Trước đây, khi chưa tham gia Công ước Lahay, trên cơ sở các Hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với 09 nước, bao gồm: Pháp, Đan Mạch, Italia, Ailen, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ và Tây Ban Nha. Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả 09 quốc gia này đều là thành viên Công ước Lahay và là những nước nhận con nuôi nhiều nhất trên thế giới. Kể từ năm 2009 đến ngày 01 tháng 02 năm 2012 (thời điểm Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam), Việt Nam chỉ còn duy trì quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi trên cơ sở Hiệp định song phương với 06 nước, vì Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với Hoa Kì, Thụy Điển và Ailen đã hết hạn mà các bên không gia hạn nữa.
Sau khi Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam, 05 trong 06 nước trên thể hiện mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trên cơ sở Hiệp
62
định song phương và Công ước Lahay. Riêng Canada, kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Canada dã chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 18 của Hiệp định này (Hiệp định chấm dứt hiệu lực khi Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam) và hai bên đã thỏa thuận tiếp tục hợp tác trên cơ sở Công ước Lahay.
Ngoài những nước quan hệ hợp tác với Việt Nam nêu trên, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản đề nghị hợp tác về nuôi con nuôi của 6 nước thành viên khác của Công ước Lahay, gồm: Ailen, Thụy Điển, Vương quốc Bỉ (Cộng đồng nói tiếng Pháp và Cộng đồng nói tiếng Hà Lan), Cộng hòa Liên bang Đức, Na - Uy, Hoa Kỳ và Luxembourg. Cho đến nay, tất cả các nước nêu trên đều chính thức thiết lập quan hệ hợp tác với Việt Nam. Bộ Tư pháp đã cấp phép hoạt động cho 31 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 6 tổ chức Pháp, 2 tổ chức Đan Mạch, 7 tổ chức Italia, 1 tổ chức Thụy Sỹ, 6 tổ chức Tây Ban Nha, 5 tổ chức Canada, 1 tổ chức Ailen, 1 tổ chức Cộng đồng Pháp Ngữ, Vương quốc Bỉ, 1 tổ chức Đức, 1 tổ chức Thụy Điển. Hiện nay Bộ Tư pháp đang tiến hành thủ tục cấp phép hoạt động cho 1 tổ chức Na Uy và 2 tổ chức Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể thấy sau thời gian thực hiện Luật Nuôi con nuôi và thi
hành Công ước Lahay, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực sau đây:
- Hệ thống pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi của Việt Nam đã được hoàn thiện một cách cơ bản theo hướng tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ em thông qua chế định nuôi con nuôi và thực hiện cơ chế hợp tác quốc tế đa phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, góp phần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một nước thành viên Công ước Lahay.
- Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi nói chung và giải quyết
63
bắt được thực trạng nuôi con nuôi thực tế và đăng ký nuôi con nuôi thực tế đã được triển khai rộng khắp trên cả nước và đã đạt được những kết quả tích cực.
- Việt Nam đã có những kinh nghiệm tích cực trong việc tìm kiếm gia
đình thay thế ở nước ngoài cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo cần phải điều trị lâu dài... không có cơ hội tìm kiếm gia đình thay thế trong nước). Việc tập trung thực hiện tốt chương trình con nuôi nước ngoài cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt trong những năm qua là hướng đi đúng trong thời kỳ đầu thực hiện Công ước Lahay mà không phải nước thành viên mới nào cũng làm được như vậy.
- Vấn đề cho nhận con nuôi nói chung và con nuôi quốc tế nói riêng ở
Việt Nam đã được cải thiện trong con mắt của bạn bè quốc tế. Việt Nam được Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế và các thành viên Công ước Lahay đánh giá là đã có những cải thiện rõ nét về hệ thống pháp luật cho nhận con nuôi quốc tế phù hợp với chuẩn mực của Công ước Lahay, đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài. Các nước thành viên Công ước Lahay vốn nhận nhiều trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã tiếp tục hợp tác hoặc đã thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với Việt Nam về con nuôi quốc tế theo Công ước Lahay.