7. Bố cục của luận văn
3.1 Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng và xu hƣớng phát triển
3.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng
3.1.1 1. Tốc độ đô thị hóa, biến động đơn vị hành chính
- Căn cứ vào các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị đến năm 2020, khu vực nông thôn của tỉnh Phú Thọ chỉ còn 213 xã, tương ứng diện tích tự nhiên khu vực nông thôn chỉ còn 316.650 ha, giảm so với năm 2010 trên 25.940ha.
- Tốc độ đô thị hóa tăng dần, đạt 2,3% vào năm 2014 và đạt 35,6% vào năm 2020.
Tác động của đô thị hóa mở rộng tới các vùng nông thôn cũng có những mặt tích cực. Tuy nhiên mặt trái của quá trình đô thị hóa là ảnh hưởng đến không gian nông thôn như đất đai, lao động, kiến trúc, văn hóa, xã hội, chất lượng môi trường và sinh thái nông thôn.
3.1.1 2. Công nghiệp hóa
- Dự báo, trong thời gian tới khi công nghiệp hóa nông thôn phát triển, các doanh nghiệp công nghiệp sẽ lan tỏa về các làng quê đặc biệt là xung quanh các đô thị, theo các trục đường lớn. Nhiều vùng nông thôn sẽ thay đổi nhờ phát triển công nghiệp như cuộc sống của người dân trở nên khá hơn, khoa học công nghệ thông tin đưa vào nông thôn nhanh hơn. Công nghiệp hóa cũng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ kết cấu lao động và cộng đồng dân cư nông thôn. Tuy nhiên công nghiệp hóa sẽ làm thay đổi không gian sống và sản xuất của nông thôn, tăng ô nhiễm môi trường nông thôn, mất đất sản xuất, tỷ lệ
thất nghiệp và mâu thuẫn xã hội gia tăng.
3.1.1 3. Khoa học kỹ thuật, thị trường và một số yếu tố khác
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ được mở rộng, phổ biến ở tất cả các ngành nghề sản xuất. Đây có thể là nhân tố làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn xét ở khía cạnh đầu tư sản xuất nông sản hàng hóa. Đi kèm với đó là thị trường cũng sẽ tác động mạnh đến việc lựa chọn sản xuất, phát triển cái gì, bán ở đâu. Đó là tín hiệu triển vọng cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác như vấn đề môi trường nông thôn, phân hóa nông thôn, vấn đề về dân số, lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn cũng sẽ tác động mạnh đến xu hướng phát triển nông thôn trong thời gian tới.
3.1.2 Xu hƣớng phát triển của nông thôn mới
- Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao. Nông thôn mới là nơi sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – thủy sản và các làng nghề nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng có hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, cung cấp ra thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Xu hướng tất yếu của nông nghiệp nông thôn là phát triển một nền nông nghiệp sạch. Nông nghiệp sạch hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người.
- Một số ngành nghề phát triển sẽ góp phần giữ lao động ở lại nông thôn đồng thời hút lao động giản đơn có mức thu nhập gần tương đương ở khu vực thành thị về nông thôn. Thu nhập của người lao động ở khu vực này xấp xỉ bằng thu nhập của lao động ở các khu công nghiệp và một số đô thị khác.
- Các dịch vụ như đào tạo nghề, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông sẽ tràn về quê, các vùng nông thôn. Mở ra cơ hội cho cả người dân và doanh nghiệp.
- Dân trí vùng nông thôn sẽ dần được nâng cao, việc tiếp thu và tiếp cận các nguồn thông tin đối với người dân nông thôn được thuận lợi và đa chiều. Trong đó có các thông tin quan trọng về phát triển sản phẩm, dịch vụ, thông tin về thị trường về lao động việc làm, thông tin về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là thông tin về cơ chế chính sách pháp luật.
- Văn hóa lễ hội vùng nông thôn được mở rộng và có điều kiện phát triển. Văn hóa lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc; là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Các lễ hội ở nước ta mang triết lý nhân văn sâu sắc trong mối quan hệ giữa hữu hình và vô hình. Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống xã hội đồng thời thông qua lễ hội có thể tạo ra khuynh hướng phát triển nông thôn vừa truyền thống vừa hiện đại.
3.2 Mục tiêu và dự kiến kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 năm 2020
3.2.1 Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phấn đấu tỷ lệ số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn xã nông thôn mới đến năm 2015 đạt 23%, cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước (20%) theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2020 có ít nhất 50,6% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới), cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước (50%).
- Nâng cao số lượng, chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới của các xã để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch được phê duyệt.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 xây dựng 125/247 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có tối thiểu 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn. Cụ thể:
+ Năm 2014: Có 31 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2013), trong đó: Có tối thiểu 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2015: Có 57 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 26 xã so với năm 2014), trong đó: Có tối thiểu 08 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2016: Có 70 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2015), trong đó: Có tối thiểu 12 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2017: Có 80 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 10 xã so với năm 2016), trong đó: Có tối thiểu 14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2018: Có 95 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2017), trong đó: Có tối thiểu 16 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2019: Có 110 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2018), trong đó: Có tối thiểu 18 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2020: Có 125 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2019), trong đó: Có tối thiểu 20 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Đối với 122 xã còn lại tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng dần các tiêu chí đạt chuẩn hàng năm; mục tiêu đến năm 2020: có 55 xã đạt 10-14 tiêu chí ; 67 xã đạt 5-9 tiêu chí và phấn đấu không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.
3.2.3 Nhu cầu kinh phí xây dựng nông thôn mới
Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Nhà nước phải sử dụng tổng hợp các nguồn vốn là:
- Vốn ngân sách:
+ Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%.
+ Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung: công tác quyhoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã,
cán bộ ấp và cán bộ hợp tác xã; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông ấp, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa ấp; công trình thể thao ấp; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản: khoảng 17%.
- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại): khoảng 30%.
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%.
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%
Theo quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của các xã đã phê duyệt, dự kiến mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động khác, tổng nhu cầu kinh phí cho chương trình từ nay đến hết năm 2020 ước khoảng trên 20.000 tỷ đồng trong đó nguồn vốn tối thiểu cho giai đoạn từ nay đến hết năm 2015 là khoảng trên 5.600 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015 là: 990 tỷ đồng;
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 2.050 tỷ đồng; + Vốn tín dụng: 300 tỷ đồng;
+ Huy động từ doanh nghiệp: 300 tỷ đồng;
+ Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 800 tỷ đồng; + Huy động từ nguồn khác: 1.200 tỷ đồng.
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 thôn mới của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
3.3.1 Quản lý tốt quy hoạch nông thôn mới.
- Trước hết cần khẳng định rằng, không phải các loại quy hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt là xong (có 3 loại quy hoạch: xây dựng, sử dụng đất
và phát triển sản xuất). Công tác quản lý quy hoạch nông thôn mới cần được tăng cường. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch nông thôn mới gồm: quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống, phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật – xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
- Nông thôn Phú Thọ thường nằm xen kẽ và có đặc thù riêng của từng vùng, miền. Bởi vậy, công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn mới phải nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho cả người dân và chính quyền dễ thực hiện; tổ chức cuộc sống cho người dân thuận tiện cả trong sản xuất và sinh hoạt. Yêu cầu đặt ra là phải quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và sử dụng đất. Việc quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các thế hệ sau.
- Phối hợp đơn vị tư vấn có năng lực cùng với địa phương và các bên liên quan rà soát lại quy hoạch, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh lại quy hoạch. Bản quy hoạch chiến lược phải phát huy được lợi thế của địa phương, có khả năng bảo tồn, phát triển các giá trị tự nhiên đồng thời phải tính toán rất kỹ đến sự tác động đến môi trường sinh thái cho nhiều chục năm thậm trí hàng trăm năm về sau.
- Như vậy, về quy hoạch không phải mạnh ai nấy làm. Xã này quy hoạch không xét đến mối tương quan lợi ích và tác động đến cảnh quan môi trường sinh thái đối với các xã khác và vùng lân cận. Từ cấp tỉnh, cấp huyện
đến cấp xã cần mạnh dạn điều chỉnh lại quy hoạch nếu cần thiết để đảm bảo cho lợi ích lâu dài và phát triển bền vững.
3.3.2 Tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.
Cần xem xét, đánh giá xem với tình hình hiện tại của nông thôn Phú Thọ thì tiêu chí nào phải được ưu tiên hàng đầu, tiêu chí nào là yếu tố then chốt để giải các bài toán phát triển nông thôn tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng việc làm và thu nhập chính là tiêu chí then chốt quan trọng nhất trong điều kiện hiện tại. Phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm ngay trên địa bàn nông thôn cần được ưu tiên hàng đầu. Nếu khu vực nông thôn không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập quá thấp sẽ khiến lực lượng lao động đổ về các thành phố kiếm việc. Như vậy sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Vấn đề phát triển các mô hình kinh tế ngay tại địa bàn nông thôn cần tới sự giúp sức mạnh mẽ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt là sự phối hợp liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ cùng với nhân dân để giải bài toán việc làm. Có việc làm, có thu nhập tương đối ổn định ngay trên địa bàn nông thôn là yếu tố then chốt, là mục tiêu đồng thời cũng là động lực để xây dựng phát triển nông thôn mới.
Để tạo việc làm nâng cao thu nhập trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể là:
- Thực hiện chiến lược “mỗi địa phương một sản phẩm”. Giống như Nhật Bản và Thái Lan đã từng làm. Phát triển sản phẩm của địa phương thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, những sản phẩm hàng hóa đặc sắc mà chỉ vùng miền, địa phương mình mới có. Rất nhiều mô hình có thể nhân rộng và thực hiện thành công như:
+ Phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi lợn sạch ở huyện Tân Sơn, Yên Lập và các huyện miền núi khác. Đặc biệt là phát triển giống lợn rừng, lợn lửng.
+ Phát triển mô hình nuôi rắn ở huyện Đoan Hùng và huyện Lâm Thao.