Về sự phối hợp của các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 63)

Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ- CP, để đảm bảo giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được chặt chẽ, khách quan, bảo vệ được quyền và lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi và quyền lợi ích của cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi trong quan hệ nuôi con nuôi, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan ở địa phương cũng như ở Trung ương. Ở cấp Trung ương, các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an. Ở địa phương, các cơ quan này chủ yếu là Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương BINH Xã hội, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Sự phối hợp giữa các cơ quan được thể hiện trong sự chỉ đạo, điều hành công tác giải quyết việc nuôi con nuôi, theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi, tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, lập danh sách trẻ em, thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em, xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cũng như thực hiện các thủ tục cần thiết khác để hoàn tất việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Có thể thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ở cả Trung ương và địa phương đều chưa thực sự hiệu quả. Ở cấp Trung ương, ngày 9 tháng 5 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới ban hành Quyết định số

58

1064/QĐ-BTP về thành lập Tổ công tác liên ngành đảm bảo thực thi Công ước Lahay. Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Bộ Tư pháp mới ban hành quyết định số 376/QĐ-BTP ban hành Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địa phương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Do chưa có quy chế phối hợp nên ở nhiều địa phương, các cơ quan còn lúng túng trong việc phối hợp triển khai công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn thi hành. Ở nhiều địa phương, các cơ quan có thẩm quyền chưa xác định được việc nào phải phối hợp, phối hợp đến đâu, phối hợp ở thời điểm nào, hoặc chưa xác định được hình thức phối hợp trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do vậy đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, hoặc hồ sơ giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi người nước ngoài chưa được đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)