả cƣớc phí cuộc gọi cao hơn. Thuê bao MobiZone cũng bị quy định ngày sử dụng giống MobiCard.
i) Fast Connect: Fast Connect là gói cƣớc truy cập internet di động băng thông rộng (Mobile Broad Band) thông qua các thiết bị cho phép truy cập Internet trên nền công nghệ 3G. Đây là gói cƣớc dành riêng cho những khách hàng có nhu cầu kết nối và thƣờng xuyên di chuyển. Fast Connect đƣợc cung cấp từ ngày 15/12/2009 dƣới cả hình thức trả trƣớc và trả sau. Các thuê bao Fast Connect có thể đăng ký nhiều gói cƣớc với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân.
Hình 2.5: Tỷ trọng thuê bao sử dụng các gói cƣớc của MobiFone Nguồn: [Hệ thống báo cáo của Công ty Thông tin di động VMS tháng 12/2012]
2.2.2.2. Dịch vụ giá trị gia tăng
Cho đến nay, MobiFone đã cung cấp hơn 40 dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ cơ bản, các dịch vụ cung cấp thông tin, các dịch vụ
57
giải trí… phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng của tất cả các nhóm khách hàng mục tiêu.
Đối với nhóm khách hàng trẻ, các dịch vụ giá trị gia tăng mà MobiFone cung cấp bao gồm:
- SMS: là dịch vụ nhắn tin ngắn cho phép khách hàng gửi thông điệp cho các thuê bao khác dƣới dạng text. Đây là dịch vụ giá trị gia tăng đƣợc khách hàng trẻ yêu thích và có tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong các dịch vụ giá trị gia tăng của MobiFone.
- Mobile Internet (GPRS): là dịch vụ truy cập internet di động, giúp khách hàng có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi bằng chính chiếc điện thoại di động của mình.
- FunRing: là dịch vụ nhạc chuông chờ, cho phép khách hàng cài đặt những bản nhạc, bài hát, giai điệu,… thay thế cho tiếng chuông chờ thông thoại đơn điệu.
- Live Info: LiveInfo là dịch vụ cung cấp thông tin cho khách hàng theo một cách truyền tin mới, rất thuận tiện và không làm phiền khách hàng. Tin tức do dịch vụ LiveInfo cung cấp sẽ tự động xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng khi máy đang ở chế độ rỗi. Với dịch vụ Live Info, khách hàng luôn đƣợc cập nhật những thông tin mới nhất trong tất cả các lĩnh vƣc: thể thao, âm nhạc, giải trí, xã hội,…
Ngoài ra MobiFone còn cung cấp rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng