Về số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 61)

ưu tiên con nuôi trong nước, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài là biện pháp cuối cùng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn vướng mắc và chậm trễ trong thời gian đầu thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay 1993, nhưng có thể khẳng định rằng, công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong những năm qua đã được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay 1993 và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

3.1. Kết quả đạt được

3.1.1. Về số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài nước ngoài

Theo số liệu thống kê, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực cho đến hết năm 2013, cả nước đã giải quyết 1.234 trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong đó, 543 trường hợp được hoàn tất thủ tục theo Nghị định số 68/2002/ND-CP, 691 trường hợp được giải quyết theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Phần lớn số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài thuộc đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt. Trong đó Pháp, Canada, Italia và Tây Ban Nha là những nước đã tích cực hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em bị bệnh tật hiểm nghèo, khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS (chiếm hơn 50% số

56

trẻ em được giải quyết làm con nuôi nước ngoài tại các nước đó).

So với những năm trước đây, có thể thấy số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài tuy giảm mạnh về số lượng nhưng lại được cải thiện rất nhiều về chất lượng đáp ứng yêu cầu của Công ước Lahay. Đặc biệt, nhiều trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo không có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước, nay đã có gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài có đầy đủ điều kiện chăm sóc trong môi trường gia đình ở những nước có trình độ y học phát triển. Các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay, đương nhiên được công nhận ở tất cả các nước thành viên Công ước Lahay. Có thể khẳng định rằng, kể từ khi thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay cho đến nay,chưa có trường hợp nào có sai xót về phương diện pháp lý đối với 1.234 trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài [ 21, tr.11].

Trong bối cảnh thực tế số lượng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không giảm thì việc chăm sóc, giúp đỡ các trẻ em bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước và ở nước ngoài đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Luật Nuôi con nuôi đã tạo ra cơ chế liên thông giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài theo cơ chế ưu tiên con nuôi trong nước và chỉ cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế trong nước; trong khi đó nhiều địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em, dẫn đến kéo dài thời gian trẻ em phải sống tập trung tại cơ sở nuôi dưỡng trong điều kiện hết sức khó khăn về vật chất. Nhiều địa phương chưa kịp thay đổi nhận thức theo

57

yêu cầu của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay về việc tách bạch giữa hỗ trợ nhân đạo với việc cho nhận con nuôi nên không chủ động triển khai thực hiện Luật, vẫn còn tâm lý “chờ đợi, nghe ngóng tình hình”, hoặc vẫn triển khai thực hiện Luật nhưng vẫn còn có những đòi hỏi về vấn đề tài chính, đó cũng là lý do khiến tình trạng con nuôi nước ngoài có chiều hướng giảm.

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)