Agribank Sơn Tây
Chất lượng tín dụng cho vay HSX tại Agribank Sơn Tây được đánh giá dựa trên sự phân tích những dữ liệu thực tế được thu thập tại Ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay HSX tại Agribank gồm có:
- Chất lượng nguồn nhân lực
- Đánh giá chất lượng tín dụng cho vay HSX thông qua các chỉ tiêu tài chính: Tốc độ tăng trưởng CV HSX, Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất, Chỉ tiêu nợ xấu, Tỷ lệ sinh lời tín dụng HSX, Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng HSX
- Lãi suất cho vay, thời hạn vay, mức vốn hỗ trợ và thời gian giải ngân.
*) Trước tiên, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Agribank Sơn Tây: Đội ngũ cán bộ của Agribank Sơn Tây có đầu vào cao, có nhân cách tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trong số 106 cán bộ nhân viên thì có khoảng 5,5% cán bộ có trình độ sau đại học, 75% cán bộ đạt trình độ đại học chuyên ngành kinh tế. Hàng năm theo yêu cầu của quá trình phát triển, Agribank luôn mở những lớp học để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ tín dụng cho các nhân viên đáp ứng với sự thay đổi của môi trường. Đây là sự quan tâm và đầu tư lớn của ngân hàng để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank Sơn Tây
*) Tiếp theo, đánh giá chất lượng tín dụng cho vay HSX tại Agribank Sơn Tây thông qua các chỉ tiêu tài chính
Để có thể đánh giá được chất lượng tín dụng cho vay HSX tại Agribank Sơn Tây ta cần xem xét tình hình cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Agribank Sơn Tây
Bảng 2.2: Kết quả cho vay hộ sản xuất
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số HSX vay vốn 16.047 18.973 16.197
Dư nợ cho vay HSX 1.637.501 1.916.474 1.687.197
Tổng dư nợ 2.833.538 3.187.749 2.425.877
với tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây năm 2012-2014 )
Nhìn trên bảng số liệu trên, có thể thấy dư nợ cho vay hộ sản xuất của Agribank Sơn Tây tăng dần qua các năm. Dư nợ hộ sản xuất năm 2012 đạt 1.637.501 triệu đồng, chiếm 57,79% tổng dư nợ, năm 2013 đạt 1.916.474 triệu đồng, chiếm 60,12% tổng dư nợ. Năm 2014, dư nợ đạt 1.687.187 triệu đồng chiếm 69,55 % tổng dư nợ, giảm 229.277 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân dư nợ cho vay hộ sản xuất giảm trong năm 2014 chủ yếu là giảm nợ xấu do bán nợ cho VAMC. Mặt khác, nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục nên nhu cầu vay tiêu dùng trong giai đoạn này tăng cao khiến cho tín dụng hộ sản xuất tuy vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ bị chậm lại.Tính đến năm 2014, dư nợ hộ sản xuất vẫn ngày càng tăng và duy trì ở mức cao, khoảng 1.687.197 triệu đồng chiếm 69,55% tổng dư nợ của ngân hàng.
Nếu như những năm trước cho vay hộ sản xuất thường là ngắn hạn thì giờ đây do mô hình trang trại, trồng cây lâu năm phát triển, các thiết bị phục vụ cho sản xuất thường có giá trị cao nên các hộ sản xuất có xu hướng vay trung hạn hơn là ngắn hạn. NHNo&PTNT Sơn Tây đặt chỉ tiêu cho vay trung hạn chiếm khoảng 70% dư nợ hộ sản xuất, tuy nhiên trên thực tế dư nợ trung hạn thường vượt quá một chút so với chỉ tiêu.
Cơ cấu dư nợ tín dụng hộ sản xuất theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng hộ sản xuất theo thời hạn
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Thực hiện chủ trương đầu tư, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, năm 2014 chi nhánh Sơn Tây được nhận thêm 250 tỷ nguồn vốn nông nghiệp nông thôn nên các hộ sản xuất vẫn có cơ hội được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nguồn vốn tài trợ này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các hộ sản xuất trong tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn, giúp hộ sản xuất phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp, áp dụng được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, thu được kết quả cao.
Doanh số cho vay hộ sản xuất mỗi năm đều tăng hơn so với sự gia tăng về số lượng hộ vay vốn nên dư nợ bình quân mỗi hộ sản xuất cũng tăng lên. Vấn đề này cũng một phần do đòi hỏi của xã hội, giá cả thị trường ngày một tăng.
Dư nợ bình quân một hộ sản xuất trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Dư nợ bình quân hộ sản xuất
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số cho vay HSX 1.924.035 2.286.246 2.154.201
Số hộ vay vốn 16.047 18.973 16.197
Dư nợ bình quân mỗi HSX 119.9 120.5 133.0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây năm 2012-2914)
Để phù hợp với tình hình nền kinh tế hiện nay, NHNo&PTNT đã quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, từ chỗ đa phần là cho vay ngắn hạn sang cho vay trung hạn, với số tiền lớn hơn. Nhìn vào sơ đồ 2.2 cũng có thể thấy rõ xu hướng đó. Việc tăng tỷ trọng vốn trung hạn đáp ứng tốt hướng đổi mới quản lý, sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tự chủ về tư liệu sản xuất, vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống.
Mặt khác, do đa phần các hộ sản xuất trên địa bàn Sơn Tây đều phát triển kinh tế trang trại hoặc đầu tư sản xuất với số vốn khá cao nên dư nợ bình quân mỗi hộ sản xuất cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012, dư nợ bình quân hộ sản xuất là 119,9 triệu đồng thì đến năm 2013, 2014 con số này lần lượt là 120,5 và 133 triệu đồng. Điều này cho thấy
hiệu quả trong việc cho vay vốn của ngân hàng cũng như sự gia tăng trong sức sản xuất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
Kể từ khi Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời năm 2002, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn sản xuất, thay thế cho NHNo&PTNT, NHNo&PTNT Sơn Tây chỉ còn tập trung vào cho vay phát triển kinh tế nông thôn theo đúng nhiệm vụ ban đầu của ngân hàng, bên cạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp và các dịch vụ ngân hàng khác.
Phần tiếp theo, ta đi vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank Sơn Tây
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Sơn Tây đã thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra về tăng trưởng tín dụng nói chung và tăng trưởng tín dụng HSX nói riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện tốt các quy định về lãi suất của NHNN, áp dụng lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển kinh tế. Dư nợ hộ sản xuất tăng qua các năm. Theo bảng 2.2, nếu như tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất trong tổng dư nợ năm 2012 chiếm 57,79 % thì đến năm 2014, nó đã tăng lên 69,55%.
Dư nợ cho vay là thước đo quy mô tín dụng của một ngân hàng nên bất cứ ngân hàng nào cũng chú trọng đến tăng trưởng dư nợ. Dư nợ hộ sản xuất của NHNo&PTNT Sơn Tây tăng trưởng đều qua các năm chủ yếu là do ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định theo chủ trương, chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất
(Đơn vị: triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ HSX 1.637.50 1 1.916.47 4 1.687.19 7 278.973 17,04 (229.277 ) (11,96) Dư nợ ngắn hạn 459.483 548.495 468.366 89.012 19,37 (80.129) (14,61) Dư nợ trung hạn 1.178.01 8 1.367.97 9 1.218.83 1 189.961 16,12 (149.148 ) (10,90)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây năm 2012-2014)
Dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2013 đạt 1.916.474 triệu đồng chiếm 60,12% tổng dư nợ tại chi nhánh, tăng 278.973 triệu đồng, tốc độ tăng 17,04% so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ đạt 1.687.187 triệu đồng chiếm 69,55 % tổng dư nợ, giảm 229.277 triệu đồng, tốc độ giảm 11,96% so với năm 2013. Dư nợ cho vay hộ sản xuất giảm trong năm 2014 chủ yếu là giảm nợ xấu do bán nợ cho VAMC. Mặt khác, nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục nên nhu cầu vay tiêu dùng trong giai đoạn này tăng cao khiến cho tín dụng hộ sản xuất tuy vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ bị chậm lại.
Bên cạnh đó, dư nợ trung hạn của ngân hàng cũng tăng lên nhiều qua các năm. Trước đây, đặc điểm vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh thông thường là vay những món nhỏ, có thời hạn ngắn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, tại khu vực Sơn Tây, nhiều hộ đã chuyển sang sản xuất theo mô hình trang trại hoặc đầu tư dây chuyền sản xuất với quy mô lớn nên số vốn cần cũng lớn hơn và thời hạn vay dài hơn. Do đó, cho vay trung hạn hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay ngắn hạn.
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của dư nợ giảm đi không phải do chất lượng tín dụng không tốt mà còn do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Để kích thích tốc độ tăng trưởng của dư nợ hộ sản xuất lên mức cao hơn, ngân hàng cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của tín dụng hộ sản xuất hơn nữa.
Dù đã làm tốt công tác thu hồi nợ nhưng ngân hàng vẫn không tránh khỏi các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Đây là vấn đề mà các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm khi đánh giá chất lượng tín dụng. Khi nợ quá hạn phát sinh tăng sẽ là biểu hiện của sự kém hiệu quả trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng, chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì thế các ngân hàng luôn phải tìm hiểu, phân tích, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, giải quyết các khoản nợ quá hạn, giảm thiểu rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Những năm gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của ngành về nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo&PTNT Sơn Tây đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để giảm nợ quá hạn cũng như đẩy mạnh công tác thẩm định trước khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay. Đến nay, nợ quá hạn hộ sản xuất đã giảm đi được phần nào.
Bảng 2.5 và biểu đồ 2.3 dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Sơn Tây.
Bảng 2.5: Nợ quá hạn hộ sản xuất phân theo nhóm nợ
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ HSX 1.637.501 100 1.916.474 100 1.687.197 100 Nhóm II 301.300 18,4 220.394 11,5 350.768 20,79 Nhóm III 10.152 0,62 28.747 1,5 8.604 0,51 Nhóm IV 15.556 0,95 7.857 0,41 1.349 0,08 Nhóm V 11.626 0,71 8.049 0,42 15.690 0,93 Tổng nợ quá hạn HSX 338.634 265.047 376.411
Nợ quá hạn trung
dài hạn 225.070 202.706 254.963
Nợ quá hạn ngắn
hạn 113.564 62.341 121.448
Tỷ lệ nợ quá hạn
HSX 20,7 13,87 22,31
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây năm 2012-2014)
Số liệu trong bảng 2.5 trên được thể hiện rõ hơn thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn hộ sản xuất theo từng nhóm nợ
(Đơn vị: triệu VNĐ)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây năm 2012- 2014)
Nhìn vào biểu đồ 2.3 , có thể thấy nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2014 tăng đột biến so với năm 2013. Do ảnh hưởng của sự tiếp tục chững lại trên thị trường bất động sản, tỷ lệ nợ quá hạn tại hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều tăng, NHNo&PTNT cũng không tránh
khỏi điều đó. Năm 2014, tổng nợ quá hạn HSX của của chi nhánh Sơn Tây là 338.634 triệu đồng chiếm 20,7 % tổng dư nợ hộ sản xuất, trong đó đa phần là nợ nhóm II tức là quá hạn dưới 90 ngày. Trong đó, dư nợ quá hạn trung, dài hạn HSX cao hơn nhiều so với dư nợ quá hạn ngắn hạn, chiếm 66%, 76%, 68% tổng dư nợ quá hạn lần lượt trong các năm 2012, 2013, 2014. Năm 2013 và năm 2014, do giá cả thị trường có nhiều biến động, giá nông sản, hàng hóa bấp bênh và dịch bệnh liên tiếp xảy ra nên việc sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn trung, dài hạn để mở rộng quy mô trang trại, đầu tư dây chuyền sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế khả năng trả nợ của các hộ này bị giảm đi, khiến cho nợ quá hạn tăng lên cao, đặc biệt là nợ nhóm II. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2012, 2013, 2014 cao nhưng đây chưa hẳn đã là một dấu hiệu xấu. Để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng, cần phải xem xét đến khả năng giải quyết và khả năng thu hồi các khoản nợ này.
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất, nhưng chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng chất lượng tín dụng. Thông thường, người ta thường dùng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá đúng hơn chất lượng tín dụng. Bảng 2.6 sẽ cho thấy rõ hơn tình hình nợ xấu hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây.
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây
(Đơn vị: triệu VNĐ )
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ HSX 1.637.501 1.916.474 1.687.197
Nợ xấu HSX 37.335 44.653 25.645
Trong đó: Nhóm III 10.193 28.622 8.656
Nhóm IV 15.504 7.920 1,357
Nhóm V 11.638 8.111 15.632
Tỷ lệ nợ xấu HSX 2,28% 2,33% 1,52%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sơn Tây năm 2012, 2013, 2014)
Trong những năm qua, quy mô dư nợ cho vay vốn hộ sản xuất của NHNo&PTNT Sơn Tây ngày một tăng lên, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Năm 2012 dư nợ xấu HSX là 37.335 triệu đồng, chiếm 2,28% tổng dư nợ HSX. Năm 2013, dư nợ xấu tăng lên là 44.653 triệu đồng và chiếm 2,33% tổng dư nợ HSX. Và trong năm 2014, dư nợ xấu HSX
đã giảm xuống còn 25.645, tỷ lệ nợ xấu đạt 1,52% tổng dư nợ HSX. Tuy nhiên, nợ xấu giảm chủ yếu là do nguyên nhân bán nợ, thực chất nợ xấu tại chi nhánh đã tăng thêm so với cuối năm 2013.
Nhận xét:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ chi nhánh đồng thời tỷ lệ nợ xấu HSX cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu HSX xuất phát từ hai nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân khách quan: do sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, do các chính sách kinh tế khuyến khích hay hạn chế một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó hay sự ảnh hưởng của cơ chế giá cả, lạm phát….
+ Nguyên nhân chủ quan: Sai sót, thiếu chính xác trong khâu thẩm định dẫn đến hạn mức cho vay vượt quá nhu cầu cần vay thực tế của HSX, vượt quá khả năng trả nợ của hộ, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ xấu.
Mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn quy định của NHNN nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo ngân hàng cần phải cải thiện chất lượng công tác thẩm định khách hàng và đôn đốc việc trả nợ, hạn chế nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh việc đốc thúc trả nợ đúng hạn, ngân hàng còn cần tiến hành các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro. Đây cũng là bằng