7. Bố cục của luận văn
2.2.5 Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
2.2.5.1 Thu nhập
- Theo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ ước tăng 6,43% so năm 2012 (kế hoạch từ 7% trở lên). GDP theo giá thực tế ước đạt 30.450 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước đạt 22,5 triệu đồng (kế hoạch trên 22 triệu đồng). Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản theo giá 2010 ước đạt 6.547 tỷ đồng, tăng 5,63% so năm 2012 (kế hoạch tăng 5%). Trong đó cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 27,4%; công nghiệp - xây dựng 40,9%; dịch vụ 31,7%;
- Tiêu chí 10, theo quy định thu nhập bình quân đầu người trên năm của địa phương phải cao hơn ít nhất 1,4 lần so với thu nhập bình quân đầu
người/năm của khu vực nông thôn cả tỉnh (17 triệu đồng/người/năm, năm 2013). Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013 đã có 29/247 xã hoàn thành tiêu chí thu nhập, chiếm 11,7%. Các xã còn lại phổ biến mới đạt được khoảng 70-80% so với yêu cầu của tiêu chí 10.
Bảng 2.5 Bình quân GDP khu vực nông thôn toàn tỉnh qua các năm
Năm GDP/người/năm KV nông thôn (đ) Tốc độ tăng GDP so với năm 2010 (%) Tốc độ tăng GDP so với năm trước (%)
2010 12.000.000
2011 14.000.000 116,6 116,6
2012 15.000.000 125,0 107,0
2013 17.000.000 141,6 113,3
(Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ, 2013)
- Từ năm 2010 trở về trước, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn chủ yếu là từ các chương trình lồng ghép. Trong các năm từ 2010 đến 2013 được coi là điểm khởi đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn xây dựng nông thôn bị dàn trải và tập trung chủ yếu vào hạ tầng giao thông, thủy lợi, ít chú trọng vào đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy tác động về mặt thu nhập của chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ có chuyển biến tích cực, tuy nhiên với mức thu nhập như hiện tại (17 triệu đồng/người/năm) thì người nông dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, theo như kế hoạch xây dựng mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2010 – 2015 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh (GDP) bình quân 12 - 13%/năm; năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt từ 30.000.000đ trở lên, mặc dù con số
không lớn nhưng phấn đấu để đạt được cần sự quyết tâm và các giải pháp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ.
2.2.5.2 Cơ cấu lao động
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 63%. (tiêu chí nông thôn mới: dưới 45%)
- Cơ cấu lao động trong lĩnh vực vực nông, lâm, ngư nghiệp có 21/249 xã đạt dưới 45%, chiếm 8,4%.
2.2.5.3 Hình thức tổ chức sản xuất
- Toàn tỉnh có 268 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi. Có 935 trang trại. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, trang trại đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Tiêu chí 13 có 182/247 xã đạt, chiếm 73,6%.
2.2.6 Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trƣờng
2.2.6.1 Về văn hóa:
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay có 86,2% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 84% khu dân cư văn hóa, 98,04% khu dân cư có nhà văn hóa; tổng nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh là 2.808 nhà (tổng số 2.864 khu); huy động, lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa hỗ trợ cơ sở để phát triển văn hóa nông thôn như: Nhà văn hóa huyện, đội thông tin lưu động huyện và các thôn, bản, khu dân cư. Hỗ trợ 90 thư viện cấp xã của 11 huyện với 12.600 bản sách.
2.2.6.2 Về y tế:
Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, đến nay tỷ lệ người dân tham gia các
hình thức bảo hiểm y tế đạt 75% (theo tiêu chí nông thôn mới là 70%). Năm 2010, 100% xã đã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (theo tiêu chí cũ).
2.2.6.3 Về giáo dục:
Đã ban hành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố trên địa bàn tỉnh đạt 83,6%.
2.2.6.4 Về nước sạch và vệ sinh môi trường:
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, các địa phương đã xây dựng, nâng cấp các công trình nước sạch tập trung, bãi thu gom rác thải, cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Đã đầu tư 11 dự án cấp nước sạch; 19 dự án cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải cho 2 xã điểm (xã Sơn Dương - huyện Lâm Thao, xã Đồng Luận - huyện Thanh Thuỷ) và một số mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, các xã đã và đang hình thành các tổ thu gom rác thải; tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 86%, tăng 16% so với năm 2010; tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn là 36,2%, tăng 20,9% so với năm 2010.
2.2.7 Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội và gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội tự an toàn xã hội
Cấp xã đều đã rà soát đội ngũ cán bộ theo chuẩn và thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, cử cán bộ đi học các lớp về hành chính, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đại học và tham gia các lớp tập huấn xây
dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động xây dựng nông thôn mới để nâng cao năng lực tổ chức quản lý điều hành chương trình.
Tình hình an ninh, trật tự nông thôn được giữ vững, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; đến nay 100% xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự; ngành công an đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và triển khai tổ chức thực hiện; chỉ đạo lực lượng an ninh chủ động thực hiện các biện pháp nắm tình hình từ xa, tại chỗ, chủ động phòng ngừa không để xảy ra các hoạt động phức tạp về an ninh trật tự; chỉ đạo có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện diễn ra trên địa bàn; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Triển khai thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ tự quản về an ninh trật tự đến cơ sở, khu dân cư, tổ liên gia, dòng họ tự quản và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng đề án nâng cao chất lượng hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an cấp xã.
2.2.8 Kết quả tổng hợp thực hiện theo bộ tiêu chí
Đến ngày 30-6-2013, với 247/247 xã trong tỉnh triển khai xây dựng nông thôn mới đã có 02 xã đạt 19/19 tiêu chí đó là xã Thụy Vân (Việt Trì) và xã Đồng Luận (Thanh Thủy); 14 xã đạt 15-18 tiêu chí; 61 xã đạt 10-14 tiêu chí; 169 xã đạt 5-9 tiêu chí; còn 01 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã hoàn thành tăng thêm 454 tiêu chí [22, tr.8].
2.3 Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
- Sau 3 năm thực hiện, hầu hết các cấp, các ngành đã tích cực chỉ đạo thực hiện toàn diện về các nội dung chương trình và đạt được một số kết quả bước đầu, như: Hình thành Ban chỉ đạo, quản lý điều hành thực hiện chương
trình ở các cấp; quán triệt, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung quy hoạch, kế hoạch; ban hành tương đối đầy đủ về cơ chế, chính sách; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ; công tác tuyên truyền được chú trọng; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình được quan tâm; người dân đã chủ động, tham gia vào các nội dung xây dựng nông thôn mới. Đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thông qua các hoạt động của Chương trình, phần lớn các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của các xã được cải thiện về mức độ, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ ở cơ sở được phát huy; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông nông thôn và môi trường khu vực nông thôn.
- Người dân đã chủ động chỉnh trang nhà cửa , cổng, sân vườn. Cứng hóa đường vào ngõ xóm , khơi thông cống rãnh , vê ̣ sinh môi trường nơi ở. Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều điển hình trong việc tham gia và vận động tham gia đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công lao động đối với các chương trình xã hội hóa để cùng với các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn. Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, cơ cấu lao động đang có bước chuyển dịch tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn một số nơi đã khởi sắc.
2.3.2 Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế
- Về quy hoạch: Các đơn vị tư vấn tham gia lập quy hoạch thiếu năng lực, kinh nghiệm lập quy hoạch phát triển nông thôn còn yếu, chưa chú trọng đến quy hoạch sản xuất. Diện tích một số xã miền núi rất rộng, không có bản
đồ (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; xã Thu Cúc huyện Tân Sơn) tương đương gần bằng 1 huyện vùng đồng bằng, trong khi kinh phí quy hoạch chỉ bình quân 150 triệu đồng/xã. Vấn đề quy hoạch ở một số địa phương chưa phù hợp với thực tế, nhiều chỉ tiêu cụ thể được thực hiện có sự khác biệt lớn so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp phường, xã còn chưa khoa học, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và cả quy hoạch 03 loại rừng còn có nơi, có chỗ chưa đồng nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu, chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thiếu kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Đất đai.
Việc giao đất, cho thuê đất đối với một số công trình dự án chậm triển khai thực hiện, song các sở, ban ngành và các cấp chính quyền liên quan chưa có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc các trường hợp này, gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Đáng chú ý, nhiều địa phương sau khi quy hoạch đã bị điều chỉnh ngay vì việc việc cấp phép, cho thuê đất đối với các dự án khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Ở một số địa phương việc quy hoạch và khoanh vùng cấp phép khai thác khoáng sản chưa tính toán hết đến các yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đất sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho một bộ phận nhân dân trong vùng.
- Về phát triển sản xuất: Phát triển kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào tiến trình đổi mới của đất nước, tạo ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ðóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng luôn dành một nguồn tín dụng đáng kể cho đối tượng này vay để tiêu dùng, phát triển sản xuất, kinh doanh. Song để khai thác hết tiềm năng cũng như nâng
cao hiệu quả đầu tư của đồng vốn, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Khó phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cả trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho đa số người dân, đây là công việc rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn đi tìm việc làm ở các thành phố, các khu công nghiệp với những lao động chân tay giản đơn. Đa phần số lao động này lại quay về nông thôn với những công việc đồng áng đơn thuần. Người dân thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức và kỹ năng tay nghề sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định.
- Về nhận thức: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa thật đầy đủ, còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của Nhà nước, tư duy về chương trình xây dựng nông thôn mới theo kiểu dự án. Nhận thức của một số cán bộ cấp huyện thị còn coi xây dựng nông thôn mới là chỉ tập trung vào xây dựng cơ bản. Các địa phương chưa chủ động tìm tòi hướng phát triển, nhất là phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng từ nguồn ngân sách cấp.
- Về huy động nguồn vốn: Nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, nguồn lực huy động từ các doanh nghiệp và sức dân rất khó khăn; thiên tai xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; đất đai manh mún và người dân đang dần từ bỏ sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp; lĩnh vực kinh tế tập thể chưa được quan tâm đầu tư, các loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả hoạt động thấp; các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất ít do rủi ro cao; người dân nông thôn chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng; thị trường bất động sản rất khó khăn; mô hình liên
kết "4 nhà" còn chung chung, chưa chặt chẽ; thị trường đầu ra cho nông sản không ổn định; trình độ thâm canh sản xuất của người dân còn thấp, tập quán khó thay đổi; chênh lệch về đời sống của khu vực nông thôn và thành thị còn cao; các công trình hạ tầng nông thôn còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng sản xuất và giảm nhẹ thiên tai; môi trường nông thôn còn bị ô nhiễm.
Khả năng huy động nguồn vốn của các huyện, các xã rất khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất rất lớn, nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước còn rất hạn hẹp do tính chất đầu tư dàn trải, trong khi tiềm lực và nguồn vốn của người dân cũng rất hạn chế.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ cho biết, thời gian vừa qua, cho dù ngân hàng rất muốn cho người nông dân vay vốn, song cũng không thể được, bởi hầu hết người nông dân đều không có tài sản thế chấp. Về phía ngân hàng,