Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 80)

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

3.2.4. Quản trị hàng tồn kho

Như đã phân tích ở chương 2, hàng tồn khi của Công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức luôn chiếm tỷ cao trong giai đoạn 2011 – 2013 và chủ yếu tồn đọng nguyên vật liệu thành phẩm. Với lượng dự trữ nguyên liệu nhiều như vậy, Công ty phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc cất trữ và bảo quản. Hàng tồn kho tồn đọng khiến cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty bị giảm sút, so với các doanh nghiệp cùng ngành khả năng thanh toán của Công ty là thấp hơn. Ngoài ra, vòng quay hàng tồn kho cũng rất chậm góp phần khiến cho vòng quay tiền dai, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn Công ty. Do vậy, việc cấp thiết mà Công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức cần phải làm đó là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt, phương pháp đó có thể là:

- Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình của năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, từng quý. Luôn kiểm tra kĩ chất lượng nguyên vật liệu nhập về, nếu phát hiện hàng kém phẩm chất cần đề nghị ngay cho người bán hàng đổi hàng hoặc đền bù thiệt hại cho Công ty.

81

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng còn tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Đối với thành phẩm tồn kho, Công ty muốn đẩy hàng bán ra nhiều hơn, trong ngắn hạn có thể áp dụng một số biện pháp như: giảm giá, ký gửi hàng tại nơi bán, bán những hàng tồn kho không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn trong dài hạn, Công ty cần quản lý chặt chẽ các đơn đặt hàng để lên kế hoạch sản xuất hợp lý, tránh để cho sản phẩm dư thừa quá nhiều. Ngoài biện pháp đó, Công ty nên tăng cường quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm của mình, việc quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả trong lâu dài.

Ngoài ra, Công ty có thể đầu tư vào phần mềm quản lý hàng lưu kho, đào tạo nhân sự sử dụng phần mềm để có thể quản lý hàng lưu kho dễ dàng và hiệu quả hơn.

Áp dụng mô hình ABC để quản lý nguyên liệu hàng tồn kho

Bƣớc 1: Xác định nhu cầu hàng năm của một loại nguyên liệu tại Công ty bằng cách

nhân lượng nhu cầu với đơn giá. Sau đó, sắp xếp thứ tự các loại hàng giảm dần theo giá trị.

Bƣớc 2: Xác định mức kiểm soát tồn kho cho loại A: vật liệu chính ( gỗ công nghiệp...) loại B: vật liệu phụ ( đinh, keo, giáp..) loại C. vật liệu khác.

Như vậy, sau khi phân loại nguyên vật liệu, ta xác định được mức kiểm soát hàng tồn kho như sau:

- Loại A bao gồm: gỗ công nghiệp cần được theo dõi đặc biệt vì chiếm 72,5% giá trị, vậy lượng tồn kho phải thấp nhất có thể. Cần tính toán chính xác dự báo và ghi chép chi tiết trạng thái tồn kho. Các chính sách tồn kho phải được xác định tương ứng.

- Loại B bao gồm đinh, keo, giáp có thể quản lý bằng kiểm kê liên tục. - Loại C bao gồm vật liệu khác chỉ cần kiểm kê định kì.

Bảng 3.4.Phân loại nguyên vật liệu tồn kho theo mô hình ABC ĐVT: Nghìn đồng Loại nguyên liệu Nhu cầu hàng năm % so với

nhu cầu Giá đơn vị Tổng giá trị hàng năm

% so với tổng giá trị Loại Vật liệu chính ( gỗ công nghiệp) 70m2 27,35% 17.000 1.190.000 72,5% A Đinh 30 11,72% 1.400 42.000 2,56% B Keo 86 33.59% 420 36.120 2,2% B Giáp 25 9,76% 10.800 270.000 16,45% B Vật liệu khác 45 17,58 2300 103.500 6,29% C (Nguồn: Phòng Kế toán)

Dựa vào tính toán ở bảng 3.2, ta có mô hình ABC của nguyên liệu tồn kho tại công ty.

Biểu đồ 3.1. Mô hình quản lý nguyên liệu tồn kho ABC

(Nguồn :Số liệu được tính toàn từ bảng 3.2)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 80)