Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

- Xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh thấp, địa bàn rộng, đất đai manh mún; hạ tầng thiếu đồng bộ, nông dân làm ăn riêng lẻ, kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, đương đầu với mọi rủi ro làm cản trở sản xuất hàng hóa lớn, nên dịch bệnh tràn lan, ô nhiễm môi khá trường trầm trọng. Trong vài năm nay, tăng trưởng nông nghiệp đang chậm lại do kinh tế đình trệ, các doanh nghiệp ở nông thôn, hộ nông dân khó tiếp cận vốn vay; thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp.

- Khó khăn về vốn, thiếu điện, kết cấu hạ tầng, thiếu lao động tay nghề cao, phát triển nông nghiệp nông thôn bị tách rời. Không có công nghiệp hỗ trợ, nhiều loại vật tư nông nghiệp phải nhập khẩu, nông cụ đắt hoặc chất

lượng kém. Chưa có công nghiệp chế biến nông sản, phần lớn phải xuất khẩu nông sản thô, giá rẻ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Huy động nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn do thị trường bất động sản đình trệ.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng khó khăn do hạn chế về nguồn lực đầu tư; việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án cho xây dựng nông thôn mới chưa hiệu quả do mỗi chương trình có hướng dẫn khác nhau, có mục tiêu khác nhau.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của các bộ, ngành Trung ương chưa kịp thời.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trong công tác chỉ đạo đôi khi còn nóng vội; việc lựa chọn mục tiêu xây dựng nông thôn mới cao hơn so với quy định của Trung ương.

- Hoạt động của một số Ban chỉ đạo còn thiếu quyết liệt, kết quả chưa rõ nét.

- Công tác tuyên truyền một số nơi chưa sâu rộng, chưa tạo sự chuyển từ nhận thức sang hành động cụ thể.

- Một số xã chưa xác định lộ trình, giải pháp thực hiện, còn lúng túng, chông trờ, ỷ lại; mới chú trọng đầu tư hạ tầng, xem nhẹ phát triển sản xuất; việc lựa chọn tiêu chí và giải pháp thực hiện thiếu cụ thể.

- Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là xã hội hóa nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng còn yếu; sự chủ động tham gia của người dân còn ở mức độ nhất định, trong khi nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước chưa đáp ứng mục tiêu của chương trình.

- Vẫn còn bệnh hình thức trong phong trào xây dựng nông thôn mới, từ chính quyền địa phương đến người dân. Tình trạng người dân tham gia các phong trào rất đông nhưng sau đó, bắt tay làm thì ít. Sau lễ phát động, bên

cạnh những người xông xáo, tích cực vẫn còn một bộ phận nhân dân thờ ơ, thiếu quan tâm đến chương trình, trong khi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở lúng túng, thiếu kiên quyết đặc biệt là thiếu kỹ năng – kinh ngiệm quản lý.

- Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thiên tai, suy thoái kinh tế, nội lực yếu kém thì chủ quan chính là do những bất cập về mô hình tăng trưởng đã làm cho tăng trưởng của ngành này đang mất đà vốn có. Do những bất cập từ mô hình tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là nền kinh tế của tỉnh nói chung đã có giai đoạn tăng trưởng nóng, khai thác mạnh tài nguyên rừng, đất… hút toàn bộ vốn liếng, cơ sở hạ tầng vào đô thị, công nghiệp, dịch vụ, hướng mọi đầu tư vào khu vực đô thị, tạo ra một số trung tâm tăng trưởng, ngoài ra một số địa phương huyện thị mở rộng bằng mọi cách các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn để có tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 57)