Những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 48)

So với các quy định trước thì Luật Nuôi con nuôi có những điểm nổi

bật sau đây:

- Luật Nuôi con nuôi quy định thống nhất về đối tượng, điều kiện của người được nhận làm con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài. Đây là quy định quan trọng nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng của trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước cũng như làm con nuôi nước ngoài mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.

43

Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ từ 15 tuổi trở xuống), quy định như vậy là bảo đảm phù hợp với độ tuổi của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong trường hợp người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế hoặc làm con nuôi của cô, cậu, dì, chú bác ruột thì cũng được giải quyết. Như vậy, đối tượng được nhận làm con nuôi chủ yếu là trẻ em, Luật không quy định việc nuôi con nuôi đối với người đã thành niên hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn - Đây là sự khác biệt đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Luật Nuôi con nuôi cũng không hạn chế về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi, không phân biệt trẻ em được nhận làm con nuôi phải thuộc diện mồ côi, bị bỏ rơi hoặc thuộc các diện khác. Quy định này đã thực sự tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhận làm con nuôi, được có gia đình thay thế ở trong nước, cũng như ở nước ngoài, góp phần khắc phục sự phân biệt trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước và nước ngoài.

- Luật Nuôi con nuôi quy định về thủ tục trực tiếp lấy ý kiến của cha mẹ đẻ, người giám hộ và của trẻ em từ 9 tuổi trở lên về việc nuôi con nuôi, nhằm tôn trọng quyền lợi của trẻ em, thay vì quy định chỉ cần có giấy tờ đồng ý như trước kia. Với quy định này trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Sở Tư pháp được nâng lên một bước, tránh cho việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi được thực hiện theo lối phiến diện, quan liêu, mặt khác nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trước yêu cầu giải quyết việc nuôi con nuôi của người dân địa phương, đảm bảo việc nuôi con nuôi là biện pháp thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Luật Nuôi con nuôi quy định rõ trách nhiệm của cha mẹ nuôi phải gửi báo cáo tình hình phát triển của trẻ em định kỳ 6 tháng 1 lần trong ba năm đầu tiên (Gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú đối với

44

con nuôi trong nước, và gửi cho Bộ Tư pháp và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đối với con nuôi nước ngoài) và trách nhiệm quản lý theo dõi việc nuôi con nuôi của chính quyền địa phương, Bộ Tư pháp. Qua đó giúp cha mẹ nuôi nhận thức một cách rõ ràng về nghĩa vụ của mình, cũng như có trách nhiệm hơn đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi theo quy định của pháp luật, đồng thời ngăn ngừa và lường tránh các trường hợp vi phạm pháp luật đối với con nuôi.

- Luật Nuôi con nuôi quy định về minh bạch hóa vấn đề lệ phí đăng ký

nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Điều 12 của Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi ở trong nước cũng như con nuôi có yếu tố nước ngoài đều phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo mức do chính phủ quy định. Ngoài ra người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam còn phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm: chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi cho đến khi hoàn tất thủ tục giao nhận con nuôi, chi phí xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi. Chi phí giao nhận con nuôi, thù lao hợp lý cho nhân viên cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn giảm chế độ quản lý và sử dụng các khoản lệ phí, chi phí nêu trên. Ngoài các khoản phí và lệ phí nêu trên, Luật quy định Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và việc hỗ trợ này không ảnh hưởng tới việc cho nhận con nuôi. Quy định này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại hành vi thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan tới nuôi con nuôi.

45

- Luật Nuôi con nuôi quy định thủ tục hoàn toàn mới trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Thủ tục này yêu cầu trước khi thực hiện giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp phải kiểm tra, thẩm định kỹ hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi. Trách nhiệm của Sở Tư pháp là phải đảm bảo trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi.

Đối với trẻ em bị bỏ rơi thì Sở Tư pháp phải yêu cầu công an cấp tỉnh điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc, trước khi tiến hành xác nhận.

Sau khi được Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp mới tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài Sở Tư pháp phải căn cứ vào các tiêu chí được quy định tại Điều 35 của Luật Nuôi con nuôi để giới thiệu, nghĩa là phải đáp ứng các yêu cầu về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; đảm bảo khả năng hòa nhập phát triển của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, cũng như đảm bảo đáp ứng các điều kiện kinh tế, môi trường gia đình, xã hội và nguyện vọng của người nhận con nuôi. Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cho ý kiến, trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý Sở Tư pháp báo cáo Bộ tư pháp để Bộ thông báo cho người nhận con nuôi, trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý, Sở Tư pháp phải giới thiệu lại.

Như vậy, quy trình thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài hết sức chặt chẽ đã góp phần đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho toàn bộ quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi mà còn đảm bảo cho trẻ em tìm được gia đình thay thế có những điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

46

nuôi phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày Luật có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 48)