11-12 12-13 Hệ số lưu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 67)

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

11-12 12-13 Hệ số lưu

Hệ số lưu kho Vòng 12,9 7 6,71 3,17 (6,26) (3,54) Thời gian luân chuyển kho TB Ngày 28,1 4 54,3 9 115,24 26,25 60,85

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)

Từ bảng 2.16 ta thể hiện được hệ số lưu kho và thời gian luân chuyển kho trung bình qua biểu đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.2. Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty

Hệ số lưu kho hay có tên gọi khác là vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kì để tạo ra doanh thu. Hệ số lưu kho của Công ty năm 2011 là 12,97 có nghĩa trong năm này hàng tồn kho của doanh nghiệp phải quay 12,97 vòng mới tạo ra doanh thu. Năm 2012, Công ty bán được ít hàng hơn, giá vốn hàng bán giảm xuống, đồng thời lượng hàng tồn kho tăng lên dẫn đến hệ số này giảm xuống còn 6,71 vòng. Sang năm 2013, hệ số lưu kho tiếp tục giảm mạnh, giảm 3,54 vòng so với năm 2012. So với trung bình ngành năm 2013 là 10,45 vòng, vòng quay hàng tồn kho của Công ty thấp hơn 6,28 vòng. Điều này cho thấy trong ba năm vừa qua Công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho, chủ yếu là nguyên vật liệu khiến cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty bị giảm sút.

Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày hay số ngày trung bình của một vòng quay kho. Tại Công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức ta thấy trong ba năm gần đây số ngày hàng tồn kho trung bình đang có xu hướng tăng lên. Năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình chỉ là 28,14 ngày, nhưng sang đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 54,39 ngày tương ứng tăng 26,25 ngày có nghĩa 1 vòng quay hàng tồn kho tại Công ty trong năm 2012 mất 54,39 ngày, đến năm 2013 con số này tăng mạnh lên thành 115,24 ngày – cao nhất trong giai đoạn trong khi vòng quay hàng tồn kho của ngành chỉ là 30,15 ngày. Qua đó cho thấy thời gian luân chuyển kho của Công ty quá dài ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty.

Tóm lại, do đặc thù kinh doanh nên hàng tồn kho của Công ty luôn được duy trì ở mức cao kéo theo hệ số lưu kho thấp và thời gian luân chuyển kho trung bình dài. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho Công ty như vốn bị ứ đọng lâu, phát sinh nhiều chi phí liên quan đến việc dự trữ hàng tồn kho .

12,97 6,71 3,17 28,14 54,39 115,24 0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số lưu kho Thời gian luân chuyển kho TB

Vòng

69

Thời gian quay vòng tiền mặt

Thời gian quay vòng tiền là tổng hợp các chỉ tiêu cho thấy thời gian doanh nghiệp thu hồi tiền trong sản xuất kinh doanh, Chỉ tiêu này bao gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân và thời gian luân chuyển kho. Để xem xét một cách cụ thể hơn, ta có bảng 2.17 sau:

Chỉ tiêu đánh giá thời gian quay vòng tiền mặt Bảng 2.17. ĐVT: Ngày Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 -12 12 - 13

Kỳ thu tiền bình quân 44,13 35,89 51,26 (8,24) 15,37

Kỳ trả tiền bình quân 55,13 67,09 96,56 11,96 29,5

Thời gian luân chuyển kho trung

bình 28,14 54,39 115,24 26,25 60,85

Thời gian quay vòng tiền 17,14 23,19 69,94 6,05 46,75

Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính

Nhìn vào bảng số liệu 2.17 ta thấy thời gian quay vòng tiền của Công ty đang có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2011, vòng quay tiền của Công ty là 17,14 ngày có nghĩa số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sau 17,14 ngày mới được thu lại để tiếp tục hoạt động SXKD. Sang đến năm 2012 con số này tăng lên thành 23,19 ngày, tương ứng 6,05 ngày và tiếp tục tăng mạnh lên thành 69,94 ngày vào năm 2013, tương đương tăng 46,75 ngày. Trong năm 2012, tiền thu về của công ty nhanh hơn ( giảm 8,24 vòng so với năm 2011), thời gian trả tiền tăng lên tức là công ty có nhiều thời gian chiếm dụng hơn nhưng thời gian quay vòng kho lại tăng cao là do số tiền thu về và chiếm dụng công ty đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng hàng bán ra lại thấp dẫn đến thời gian quay vòng tiền trong năm 2012 tăng. Đó là lí do khiên quay vòng tiền tăng trong năm này. Trong năm 2013 thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty tăng lên rất lớn so với năm 2012 tức là tăng 60,85 ngày. Từ đó, ta có thể thấy công ty đã mất một khoản chi phí lớn cho hàng tồn kho, đồng thời doanh thu giảm sút khiến vòng quay của tiền tăng lên. Từ những phân tích trên có thể thấy trong ba năm gần đây Công ty quản lý chưa thực sự hiệu quả khi giữ hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức cao làm cho thời gian luân chuyển kho trung bình và thời gian thu nợ trung bình dài. Thời gian trả nợ cao cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức tín nhiệm của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức (Trang 67)