Quản lý tốt quyhoạch nông thôn mới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 66)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1 Quản lý tốt quyhoạch nông thôn mới

- Trước hết cần khẳng định rằng, không phải các loại quy hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt là xong (có 3 loại quy hoạch: xây dựng, sử dụng đất

và phát triển sản xuất). Công tác quản lý quy hoạch nông thôn mới cần được tăng cường. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch nông thôn mới gồm: quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống, phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật – xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.

- Nông thôn Phú Thọ thường nằm xen kẽ và có đặc thù riêng của từng vùng, miền. Bởi vậy, công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn mới phải nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho cả người dân và chính quyền dễ thực hiện; tổ chức cuộc sống cho người dân thuận tiện cả trong sản xuất và sinh hoạt. Yêu cầu đặt ra là phải quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và sử dụng đất. Việc quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các thế hệ sau.

- Phối hợp đơn vị tư vấn có năng lực cùng với địa phương và các bên liên quan rà soát lại quy hoạch, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh lại quy hoạch. Bản quy hoạch chiến lược phải phát huy được lợi thế của địa phương, có khả năng bảo tồn, phát triển các giá trị tự nhiên đồng thời phải tính toán rất kỹ đến sự tác động đến môi trường sinh thái cho nhiều chục năm thậm trí hàng trăm năm về sau.

- Như vậy, về quy hoạch không phải mạnh ai nấy làm. Xã này quy hoạch không xét đến mối tương quan lợi ích và tác động đến cảnh quan môi trường sinh thái đối với các xã khác và vùng lân cận. Từ cấp tỉnh, cấp huyện

đến cấp xã cần mạnh dạn điều chỉnh lại quy hoạch nếu cần thiết để đảm bảo cho lợi ích lâu dài và phát triển bền vững.

3.3.2 Tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Cần xem xét, đánh giá xem với tình hình hiện tại của nông thôn Phú Thọ thì tiêu chí nào phải được ưu tiên hàng đầu, tiêu chí nào là yếu tố then chốt để giải các bài toán phát triển nông thôn tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng việc làm và thu nhập chính là tiêu chí then chốt quan trọng nhất trong điều kiện hiện tại. Phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm ngay trên địa bàn nông thôn cần được ưu tiên hàng đầu. Nếu khu vực nông thôn không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập quá thấp sẽ khiến lực lượng lao động đổ về các thành phố kiếm việc. Như vậy sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Vấn đề phát triển các mô hình kinh tế ngay tại địa bàn nông thôn cần tới sự giúp sức mạnh mẽ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt là sự phối hợp liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ cùng với nhân dân để giải bài toán việc làm. Có việc làm, có thu nhập tương đối ổn định ngay trên địa bàn nông thôn là yếu tố then chốt, là mục tiêu đồng thời cũng là động lực để xây dựng phát triển nông thôn mới.

Để tạo việc làm nâng cao thu nhập trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể là:

- Thực hiện chiến lược “mỗi địa phương một sản phẩm”. Giống như Nhật Bản và Thái Lan đã từng làm. Phát triển sản phẩm của địa phương thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, những sản phẩm hàng hóa đặc sắc mà chỉ vùng miền, địa phương mình mới có. Rất nhiều mô hình có thể nhân rộng và thực hiện thành công như:

+ Phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi lợn sạch ở huyện Tân Sơn, Yên Lập và các huyện miền núi khác. Đặc biệt là phát triển giống lợn rừng, lợn lửng.

+ Phát triển mô hình nuôi rắn ở huyện Đoan Hùng và huyện Lâm Thao. + Phát triển mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Tân Sơn.

+ Phát triển và tìm đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề như nón lá, mây tre đan, gốm sứ. Vừa tìm thị trường nước ngoài, vừa phát triển thị trường trong nước. Trong đó đặc biệt chú ý đến tính độc đáo của sản phẩm như nón lá nghệ thuật ở xã Sai Nga huyện Cẩm Khê.

+ Đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; chuyển đổi những diện tích trồng cây lâm nghiệp không hiệu quả sang trồng chè và một số cây ăn quả khác. Đặc biệt chú ý đến việc cải tạo và xóa vườn tạp ở hầu hết các hộ dân.

+ Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh như nghề mộc, xay sát, vận tải, xây dựng, thương mại.

- Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm thủy sản, phát triển sản phẩm ở các làng nghề chính là khâu đột phá nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Hiện nay giá thành lao động sản xuất nông nghiệp khá cao do lao động thủ công là chính. Trong khi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp - nông thôn đặc biệt là tài nguyên đất và nước của tỉnh Phú Thọ đang tới hạn, trong khi nguồn lực khoa học công nghệ là vô hạn mà các nhà quản lý, người dân địa phương và doanh nghiệp chưa tiếp cận, khai thác và ứng dụng đầy đủ.

Cho dù là mô hình nào, dưới hình thức tổ chức sản xuất nào thì cách thức thực hiện đều phải được quán triệt tư tưởng “Doanh nghiệp hóa”. Doanh nghiệp hóa chính là cơ sở để phát triển các mô hình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ vì nó gắn liền với các yếu tố như thị trường, yếu tố đầu vào – đầu ra

và lợi nhuận. Chính những yếu tố này sẽ giúp cho người nông dân phải năng động, phải tính toán đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

3.3.3 Phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân đồng thời phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chính quyền địa phƣơng và đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Người nông dân, người dân địa phương mới là nhân vật chính trong xây dựng phát triển nông thôn. Muốn huy động được tổng lực sức dân thì phải có biện pháp tuyên truyền để người dân ủng hộ bằng hành động. Tiếp tục và duy trì công tác tuyên truyền cho người dân nông thôn thấy rõ được vai trò và lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới. Những lợi ích của chương trình mục tiêu này trước hết thuộc về người dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính vì vậy, cần sự đồng thuận và quyết tâm của toàn thể nhân dân. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Dễ 10 lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong"

- Chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt là trong huy động sức mạnh cộng đồng dân cư nông thôn. Tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách. Tránh tư tưởng “chạy xã nghèo” để được rót vốn. Chủ động khơi dậy tiềm năng, các nguồn lực ngay từ cộng đồng dân cư địa phương là giải pháp tối ưu và bền vững nhất trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

3.3.4 Tăng cƣờng thu hút, đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ trực tiếp tác động đến hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế cần phải vừa thu hút tuyển dụng, vừa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã và những người tham gia trong ban chỉ đạo chương trình. Tăng cường thu hút tuyển dụng cán bộ trẻ về nông thôn bằng các chính sách ưu đãi hiện hành, đề

xuất bổ sung các chính sách ưu đãi khác. Việc sử dụng cán bộ cho phù hợp với năng lực sở trường cũng là vấn đề cần được quan tâm để làm sao cho cán bộ mới, cán bộ trẻ có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Về việc này cần kết hợp giữa kinh nghiệm của người lớn tuổi với tri thức và sự nhiệt tình của tuổi trẻ, sự phối kết hợp này sẽ tạo ra sự đồng thuận ngay từ bộ máy chính quyền và tạo nên sức mạnh của tập thể lãnh đạo ở địa phương.

- Để củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần chú trọng khâu quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, cần mở thêm nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lý luận và bồi dưỡng kiến thức , kỹ năng quản lý cho đội ngũ này.

- Tiếp tục mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Kiến thức về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật về phân bón. Thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh, về thị trường sản phẩm. Công tác đào tạo bồi dưỡng này cần lồng ghép các chương trình, dự án của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Sở Kế Hoạch, Sở Lao động thương binh và xã hội. Rất cần thiết để mở lớp tại thôn – bản hoặc ngay trên địa bàn các xã để kết hợp khai thác giới thiệu mô hình. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định để triển khai xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

3.3.5 Khuyến khích đầu tƣ, tăng cƣờng huy động vốn và các nguồn lực

- Xây dựng nông thôn mới là chương trình cần nguồn vốn tài chính lớn. Nếu chỉ trông chờ vào sự cấp vốn của Nhà nước e rằng khó đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, vốn từ ngân sách nhà nước thường lồng ghép nhiều chương trình, đa mục tiêu, không có tính tập trung chủ lực. Vậy việc huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác cho xây dựng nông thôn mới cần xác định theo phương châm: nguồn lực từ cộng đồng là lâu dài quyết định.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Phú Thọ. Lập các dự án nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương. Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các dự án đó bằng chính sách thuế và các ưu đãi khác. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA (Official Development Assistance) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment).

- Trong các biện pháp huy động vốn cần chú trọng huy động theo phương thức hợp tác công tư PPP (Private and Public Partnership). Phương pháp PPP có những thuận lợi chính như sử dụng được kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. PPP buộc khu vực công ngay từ đầu phải chú trọng vào đầu ra và lợi ích, thay vì các yếu tố đầu vào. PPP còn giúp đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, PPP giúp chia sẻ rủi ro cho các đối tác khác nhau, xong lại đảm bảo được ngân sách cho dự án thực hiện.

- Vốn của dân và doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vào tăng gia sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm ngay tại địa phương. Ngoài ra một số công trình hạ tầng khác khi thực hiện cũng cần có sự đóng góp của người dân.

- Tiếp tục huy động, lồng ghép, bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho chương trình; đẩy mạnh hơn nữa trong việc phân cấp đầu tư, khuyến khích trong việc giao cộng đồng dân cư được hưởng lợi tự thực hiện các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản theo cơ chế đầu tư đặc thù để vừa nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cộng đồng, nhóm thợ vừa nâng cao thu nhập cho chính người dân địa phương.

- Phát hành trái phiếu xi măng cho các địa phương để hoàn thành đồng bộ hệ thống đường giao thông nông thôn.

- Làm tốt công tác dân vận, vận động người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới dưới nhiều hình thức như góp vốn đối ứng, hiến đất, góp công lao động với mức phù hợp trên tinh thần tự nguyện và cơ chế thỏa đáng.

- Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài và các địa phương khác về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chủ động hợp tác với các tập đoàn kinh tế, các tổ chức cá nhân nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào vùng nông thôn trên các lĩnh vực khai thác, chế biến lâm – khoáng sản, đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

3.3.6 Tăng cƣờng công tác truyền thông, nhân rộng các bài học kinh nghiệm

Để công tác xây dựng xã nông thôn mới đạt hiệu quả cao, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có quy chế làm việc và có sự phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban chỉ đạo với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu và rộng khắp, tạo niềm tin cao để phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ dân. Thời gian qua, ở Phú Thọ nổi bật nhất có xã Thụy Vân (Thành Phố Việt Trì) với sự phối hợp hoạt động hiệu quả của cả hệ thống chính trị, đã tác động tích cực đến nhân dân. Trong 3 năm qua, xã đã vận động trong dân được hơn chục tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đối ứng tiền mặt là 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn và vốn nhân dân hiến đất, hoa màu giải phóng mặt bằng là 7,8 tỷ đồng. Tỉnh chọn mỗi huyện một xã điểm để tập trung đầu tư các tiêu chí để rút kinh

nghiệm, sau đó nhân rộng ra các xã còn lại. Trong đó, xác định các tiêu chí quan trọng, cốt lõi cần tập trung đầu tư theo thứ tự ưu tiên. Quán triệt phương châm không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

3.4 Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài, có tác động đến mọi vùng miền của cả nước. Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có những nét riêng về điều kiện tự nhiên và xã hội, có những nét riêng về tập quán canh tác của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)