7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
2.2.3.1. Khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài.
Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty TNHH Sản xuất Bảng 2.1.
một thành viên Minh Đức
ĐVT: lần
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Khả năng thanh toán hiện hành: phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn của các TSLĐ thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tại Công ty TNHH Sản xuất một thành viên Minh Đức khả năng thanh toán ngắn hạn đạt mức 1,86 lần vào năm 2011 có nghĩa 1 đồng nợ của Công ty được đảm bảo bằng 1,86 đồng, đến năm 2012 giảm xuống 1,83 đồng, nguyên nhân là do tài sản lưu động năm 2012 giảm 8,49% so với năm 2011 nhưng nợ ngắn hạn chỉ giảm 6,8% dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 là giảm so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng thành 2,14 tương ứng tăng 0,31 lần so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là trong năm 2013, tài sản lưu động tăng 2,38% so với năm 2012 nhưng nợ ngắn hạn lại giảm 12,64%, điều này dẫn đến chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành trong năm 2013 tăng so với năm 2012. So với trung bình ngành, chỉ tiêu này trong năm 2013 là 1,17 như vậy thấp hơn Công ty 0,97 lần, điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tốt hơn nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác, đây là một con số tương đối lý tưởng bởi trong năm 2013 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhiều hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Trong ba năm từ năm 2011 đến 2013, ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đều lớn hơn 1 có nghĩa là khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, hệ số này càng cao cũng sẽ là một nhược điểm vì nó cho thấy Công ty sử dụng TSLĐ không hiệu quả vì bộ phận này không sinh lời.
Chỉ tiêu TB ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13
Khả năng thanh toán hiện hành 1,17 1,86 1,83 2,14 (0,03) 0,31 Khả năng thanh toán nhanh 0,61 1,4 1,12 1,08 (0,28) (0,04) Khả năng thanh toán tức thời 0,16 0,13 0,13 0,09 0 (0,04)
49
Khả năng thanh toán nhanh: trong giai đoạn 2011-2013 khả năng thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2011 đạt mức 1,4 có nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể sử dụng 1,4 đồng TSLĐ để chi trả mà không cần giảm hàng tồn kho. Con số này giảm xuống còn 1,12 đồng trong năm 2012 và xuống còn 1,08 đồng vào năm 2013. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, khoản mục hàng tồn kho liên tục tăng mạnh. Ta có thể thấy trung bình ngành năm 2013 là 0,61 đồng còn của công ty là 1,08 đồng. Chỉ số này của công ty tương đối cao so với trung bình ngành. Khoản hàng tồn kho trong giai đoạn này đang có xu hướng tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của công ty. Mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng công ty nên có các biện pháp về việc dự trữ hàng tồn kho để có thể cải thiện hơn nữa chỉ số này trong các năm tới.
Khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay tại một thời điểm xác định, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Dựa vào bảng số liệu tính toán được ở trên ta thấy đây là chỉ tiêu nhỏ nhất, giữ nguyên trong năm 2011 và 2012 nhưng lại giảm vào năm 2013. Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,13 có nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn được đáp ứng bằng 0,13 đồng dự trữ tiền mặt. Năm 2012, chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể ( từ 0,1342 năm 2011 xuống còn 0,1309 năm 2012). Nguyên nhân là do khoản tiền trong năm 2012 giảm 4,46% so với năm 2012 trong khi khoản nợ ngắn hạn lại giảm 6,8%. Đến năm 2013 giảm xuống còn 0,09 đồng. Nguyên nhân là do năm 2013, lượng tiền giảm đột biến, giảm 43,67% so với năm 2012, trong khi nợ ngắn hạn chỉ giảm 12,64%. Công ty đang giảm dần lượng tiền dự trữ. Để cải thiện chỉ tiêu này, công ty cần cân nhắc việc dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền. Khả năng thành toán tức thời năm 2013 của công ty là 0,09 đồng, trong khi trung bình ngành là 0,16 đồng. Khả năng thanh toán tức thời trong 2 năm 2012 và 2013 đang có xu hướng giảm. Lượng tiền dự trữ năm 2013 giảm 43,67% so với năm 2012 trong khi nợ ngắn hạn năm 2013 chỉ giảm 11,79% so với năm 2012. Đó chính là lí do khiến cho chỉ số này của công ty ở mức không an toàn. Nếu công ty không có các chính sách thay đổi trong việc quản lí lượng tiền dự trữ cũng như triển khai các kế hoạch đầu tư ngắn hạn thì chỉ tiêu sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.
2.2.3.2. Khả năng sinh lời
Để đánh giá kết quả hoạt động SXKD trong một chu kì nhất định, là yếu tố quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai, đó chính là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm ba chỉ số: chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS), chỉ số lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây:
Khả năng sinh lời của Công ty TNHH Sản xuất một thành Bảng 2.2.
viên Minh Đức
ĐVT : %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13
ROS 9 11,1 6,84 2,1 (4,26)
ROA 30,22 27,31 9,32 (2,91) (17,99)
ROE 54,59 46,54 14,44 (8,05) (32,1)
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng biến động. Năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 9 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 tăng lên thành 11 đồng tương ứng 2,1% và đến năm 2013 con số này lại giảm xuống còn 6,84 đồng, tương ứng 4,26%. Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 2,32% và doanh thu thuần giảm 20,82% so với năm 2011, đó là lí do tại sao ROS năm 2012 lại tăng so với 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế giảm 64,99% và doanh thu thuần giảm 43,18%, kéo theo chỉ tiêu ROS của năm 2013 giảm xuống Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của nền kinh tế tác động đến tiêu dùng của người dân, và sự xâm nhập của các công ty mới đến từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,… có tiềm lực tài chính hùng hậu làm cho lợi nhuận của Công ty giảm sút nghiêm trọng.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm dần qua các năm. Năm 2011, cứ 100 đồng tài sản tạo ra 30,22 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2012 giảm xuống chỉ còn 27,31 đồng; năm 2013 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 9,32 đồng. Nguyên nhân ROA giảm là do lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 64,99% so với năm 2012 trong khi đó tổng tài sản năm 2013 lại tăng 2,65% so với năm 2012 Ngoài ra, ta có thể lý giải ROA trong giai đoạn này giảm là do ROS giảm đồng thời doanh thu năm 2013 cũng giảm 43,18% so với năm 2012 dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm. Mặc dù ROA đang có xu hướng giám nhưng các con số vẫn dương cho thấy khả năng quản lý đầu tư vào tài sản của Công ty vẫn đem lại hiệu quả. Để cải thiện chỉ số ROA trong những năm tới, công ty cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán sản phẩm để thu hút khách hàng, đẩy mạnh các công cụ xúc tiến bán hàng.
51
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn CSH sẽ tạo ra cho Công ty 54,59 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2011, sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 46,54 đồng tức là giảm 8,05 đồng so với năm 2011, đến năm 2013 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 14,44 đồng. Nguyên nhân dẫn đến ROE giảm là do lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 64,99% so với năm 2012, đồng thời vốn chủ sở hữu năm 2013 lại tăng 12,81% so với năm 2012 từ đó dẫn đến tỷ suất ROE giảm. Ngoài ra, ROE là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, việc chỉ tiêu này giảm qua các năm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra khả năng sinh lời.
Để có được sự đánh giá khách quan và chi tiết hơn về khả năng sinh lời của công ty , ta so sánh 2 chỉ số ROA, ROE của công ty với chỉ số trung bình ngành tại bảng 2.3
So sánh chỉ số ROA, ROE của công ty với trung bình ngành Bảng 2.3. ĐVT : % Chỉ tiêu Ngành hàng lâm sản Công ty TNHH Sản Xuất một thành viên Minh Đức Chênh lệch ROA(năm 2013) 3 9 6 ROE (năm 2013) 9 14,44 5,44 ( Nguồn : [5])
So với ROA của trung bình ngành năm 2013, tỷ suất sinh lời của Công ty TNHH Sản Xuất một thành viên Minh Đức cao hơn nhiều. Trong khi ROA của ngành đạt 3% thì Công ty đạt mức 9%, cao hơn gấp 3 lần so với ngành. Điều này cho thấy Công ty đang hoạt động hiệu quả và đang dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng lâm sản.
Đối với chỉ số ROE của Công ty có thể thấy rằng năm 2013 là một năm thành công của Công ty khi mà chỉ số ROE của trung bình ngành là 9% còn của Công ty là 14,44%. ROE được dùng để đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả đồng vốn, nghĩa là Công ty đã biết cách sử dụng hợp lý đồng vốn để đầu tư sinh lợi nhuận. Vì công ty không phát sinh thêm các khoản đi vay nào nên mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ đồng vốn của công ty. Trong các năm tiếp theo nếu công ty biết cách sử dụng thêm các khoản vay tín dụng, vay ngân hàng, lợi nhuận sau thuế có thể tăng cao hơn so với năm nay.
2.2.3.3. Khả năng quản lý tổng tài sản
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành. Dưới đây là bảng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty với trung bình ngành
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty Bảng 2.4. Đơn vị : lần Chỉ tiêu TB ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,42[5] 3,36 2,46 1,36 0,9 1,1
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong năm 2011 giảm 0,9 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 giảm 20,82% so với năm 2011 trong khi tổng tài sản bình quân năm 2012 lại tăng 8,07% so với năm 2011. Đến năm 2013, hiệu suất này giảm 1,1 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2013 giảm mạnh, giảm 43,18% so với năm 2012, tổng tài sản bình quân năm 2013 tăng 2,65% so với năm 2012. Khi so sánh hiệu suất này với trung bình ngành là 1,42%, ta có thể thấy năm 2011 và 2012, hiệu suất này của công ty đều lớn hơn trung bình ngành nhưng đến năm 2013 thì đã thấp hơn. Từ đó ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong năm 2013 đang gặp nhiều vấn đề, cụ thể là mặc dù đầu tư thêm tài sản nhưng doanh thu thuần mang lại không đạt mức yêu cầu. Công ty cần có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh để làm tăng doanh thu thuần từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
2.2.3.4. Khả năng quản lý nợ
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm hai tỷ số quan trọng: tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Để có cái nhìn tổng quan hơn ta sẽ đi vào tính toán từng chỉ tiêu cụ thể và tất cả được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây:
53
Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ của công ty Bảng 2.5. Chỉ tiêu ĐVT TB ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13 Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 65 44,64 41,3 35,49 (3,34) (5,81) Tỷ số nợ trên VCSH Lần 2,1 0,8 0,7 0,55 (0,1) (0,15) (Nguồn:[5])
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong ngành thì chỉ số này khoảng 65%. Tại Công ty TNHH Sản xuất một thành viên Minh Đức, con số này trong giai đoạn 2011-2013 đều nhỏ hơn so với trung bình ngành. Cụ thể, năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty là 44,64% có nghĩa là nợ chiếm 44,64% nguồn vốn (do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn) hay Công ty sử dụng 44,64% nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Ta có thể thấy chỉ số này của công ty đang có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 3,34% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm tiếp 5,81% so với năm 2012. Lí do là công ty đã thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp đồng thời việc tăng mạnh của hàng tồn kho cũng làm cho chỉ tiêu này giảm. Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh cũng như đầu vào của nguồn nguyên vật liệu trong ngành hầu như đều là nhập khẩu, vì vậy khoản thuế phải nộp nhà nước của các công ty trong ngành này thường rất cao và công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức cũng không ngoại lê. Đồng thời, để tiết kiệm chi phí vận chuyển, các công ty thường nhập mua những lô hàng có giá trị lớn mà hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều thuộc loại vừa và nhỏ vì vậy khoản tiền phải trả cho người bán cũng cao. Đó là lí do vì sao trong các năm gần đây, chỉ số này trung bình ngành luôn ở ngưỡng cao, từ 60% - 70%.
Tỷ số nợ trên vốn CSH: thường gọi là tỷ số nợ, phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn CSH. Tỷ số nợ của Công ty năm 2011 là 0,8 có nghĩa là mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp chỉ bằng 0,8 lần vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp chỉ sử dụng 0,8 đồng nợ vay. Tỷ số này có thể nhỏ hơn hoặc cao hơn 1. Ở Công ty TNHH sản xuất một thành viên Minh Đức, trong giai đoạn 2011 – 2013 chỉ số này đang có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2012 giảm 0,1 so với năm 2011, năm 2013 giảm 0,15 so với năm 2012. Có thể thấy Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. So sánh với các doanh nghiệp trong ngành, chỉ số này của công ty trong giai đoạn 2011-2013 đều nhỏ hơn rất nhiều và đều nhỏ hơn 1.
Với tỷ số nợ thấp Công ty có lợi thế trong vay vốn và tự chủ tài chính cao, ít gặp rủi ro tuy nhiên khả năng sinh lợi sẽ thấp.
Thông qua việc phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở