Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)

71

- Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay có nhiều điểm mới nhất là sự liên thông giữa con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài và sự tách bạch giữa hỗ trợ nhân đạo và việc cho nhận con nuôi. Cách hiểu, cách thực hiện hai yêu cầu này chủ yếu xuất phát từ nhận thức của người dân và cán bộ làm công tác giải quyết nuôi con nuôi. Chính những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay làm cho những đối tượng liên quan chưa kịp thay đổi nhận thức, dẫn đến tình trạng thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước chậm trễ, chưa thật hiệu quả.

- Nhiều quy định trong Luật Nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn thi hành phức tạp hoặc chưa cụ thể dẫn đến khó áp dụng.

- Luật Nuôi con nuôi chưa điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Có nhiều sự việc phát sinh trong thực tiễn cuộc sống nhưng chưa được điều chỉnh trong Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành. Là cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi trên phạm vi toàn quốc, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp mới chỉ có văn bản cá biệt hướng dẫn tạm thời xử lý từng trường hợp cụ thế đối với những địa phương có đề nghị. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ xã hội, đảm bảo lợi ích của người dân.

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến nhận thức về đăng ký nuôi con nuôi còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay.

- Nguồn lực con người và nguồn lực vật chất đảm bảo triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng. Ở Trung ương, cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ của Cục Con nuôi chưa được bố trí tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thường trực

72

của Trung ương về con nuôi quốc tế trong bối cảnh chuyển sang cơ chế hợp tác quốc tế đa phương về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.

Ở hầu hết các địa phương, cán bộ làm công tác đăng ký nuôi con nuôi vẫn phải làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thường xuyên chuyển đổi vị trí công tác nên không đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. Đội ngũ chuyên gia tâm lý, y tế, xã hội còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ trong hệ thống cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết việc nuôi con nuôi nhưng chưa có cơ chế huy động sự tham gia của họ vào các công đoạn cần thiết trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc ứng dụng công nghệ tin học phục vụ công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi cũng chưa được quan tâm đầu tư thích đáng.

3.4. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác thực thi công ước Lahay 1993

3.4.1. Hoàn thiện pháp luật quốc gia về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

3.4.1.1. Đối với Luật Nuôi con nuôi

- Nghiên cứu sửa đổi khoản 3, Điều 14 theo hướng vợ hoặc chồng của cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì cũng được áp dụng quy định này.

- Nghiên cứu bỏ quy định tại khoản 3, Điều 17, thay bằng văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.

- Nghiên cứu bổ sung quy định về thủ tục nhận con nuôi của vợ/chồng làm con nuôi sau khi đăng ký kết hôn theo hướng nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi. Việc nhận con nuôi trong trường hợp này cần đơn giản về thủ tục và hồ sơ để tạo thuận lợi cho người dân.

- Nghiên cứu bổ sung quy định về thu hồi/hủy giấy chứng nhận việc nuôi con và Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong những trường hợp nhất định vì lợi ích của trẻ em.

73

thay đổi dân tộc theo cha mẹ nuôi để đảm bảo sự hòa nhập của con nuôi vào gia đình mới.

3.4.1.2. Đối với Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

- Bổ sung quy định về thẩm quyền thay đổi họ tên của con nuôi và thay đổi phần khai về cha mẹ đối với việc con nuôi nước ngoài.

- Bổ sung thủ tục nhận con nuôi của vợ/chồng làm con nuôi theo hướng đơn giản hóa về hồ sơ và thủ tục. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi thì tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch.

- Bổ sung quy định về việc không giải quyết yêu cầu thay đổi phần khai về một bên cha/mẹ đẻ sang cha nuôi/mẹ nuôi và giữ nguyên phần khai của cha/mẹ đẻ trong trường hợp cha dượng/mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất về các tình tiết liên quan đến nhân thân của trẻ em.

- Bổ sung quy định về việc không giải quyết yêu cầu thay đổi phần khai về cha mẹ trong trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhưng trẻ em có cả cha đẻ và mẹ đẻ. Có thể thấy rằng trong trường hợp này, nếu chỉ thay đổi phần khai về mẹ hoặc cha nuôi còn giữ nguyên phần khai về cha hoặc mẹ đẻ thì sẽ không giải quyết được như đã nêu trên đây. Tuy nhiên, nếu thay đổi phần khai về mẹ hoặc cha còn để trống phân khai về cha hoặc mẹ thì không hợp với đạo lý của người Việt Nam, vì trẻ em đang có cả cha và mẹ lại trở thành chỉ có cha hoặc mẹ nuôi. Vì vậy, nếu có yêu cầu thay đổi phân khai về cha mẹ trong trường hợp này cũng không nên giải quyết.

- Hướng dẫn cụ thể điểm c, khoản 1, Điều 14, điểm b, khoản 2, Điều 15 Luật Nuôi con nuôi.

- Sửa khoản 1, Điều 49 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thành “cơ quan thu chuyển 95% mức chi phí quy định tại khoản 1, Điều 47 của Nghị định này cho địa phương” nhằm đảm bảo cho các quy định về chế độ thu nộp chi phí

74

giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được thực hiện một cách thuận lợi.

3.4.2. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức

Mặc dù ở cấp Trung ương đã có tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay, nhưng thành viên của Tổ công tác chỉ tham gia với tư cách cá nhân. Vì vậy, các Bộ ngành có liên quan ở Trung ương như Bộ tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi. Các Bộ ngành cần tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch về theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong những tình huống khẩn cấp.

Ở địa phương, trên cơ sở Quyết định số 376/QĐ-BTP ban hành quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địa phương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần sớm ban hành quy chế phối hợp ở địa phương, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là trong việc lập Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế, giới thiệu trẻ em làm con nuôi, xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra các hoạt động nuôi con nuôi quốc tế và tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức về vấn đề nhân đạo này

Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay cần được tiến hành thường xuyên ở các cấp, nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, xử lý kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và khen thưởng những cá nhân tổ chức đã có nhiều đóng góp trong công tác giải quyết việc

75 nuôi con nuôi.

3.4.4. Tăng cường nguồn lực cán bộ

Đối với cấp Trung ương: Cần tiếp tục bổ sung chỉ tiêu biên chế cho Cục Con nuôi để đảm bảo đủ nguồn lực cán bộ thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận thường trực của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế. Xây dựng và thực hiện Đề án thu hút chuyên gia y tế, tâm lý, xã hội tham gia vào các Hội đồng tư vấn thẩm định giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài tại Cơ quan Trung ương hoặc cho ý kiến tư vấn về các vấn đề tâm lý, y tế, xã hội trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi.

Đối với cấp địa phương: Hạn chế việc chuyển đổi vị trí công tác đồng loạt để đảm bảo luôn có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, đa ngành theo yêu cầu của Công ước Lahay.

3.4.5. Tiếp tục nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ làm công tác nuôi con nuôi, ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Tiếp tục và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. Mở rộng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người… để nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác tuyên truyền các yêu cầu của Công ước Lahay đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài để cán bộ cũng như người dân hiểu rằng, yêu cầu của Công ước Lahay đã được công đồng quốc tế thừa nhận và áp dụng. Việt Nam tham gia Công ước Lahay nên phải tuân thủ nghiêm túc yêu cầu của Công ước, chứ không thể duy trì nếp nghĩ, kiểu làm của riêng mình.

76

3.4.6. Bảo đảm kinh phí hoạt động, đầu tư thích đáng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi

Ở Trung ương, Bộ Tư pháp cần bảo đảm kinh phí cho Cục Con nuôi đối với việc đi công tác nước ngoài trong trường hợp cần có sự can thiệp trực tiếp với cơ quan Trung ương của Nước nhận để bảo vệ trẻ em đã được cho làm con nuôi ở nước ngoài trong những trường hợp khẩn cấp. Đầu tư thích đáng cho việc đưa phần mềm quản lý nhà nước về nuôi con nuôi vào sử dụng và xây dựng trang thông tin điện tử (Song ngữ Anh – Việt) của Cục Con nuôi trên Cổng thông tin của Bộ Tư pháp đảm bảo duy trì quạn hệ trực tuyến với Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế và Cơ quan Trung ương các nước thành viên Công ước Lahay.

Ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần đầu tư ngân sách đảm bảo thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay và quan tâm đến việc trang bị hệ thống máy tính, chuẩn bị đường truyền để kết nối với cơ sở dữ liệu về nuôi con nuôi và cơ sở dữ liệu hộ tịch ở trung ương phục vụ công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và lưu trữ, thống kê số liệu về nuôi con nuôi.

77

KẾT LUẬN

Việt Nam ký Công ước Lahay 1993 vào tháng 12 năm 2010, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước này vào tháng 7 năm 2011 và Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủ của Công ước vào tháng 2 năm 2012.

Việc phê chuẩn công ước Lahay 1993 là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện các nguyên tắc liên quan đến việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia như đã được nêu ra trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Đây thực sự là một bước tiến vượt bậc nhằm đảm bảo việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia tuân thủ theo các nguyên tắc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Luật Nuôi con nuôi chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2011. Thời gian chưa nhiều để các quy định của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay 1993 thực sự phát huy hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Nhà nước đặc biệt là Chính phủ và Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật về lĩnh vực con nuôi nói chung và con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt đòi hỏi sự quan tâm thích đáng và ưu tiên ở mỗi quốc gia. Công tác cho nhận con nuôi mà đối tượng chủ yếu là trẻ em từ trước đến nay vốn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, lại mang tính nhân đạo sâu sắc. Vì vậy Nhà nước ta phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho các em.

Không được sống với cha mẹ đẻ là sự thiệt thòi lớn của các em. Tuy nhiên chúng ta hi vọng rằng với hành lang pháp lý về cơ bản đã được hoàn thiện, với tinh thần chung tay góp sức của tất cả các quốc gia, các em dù không được sống ở quê hương đất nước mình nhưng vẫn được nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất để trở thành một công dân tốt và có ích cho xã hội.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hồng Bắc (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu

tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, Luận án

tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Nguyễn Bá Bình (2009), “Gia nhập Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 5), tr.18-22.

3. Bộ Tư pháp (2005), Bản tổng thuật pháp luật một số nước về nuôi con

nuôi, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2006), Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về nuôi con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi có yếu tố nước ngoài, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2009), Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam và một số

nước trên thế giới, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2011), Số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2004), Chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài -

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội

8. Bộ Tư pháp (2006), Pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế về Nuôi con

nuôi có yếu tố nước ngoài, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp - Cục con nuôi quốc tế (2010), Tài liệu Hội thảo Bảo đảm quyền trẻ em và thực hiện việc nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp - Cục con nuôi (2011), Tài liệu Hội nghị tham vấn về đề án

triển khai thực thi công ước Lahay, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp - Cục con nuôi (2012), Báo cáo kết quả năm đầu tiên thực thi Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.

79

12. Bộ Tư pháp - Cục con nuôi (2012), Sách hướng dẫn số 2 theo công ước

Lahay ngày 29 tháng 3 năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, Hà Nội.

13. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư 07/2002/TT - BTP ngày 16/12/2002 của Bộ

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)