Việc thực hiện các quy định về tài chính liên quan đến nuôi con

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64)

59

con nuôi nước ngoài

Các quy định của Công ước Lahay, Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP đã có những quy định đầy đủ, rõ ràng và chi tiết về thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Cha mẹ nuôi người nước ngoài có nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/211/NĐ-CP và thông tư số 146/2012/TTLT-BTC-BTP. Hai khoản thu tài chính đó được Bộ Tư pháp (Cục Con nuôi) tiếp nhận để điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị liên quan ở địa phương sử dụng bảo đảm chi cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đặc thù trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài và bù đắp một phần chi phí chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Sau khi các văn bản trên có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã thực hiện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài từ cha mẹ nuôi người nước ngoài và nộp đầy đủ vào Kho bạc nhà nước theo đúng quy định, đồng thời rút dự toán và sử dụng phần lệ phí và chi phí được để lại sử dụng. Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện việc lập danh mục chi tiết số thu phát sinh theo từng địa phương, yêu cầu Kho bạc Ba Đình (nơi nộp khoản lệ phí và chi phí nói trên) điều chuyển phần lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài về Kho bạc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh thu, đồng thời thông báo cho các Sở Tài chính để thực hiện theo đúng quy định.

Tuy nhiên, do đây là những quy định hoàn toàn mới (quy định về chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài), khác hẳn về tính chất so với các loại phí được quy định trong Pháp lệnh phí, lệ phí, hầu hết các địa phương đều

60

lúng túng trong việc thực hiện các quy định này. Các Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tiếp nhận khoản kinh phí được điều chuyển, hoặc tiếp nhận và thu ngân sách địa phương mà không cấp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan sử dụng để chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về nuôi con nuôi, hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong việc rút dự toán phần lệ phí và chi phí nuôi con nuôi nước ngoài mà các cơ quan, đơn vị được sử dụng để chi đảm bảo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về nuôi con nuôi.

Việc không thực thi nghiêm túc Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các Sở Tài chính và Kho bạc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cho các cơ sở nuôi dưỡng thiếu trầm trọng nguồn lực tài chính bổ sung để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của trẻ em. Điều này dẫn tới tình trạng các cơ sở nuôi dưỡng không thiết tha với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài khiến cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chỉ có thể có cơ hội được nhận làm con nuôi người nước ngoài (Như những trẻ em bị bệnh hiểm nghèo) bị mất đi cơ hội tìm kiếm gia đình thay thế và được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất.

Mặt khác, về phương diện quốc tế, việc chậm trễ thực hiện các quy định trên đây làm cho cộng đồng quốc tế hoài nghi về việc Chính phủ Việt Nam thu tiền của cha mẹ nuôi nước ngoài nhưng không sử dụng đúng mục đích chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà để tăng thu ngân sách không đúng ý nghĩa nhân đạo đối với phần tiền đóng góp của cha mẹ nuôi người nước ngoài.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tư pháp đã có văn bản và liên hệ thường xuyên với Kho bạc nhà nước, Sở Tài chính và Kho bạc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tháo gỡ vướng mắc. Đặc biệt, ngày 20 tháng 9

61

năm 2013, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 6845/BTP-CCN gửi Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị kịp thời chỉ đạo Kho bạc nhà nước, Sở Tài chính và Kho bạc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Theo báo cáo của các địa phương, cho đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện các quy định về tài chính liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài đã tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, đối với các khoản chi cụ thể thì nhiều địa phương chưa chi và chờ hướng dẫn cụ thể của Sở Tài chính, trong khi Thông tư liên tịch đã quy định rõ vấn đề này thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, đơn vị được sử dụng phần lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị [21,tr.15].

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64)