Trong một nhóm:

Một phần của tài liệu tiết 30-50 hóa 9 (Trang 31)

I. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2. Trong một nhóm:

- Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+ Số lớp e của nguyên tử tăng dần. + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

VD: Li <Na<K F>Cl>Br>I

b. Hoạt động 2: (12 phút) II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH: ? A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì

3, nhóm VII → A có cấu tạo nguyên tử, tính chất, so sánh tính chất với các nguyên tố lân cận?

? X có điện tích hạt nhân 16+, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 6e ⇒ xác định vị trí X trong bảng, tính chất cơ bản của X?

1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố, đồng thời so sánh tính kim loại hay phi kim của nguyên tố này với nguyên tố khác lân cận. 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.

IV.Củng cố: (5 phút)

- Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: A. Na, Mg, Al, K. B. K, Na, Mg, Al.

C. Al, K, Na, Mg. D. Mg, K, Al, Na. ? Giải thích sự lựa chọn.

? Nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá hoc?

V.Dặn dò: (2 phút)

- Học bài cũ. Đọc mục “Em có biết” ở SGK trang 101. - Làm bài tập 6,7 (SGK - 101)

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 41 LUYỆN TẬP CHƯƠNG III

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành

Tính chất hóa học của phi kim Các dạng bài tập liên quan

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: - Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức đã học trong chương

như: tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, ôxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

2.Kỹ năng : HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập. 3.Thái độ: - HS yêu thích môn học, có tinh thần học tập cao.

B.PHƯƠNG PHÁP

Ôn tập, nêu và giải quyết vấn đề

C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1.Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị một số câu hỏi, bài tập, phiếu học tập. 2.Chuẩn bị của HS: - Các kiến thức tổng hợp đã học của toàn chương.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số:

II.Kiểm tra bài cũ: (Vừa luyện tập vừa kiểm tra) III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: (1 phút)

Ở chương III, các em đã được nghiên cứu về phi kim và sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Để củng cố tốt hơn về những kiến thức này và vận dụng những kiến thức đã học trong việc giải 1 số bài tập...

2.Phát triển bài:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

a.Hoạt động 1: (20 phút)

? Nêu những tính chất hoá học của phi kim? Lấy ví dụ minh hoạ là phi kim S hảy hoàn thành sơ đồ 1 SGK - 102. ? Nêu những tính chất hoá học của phi kim clo?

- Hoàn thành sơ đồ 2 (SGK - 102) bằng các PTPƯ?

? Nêu tính chất hoá học của C, các oxit của C, muối cacbonat?

? Vận dụng những tính chất hoá học C, hợp chất của cacbon hoàn thành sơ đồ 3 (SGK)

I.Kiến thức cơ bản cần nhớ:

Một phần của tài liệu tiết 30-50 hóa 9 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w