0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 2020 (Trang 37 -37 )

7. Bố cục của luận văn

2.2.1 Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý

Ngay sau khi ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo thành lập các ban chỉ đạo, quản lý, điều hành và thực hiện chương trình từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở theo đúng quy định, cụ thể: Thành lập Ban chỉ đạo, thường trực Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối Chương trình ở cấp tỉnh; thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo ở cấp huyện; thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình ở cấp xã và Ban Phát triển thôn ở cấp thôn.

Các Ban chỉ đạo, Ban quản lý và các tổ chức giúp việc đều đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo thực hiện chương trình; tổ chức được kiện toàn, bổ sung kịp thời khi có biến động về tổ chức, đảm bảo duy trì hoạt động chỉ đạo thường xuyên.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh

việc quán triệt, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phổ biến mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác hướng dẫn lập quy hoạch, đề án, dự án, hướng dẫn triển khai các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên. Công tác quán triệt, phổ biến đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và đã gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Cấp tỉnh và cấp huyện đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức Lễ phát động thi đua "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015". Công tác phối hợp thực hiện các nội dung của chương trình được triển khai chặt chẽ, cụ thể: Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ban hành Chương trình phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông nông mới; các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh (Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật tỉnh) đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh và kế hoạch triển khai thực hiện chương trình; đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách liên quan như: Chính sách hỗ trợ về các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015; chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình

huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội then chốt; chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội then chốt giai đoạn 2011 - 2015; quy định tỷ lệ thu từ đấu giá đất để lại ngân sách cấp xã để xây dựng nông thôn mới,.

2.2.2 Công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ đào tạo – bồi dƣỡng

Ban chỉ đạo các cấp đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các nội dung trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua panô, khẩu hiệu, tổ chức hội nghị, hội thảo…; cụ thể: Xây dựng 1.935 băng zôn, khẩu hiệu; 1.123 panô (102 panô kiên cố); triển khai 2.410 lần văn bản; tổ chức 3.079 buổi họp; 6.703 lần phát thanh; 372 lần phát hình; sao 2.800 sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã gửi các khu dân cư; in gần 400.000 tờ gấp tuyên truyền về chương trình phát đến từng hộ gia đình. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên trang nông thôn mới, chuyên mục chung sức xây dựng nông thôn mới, tổ chức tọa đàm về xây dựng nông thôn mới để cập nhật, phản ánh, tuyên truyền toàn diện công tác chỉ đạo và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Đã tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cho 6.836 lượt cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; nội dung về kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công tác xây dựng nông thôn mới. Cụ thể: Đào tạo nghiệp vụ công tác quản lý điều hành chương trình; nghiệp vụ đấu thầu; nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; nghiệp vụ giám sát cộng đồng cho 1.204 lượt; các đối tượng được cấp chứng chỉ khi hoàn thành khoá học. Bồi dưỡng,

tập huấn các đối tượng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn và các Hội viên cựu chiến binh cấp xã cho 5.632 lượt cán bộ.

Tổ chức 8 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới các tỉnh bạn cho 255 lượt cán bộ cấp huyện, cấp xã. Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý thực hiện chương trình các cấp không ngừng được nâng cao [22, tr.3].

2.2.3 Công tác lập quy hoạch, đề án

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, quy hoạch nông thôn mới gồm 3 loại quy hoạch (xây dựng, sử dụng đất và sản xuất) trong 1 đồ án [22, tr.4].

- Lập quy hoạch:

Việc lập quy hoạch bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2010 và đến hết tháng 5 năm 2012, đã có 247/247 xã phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, đạt 100% kế hoạch.

- Lập đề án

Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2011 và đến hết năm 2012, đã có 247/247 xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, đạt 100% kế hoạch. Nhìn chung, công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

Nội dung quy hoạch, đề án thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 26 ngày 13/4/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện QĐ số 800/QĐ-TTg về phê duyệt mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, các xã mới tập trung về quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, vẫn chưa quan tâm về quy hoạch phát triển sản xuất. Do các xã đồng loạt triển khai làm quy hoạch, nên số lượng tư vấn có hạn, và các đơn vị tư vấn chưa chuyên về quy hoạch sản xuất.

2.2.4 Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

2.2.4.1 Về giao thông nông thôn:

Chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phương; trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều sự tham gia của người dân và cộng đồng. Kết quả đạt: Duy tu 3.402 km, làm mới 86 km, nâng cấp 559 km đường, 29 cầu, 12 đập tràn.

Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn 10.730km, tỷ lệ đường nhựa và bê tông 19,38%; cấp phối và đá dăm 14,09%; đường đất còn chiếm tỷ lệ lớn 66,53%.

- Đường huyện: 103 tuyến với chiều dài 946 km, tỷ lệ đường có mặt bê tông xi măng hoặc nhựa là 27,59%, đường cấp phối đạt 22,94%, còn lại 49,47% là đường đất.

- Đường giao thông xã và liên xã: tổng cộng có 1.915 km, tỷ lệ bê tông chiếm 18,49%, nhựa mới chiếm 9,61%; đá dăm, cấp phối chiếm 12,21%; đất chiếm 59,69%.

- Đường liên thôn bản: tổng cộng có 5.368 km, tỷ lệ bê tông đạt 21,39%, tỷ lệ đường nhựa đạt 0,11%, đường cấp phối đạt 18,01% còn lại là đường đất 60,49%.

- Đường ra đồng, lên đồi: có 2.501 km, tỷ lệ bê tông và cấp phối không đáng kể chủ yếu là đường đất chiếm trên 96%.

- Hệ thống cầu đường bộ còn 75 cầu yếu, tổng chiều dài 752,4m.

Nhìn chung mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn Phú Thọ còn rất khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi cao. Hệ thống cầu, cống qua sông suối còn thiếu, hạn chế đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Bảng 2.1 Hiện trạng giao thông nông thôn STT Loại đường Tổng chiều dài (km) Chia ra Bê tông xi măng Nhựa Cấp phối Đất 1 Đường huyện 946 40 221 217 468 Cơ cấu (%) 100 4,23 23,36 22,94 49,47 2 Đường xã 1.915 354 184 234 1.143 Cơ cấu (%) 100 18,49 9,61 12,21 59,69

3 Đường liên thôn, bản 5.368 1.148 6 967 3247

Cơ cấu (%) 100 21,39 0,11 18,01 60,49

4 Đường ra đồng lên đồi 2.501 8 0 80 2.413

Cơ cấu (%) 100 0,32 0,00 3,20 96,48

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải, 2013)

Về đường thuỷ, Phú Thọ có 3 sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Lô và sông Đà gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Hiện tại, có 6 bến phà và 93 bến đò ngang được cấp phép hoạt động. Trong đó có 2 bến phà (Đức Bác và Bến Then) nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhưng do tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Toàn bộ các bến phà đã được Nhà nước đầu tư kinh phí có đường lên xuống bằng bê tông.

* Đánh giá theo tiêu chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: 28,1% (tiêu chí nông thôn mới 100%).

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: 21,5% (tiêu chí nông thôn mới 50%)

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: 60%, 17,5% cứng hóa (tiêu chí nông thôn mới 100% và 50%)

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 5,5%. (tiêu chí nông thôn mới 50%).

2.2.4.2 Về thủy lợi:

Thời gian qua các địa phương đã cải tạo và nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai 60 công trình, dự án phục vụ giao thông kết hợp phòng chống lụt bão....

Bảng 2.2 Hiện trạng tƣới toàn tỉnh

T T Loại công trình Số CT

DT tưới thiết kế (ha) DT tưới thực tế (ha) Lúa chiêm Lúa mùa Rau, màu cây lâu năm Lúa Chiê m Lúa mùa Rau, màu Cây lâu năm Toàn tỉnh 813 39.72 7 34.66 4 5.657 684 28.54 9 25.16 0 3.44 3 0 Đạt tỷ lệ % so với thiết kế 71,9 % 72,6 % 60,9 % 0 1 Hồ 305 9.290 8.396 1.465 30 7.021 6.425 1.19 6 0 2 Đập dâng 302 7.244 6.693 670 90 5.243 4.810 507 0 3 TB. tưới 187 18.10 8 15.49 5 3.141 564 12.06 9 10.87 0 1.60 8 0 4 TB tưới KH 19 1.626 1.350 381 0 1.298 960 132 0 5 CT tạm 3.459 2.730 0 0 2.918 2.095 0 0

(Nguồn: Chi cục thủy lợi, 2013)

- Theo thống kê toàn tỉnh, hiện có 813 công trình tưới, trong đó: 607 hồ, đập, 187 trạm bơm tưới, 19 trạm bơm tưới tiêu kết hợp và hàng trăm công

trình tạm.

- Về hệ thống kênh tưới toàn tỉnh hiện có 1.667 km kênh. Đã kiên cố hóa được 670 km.

- Hệ thống tiêu tự chảy có 170 ngòi tiêu và cống tiêu với diện tích 151.171ha. Tiêu bằng trạm bơm có 45 trạm bơm tiêu, bao gồm 26 trạm bơm chuyên tiêu và 19 trạm bơm tưới tiêu kết hợp. Tổng diện tích thiết kế các trạm bơm tiêu là 2.119 ha, diện tích thực tiêu 1.070 ha.

* Đánh giá theo tiêu chuẩn nông thôn mới:

- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, nhất là vùng đồi.

- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá: 35,11%. (tiêu chí nông thôn mới 50%).

2.2.4.3 Điện nông thôn

Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Năm 2013 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 900KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2008. Trong 3 năm 2010 – 2013 đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, truyền tải điện. Mở rộng trạm 220kv Vân Phú, đầu tư mới 4 trạm biến áp 110kv: trạm 110kv Phú Thọ - Nhánh rẽ và 3 trạm 110kv tại Đồng Lạng, Bạch Hạc, Phố Vàng. Cải tạo chống quá tải lưới điện kết hợp với xoá bán điện qua công tơ tổng, chống quá tải lưới điện trung áp nông thôn.

* Đánh giá theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: chưa đạt - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn: 97,74%, (tiêu chí nông thôn mới 95%)

dùng điện của người dân ngày một tăng, hệ thống đường dây xuống cấp, trạm biến áp quá tải dẫn đến tình trạng điện quá yếu ở nhiều khu vực nông thôn.

2.2.4.4 Trường học

- Số lượng trường học: Tổng số có 793 trường, trong đó mầm non có 270 trường, tiểu học 274 trường, trung học cơ sở 223 trường, trung học phổ thông có 26 trường.

- Về xây dựng trường lớp: Toàn vùng nông thôn có trên 90% được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn rất hạn chế, đặc biệt là các trang thiết bị dạy học hiện đại. Ở vùng miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn.

* Đánh giá theo tiêu chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: 34% (tiêu chí nông thôn mới 70%).

2.2.4.5 Cơ sở vật chất văn hóa

- Theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tiêu thứ 6 về cơ sở vật chất văn hóa, khi xây dựng cần đảm bảo 02 yêu cầu là nhà văn hóa và khu thể thao của xã; nhà văn hóa và khu thể thao thôn phải đạt tỷ lệ quy định, đồng thời phải đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực tế khi thực hiện 02 yêu cầu này phải cần nguồn kinh phí khá lớn so với “nội lực” của xã, thậm chí ở cấp huyện vẫn lúng túng. Bởi vậy, khi thực hiện các địa phương phải trông chờ vào ngân sách Nhà nước cấp trên, chứ không thể chủ động như ở một vài tiêu chí khác

- Tỷ lệ xã có nhà văn hóa xã đạt 14,00 % (vùng trung du 16,50%; vùng đồng bằng 25,50%).

- Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 39,99% (vùng trung du 42,93%; vùng miền núi 18,46%; vùng đồng bằng 58,59%).

trung du 28,35%; vùng miền núi 18,46%; vùng đồng bằng 39,06%).

Bảng 2.3 Thực trạng cơ sở vật chất văn hóa vùng nông thôn

Đơn vị: % STT Chỉ tiêu Toàn vùng Chia ra các xã Trung du Miền núi Đồng bằng

1 Xã có điểm bưu điện văn hóa 94,90 94,00 100,00 90,70

2 Xã có điểm bưu điện văn hóa

kết nối internet 10,53 8,51 23,08

3 Xã có nhà văn hóa xã 14,00 16,50 25,50

4 Thôn, bản có nhà văn hóa

thôn/nhà sinh hoạt cộng đồng 39,99 42,93 18,46 58,59

5 Thôn, bản được công nhận làng

văn hóa 28,62 28,35 18,46 39,06

6 Xã có thư viện 46,39 40,50 42,86 55,81

7 Xã có hệ thống loa truyền thanh

tới thôn 89,48 97,00 71,43 100,00

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 2020 (Trang 37 -37 )

×