Nhận xét về môi trường kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 72)

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của Công ty

Môi trƣờng vĩ mô

Năm 2011, Việt Nam đã hứng chịu những tổn thất nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến năm 2012, 2013 mặc dù khủng khoản đã đi qua nhưng những tác động của nó vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Ảnh hưởng này thể hiện rõ ràng nhất khi người dân thắt chặt chi tiêu, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với ngành đồ gỗ vì sản phẩm đồ gỗ đa phần là những sản phẩm có giá thành cao nên việc tìm được khách hàng trong thời điểm này là rất khó. Do đó, nhiều công ty hoạt động trong ngành đã rơi vào tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, vốn quay vòng chậm.

Môi trƣờng công nghệ

Việt Nam là nước đang phát triển nên công nghệ tuy đã được cải tiến và nâng cao hơn rất nhiều so với thời gian trước nhưng vẫn đi sau các nước phát triển. Vì đa phần các công ty trong ngành này đều là các công ty vừa và nhỏ nên việc đầu tư vào các dây chuyển hiện đại, tiên tiến thì chỉ có những công ty có năng lực tài chính mạnh mới đủ sức để chi trả, còn đa số đều sử dụng lại công nghệ mà các nước phát triển không còn sử dụng nữa. Với những doanh nghiệp muốn tiếp cận với những công nghệ mới sẽ được nhiều chính sách ưu đãi cho vay vốn từ phía Nhà nước.

Môi trƣờng ngành

Thị trường sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê, năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, nội thất đạt khoảng 4,6 tỉ USD. Còn số liệu từ các công ty khảo sát thị trường cũng như nhận định từ các chuyên gia trong ngành, sức tiêu thụ đồ gỗ, nội thất trong nước trong năm qua là hơn 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra là, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 20%. Từ những con số trên có thể thấy rằng, tiềm năng thị trường đồ gỗ, nội thất trong nước là rất lớn. Vì nếu không có tiềm năng thì chẳng công ty nước ngoài, đa quốc gia nào lại cố công đầu tư, khai thác nhiều và lâu đến vậy.

73

Nhìn chung quy mô của các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các công ty vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.

Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Nga.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 72)