LÊ LỢI QUANG TRUNG

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh sơn tây (Trang 29)

gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; thực hiện vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; bảo lãnh; phát hành thẻ; mobile Banking.

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

P. KH –

KINH DOANH – NGÂN QUỸP. KẾ TOÁN P. DỊCH VỤ & MARKETING P. KIỂM TRA NỘI BỘ P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. ĐIỆN TOÁN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

LÊ LỢI QUANG TRUNG TRUNG

VĂN MIẾU ĐÔNG SƠN SƠN LỘC XUÂN

KHANH

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank Sơn Tây)

Về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây :

Công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng, nó đảm bảo nguồn vốn thường xuyên, liên tục hoạt động kinh doanh.

Bàng 2.1 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Sơn Tây

Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.957.944 3.503.474 3.743.620 545.530 18,44 240.146 6,85 Dư nợ 2.833.538 3.187.749 2.425.877 354.211 12,50 (761.872) (23,90) Lợi nhuận sau thuế 7.863 8.566 10.528 703 8,94 1.962 22,90

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Sơn Tây 2012 – 2014)

Qua bảng 2.1 ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng vẫn duy trì và tăng trưởng qua các năm. Mặc dù phải đối mặt với tình hình kinh tế đất nước khó khăn nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn gia tăng lợi nhuận. Agribank Sơn Tây sử dụng chính sách thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối năm 2014 là 2.425.877 triệu đồng, giảm 761.872 triệu đồng, tốc độ giảm 23,90% so với năm 2013.

Sơn Tây là một thị xã nhưng bên cạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ thì đời sống của nhân dân các xã, phường vẫn còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tại các khu vực nông thôn, nghề chính của nông dân vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, trồng lúa vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ gia đình đã thực hiện xen canh gối vụ, ngoài trồng lúa còn trồng thêm các loại hoa màu để tăng thêm thu nhập như trồng ngô, sắn, cà, đậu tương... Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của nhiều người có kinh tế khá giả, đam mê cây cảnh, nhiều hộ gia đình đã đầu tư trồng các vườn cây cảnh và đã bước đầu thu được hiệu quả kinh tế cao. Nhiều vườn cảnh có giá trị hàng tỷ đồng.

Nếu như trong những năm trước đây, việc trồng trọt, chăn nuôi của người dân chỉ mang tính nhỏ lẻ thì giờ đây các hộ sản xuất đã dám mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình trang trại mà tiêu biểu là xã Cổ Đông. Đây được coi là xã có mô hình chăn nuôi công nghiệp lớn nhất miền Bắc trong năm năm trở lại đây, chủ yếu là nuôi lợn, gà thương phẩm. Mỗi năm xã này cung cấp cho thị trường cả trăm ngàn tấn thịt và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao. Tại xã Cổ Đông hiện nay, một số hộ đã áp dụng thí điểm mô hình chăn nuôi lợn sạch theo công nghệ lên men lỏng thức ăn và áp dụng mô hình chăn nuôi liên kết nhằm đảm bảo cả vấn đề đầu vào lẫn đầu ra cho sản phẩm. Với mô hình này, các hộ sản xuất sẽ ký hợp đồng với các công ty chăn nuôi, chế biến thực phẩm của nước ngoài để có nguồn thức ăn với giá gốc, được cung cấp con giống chất lượng cao, được bao tiêu sản phẩm, từ đó thu được hiệu quả cao về kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mô hình liên kết này càng phát huy được ưu điểm của nó. Trên thị trường, giá mua các loại gia súc, gia cầm nhiều khi không tăng, thậm chí có lúc còn giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng đã khiến cho nhiều hộ sản xuất không đủ vốn nên không chủ động được nguồn thức ăn lâu dài. Một số hộ đã tính đến việc đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương như ngô, đậu tương... hay nuôi giun cho gà ăn để phục vụ chăn nuôi nhưng không vay được vốn do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh lợn, gà, bò là những loại gia súc, gia cầm phổ biến, dễ nuôi, các hộ sản xuất tại thị xã Sơn Tây còn mở rộng, đa dạng thêm các loại vật nuôi như lợn rừng, nhím, cá sấu là những đặc sản có tính kinh tế cao, ít bị dịch bệnh và ít chịu ảnh hưởng của biến

động giá cả trên thị trường. Mô hình kết hợp nuôi lợn, gà với cá sấu đang được một số hộ ở thị xã Sơn Tây áp dụng đã đem lại kết quả cao vì thông thường nuôi lợn hoặc gà thì tỷ lệ chết sẽ khoảng 5%. Nếu đem số lợn, gà đó đi tiêu hủy thì sẽ rất lãng phí. Việc dùng số lợn, gà này làm thức ăn cho cá sấu sẽ tiết kiệm được phần chi phí thức ăn, và số tiền thu được từ việc bán cá sấu sẽ là lãi ròng.

Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có nhiều đầm, ao, hồ nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hầu hết các đầm, ao, hồ này nuôi trồng theo hình thức quảng canh, chưa hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Vì vậy đến năm 2010, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn tây đã chỉ đạo chuyển đổi một số đầm, ao, hồ từ hình thức quảng canh sang nuôi cá kết hợp, đưa các giống thủy sản mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt chú trọng phát triển những loại đặc sản, có giá trị kinh tế cao.

Sơn Tây là nơi có nhiều địa điểm du lịch, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, thành cổ Sơn Tây, đền Và... vì thế việc phát triển các ngành dịch vụ cũng kéo theo sự phát triển của các nghề truyền thống ở địa phương như bánh tẻ Phú Nhi, thêu ren Ngọc Kiên và việc sản xuất các mặt hàng lưu niệm bằng rơm ở Đường Lâm, hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, giang đan... Hiện nay, nhiều hộ sản xuất đã đầu tư vốn để mở rộng sản xuất các mặt hàng này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như nhu cầu xuất khẩu.

Ngoài ra, tại Sơn Tây, một số hộ sản xuất đã mạnh dạn xin vay vốn đầu tư dây chuyền máy móc may gia công xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động cũng như góp phần làm phát triển kinh tế địa phương.

Hiện nay, toàn thị xã có 900 hộ và 120 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 2 làng nghề được xây dựng là Bánh tẻ Phú Nhi và Thêu ren Ngọc Kiên, có 4.034 hộ và 215 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, 116 trang trại chăn nuôi, gồm: 41 trang trại lợn, 75 trang trại gia cầm. Giá trị sản xuất bình quân từ 500-700 triệu đồng/ 1 trang trại gia cầm/ năm và từ 10-11 tỷ đồng/ 1 trang trại lợn/ năm.

Có thể thấy hộ sản xuất tại thị xã Sơn Tây rất đa dạng về ngành nghề từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh của các hộ nhìn chung là có kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các hộ vẫn còn gặp

một số khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đạt được. Đối với ngành chăn nuôi, các dịch bệnh như lợn tai xanh, long móng lở mồm, cúm gia cầm làm gà, lợn chết nhiều, khiến nhiều hộ sản xuất chăn nuôi gia công lâm vào cảnh thất nghiệp, chuồng trại để trống do công ty liên kết không chịu cung cấp giống tái đàn. Mặt khác, việc áp dụng mô hình liên kết, làm gia công cho các công ty nước ngoài nhiều khi làm cho các hộ sản xuất phải chịu áp lực do thiếu trình độ nên bị chèn ép, dẫn đến thu nhập chưa cao, thiếu tính ổn định, bền vững nếu có dịch bệnh xảy ra.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh sơn tây (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w