Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 52)

7. Bố cục của luận văn

2.3 Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

- Sau 3 năm thực hiện, hầu hết các cấp, các ngành đã tích cực chỉ đạo thực hiện toàn diện về các nội dung chương trình và đạt được một số kết quả bước đầu, như: Hình thành Ban chỉ đạo, quản lý điều hành thực hiện chương

trình ở các cấp; quán triệt, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung quy hoạch, kế hoạch; ban hành tương đối đầy đủ về cơ chế, chính sách; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ; công tác tuyên truyền được chú trọng; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình được quan tâm; người dân đã chủ động, tham gia vào các nội dung xây dựng nông thôn mới. Đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thông qua các hoạt động của Chương trình, phần lớn các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của các xã được cải thiện về mức độ, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ ở cơ sở được phát huy; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông nông thôn và môi trường khu vực nông thôn.

- Người dân đã chủ động chỉnh trang nhà cửa , cổng, sân vườn. Cứng hóa đường vào ngõ xóm , khơi thông cống rãnh , vê ̣ sinh môi trường nơi ở. Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều điển hình trong việc tham gia và vận động tham gia đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công lao động đối với các chương trình xã hội hóa để cùng với các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn. Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, cơ cấu lao động đang có bước chuyển dịch tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn một số nơi đã khởi sắc.

2.3.2 Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế

- Về quy hoạch: Các đơn vị tư vấn tham gia lập quy hoạch thiếu năng lực, kinh nghiệm lập quy hoạch phát triển nông thôn còn yếu, chưa chú trọng đến quy hoạch sản xuất. Diện tích một số xã miền núi rất rộng, không có bản

đồ (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; xã Thu Cúc huyện Tân Sơn) tương đương gần bằng 1 huyện vùng đồng bằng, trong khi kinh phí quy hoạch chỉ bình quân 150 triệu đồng/xã. Vấn đề quy hoạch ở một số địa phương chưa phù hợp với thực tế, nhiều chỉ tiêu cụ thể được thực hiện có sự khác biệt lớn so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp phường, xã còn chưa khoa học, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và cả quy hoạch 03 loại rừng còn có nơi, có chỗ chưa đồng nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu, chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thiếu kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Đất đai.

Việc giao đất, cho thuê đất đối với một số công trình dự án chậm triển khai thực hiện, song các sở, ban ngành và các cấp chính quyền liên quan chưa có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc các trường hợp này, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Đáng chú ý, nhiều địa phương sau khi quy hoạch đã bị điều chỉnh ngay vì việc việc cấp phép, cho thuê đất đối với các dự án khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Ở một số địa phương việc quy hoạch và khoanh vùng cấp phép khai thác khoáng sản chưa tính toán hết đến các yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đất sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho một bộ phận nhân dân trong vùng.

- Về phát triển sản xuất: Phát triển kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào tiến trình đổi mới của đất nước, tạo ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ðóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng luôn dành một nguồn tín dụng đáng kể cho đối tượng này vay để tiêu dùng, phát triển sản xuất, kinh doanh. Song để khai thác hết tiềm năng cũng như nâng

cao hiệu quả đầu tư của đồng vốn, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Khó phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cả trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho đa số người dân, đây là công việc rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn đi tìm việc làm ở các thành phố, các khu công nghiệp với những lao động chân tay giản đơn. Đa phần số lao động này lại quay về nông thôn với những công việc đồng áng đơn thuần. Người dân thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức và kỹ năng tay nghề sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định.

- Về nhận thức: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa thật đầy đủ, còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của Nhà nước, tư duy về chương trình xây dựng nông thôn mới theo kiểu dự án. Nhận thức của một số cán bộ cấp huyện thị còn coi xây dựng nông thôn mới là chỉ tập trung vào xây dựng cơ bản. Các địa phương chưa chủ động tìm tòi hướng phát triển, nhất là phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng từ nguồn ngân sách cấp.

- Về huy động nguồn vốn: Nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, nguồn lực huy động từ các doanh nghiệp và sức dân rất khó khăn; thiên tai xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; đất đai manh mún và người dân đang dần từ bỏ sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp; lĩnh vực kinh tế tập thể chưa được quan tâm đầu tư, các loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả hoạt động thấp; các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất ít do rủi ro cao; người dân nông thôn chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng; thị trường bất động sản rất khó khăn; mô hình liên

kết "4 nhà" còn chung chung, chưa chặt chẽ; thị trường đầu ra cho nông sản không ổn định; trình độ thâm canh sản xuất của người dân còn thấp, tập quán khó thay đổi; chênh lệch về đời sống của khu vực nông thôn và thành thị còn cao; các công trình hạ tầng nông thôn còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng sản xuất và giảm nhẹ thiên tai; môi trường nông thôn còn bị ô nhiễm.

Khả năng huy động nguồn vốn của các huyện, các xã rất khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất rất lớn, nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước còn rất hạn hẹp do tính chất đầu tư dàn trải, trong khi tiềm lực và nguồn vốn của người dân cũng rất hạn chế.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ cho biết, thời gian vừa qua, cho dù ngân hàng rất muốn cho người nông dân vay vốn, song cũng không thể được, bởi hầu hết người nông dân đều không có tài sản thế chấp. Về phía ngân hàng, các văn bản pháp luật cũng không có quy định nào cho phép ngân hàng cho vay không có thế chấp. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng phần lớn tập trung cho các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp,... vay với lãi suất thấp để "đầu tư gián tiếp" cho nông dân thông qua phương thức hợp đồn trung gian tức là ứng trước vật tư nông nghiệp, cây con giống,cuối vụ thu lại lúa, hoa màu và các nông sản khác. Phương thức này một thời gian dài không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và các doanh nghiệp. Agribank Chi nhánh Phú Thọ đã chủ động đề xuất với Nhà nước chính sách cho nông dân trực tiếp vay vốn ngắn hạn để trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế hộ, trang trại.

- Về kêu gọi đầu tư: Rất khó khăn trong việc mời gọi doanh nghiệp về đầu tư hoặc hợp tác đầu tư sản xuất - kinh doanh ở khu vực nông thôn. Sự liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất nông lâm sản hàng hóa giữa doanh nghiệp và nông dân còn rất hạn chế . Chưa có nhiều mô hình hợp tác giữa

doanh nghiệp với người nông dân. Khó khăn này là bởi vì: + Lợi nhuận thu được từ khu vực này thường là thấp.

+ Doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. + Thị trường đầu ra cho các nông sản hàng hóa, sản phẩm làng nghề rất hạn chế.

- Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng, dẫn đến còn một số cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức chương trình xây dựng nông thôn mới là phong trào, là một dự án đầu tư 100% của nhà nước, đã xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại; nhiều địa phương triển khai chương trình còn lúng túng, mới chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, chưa chú trọng đầu tư về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và môi trường. Kết quả thực hiện chương trình đạt được thấp so với kế hoạch đề ra (không đạt chỉ tiêu hết năm 2010 có 03 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới); một số chỉ tiêu đề ra đến năm 2015 khó có tính khả thi.

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan:

- Xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh thấp, địa bàn rộng, đất đai manh mún; hạ tầng thiếu đồng bộ, nông dân làm ăn riêng lẻ, kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, đương đầu với mọi rủi ro làm cản trở sản xuất hàng hóa lớn, nên dịch bệnh tràn lan, ô nhiễm môi khá trường trầm trọng. Trong vài năm nay, tăng trưởng nông nghiệp đang chậm lại do kinh tế đình trệ, các doanh nghiệp ở nông thôn, hộ nông dân khó tiếp cận vốn vay; thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp.

- Khó khăn về vốn, thiếu điện, kết cấu hạ tầng, thiếu lao động tay nghề cao, phát triển nông nghiệp nông thôn bị tách rời. Không có công nghiệp hỗ trợ, nhiều loại vật tư nông nghiệp phải nhập khẩu, nông cụ đắt hoặc chất

lượng kém. Chưa có công nghiệp chế biến nông sản, phần lớn phải xuất khẩu nông sản thô, giá rẻ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Huy động nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn do thị trường bất động sản đình trệ.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng khó khăn do hạn chế về nguồn lực đầu tư; việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án cho xây dựng nông thôn mới chưa hiệu quả do mỗi chương trình có hướng dẫn khác nhau, có mục tiêu khác nhau.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của các bộ, ngành Trung ương chưa kịp thời.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trong công tác chỉ đạo đôi khi còn nóng vội; việc lựa chọn mục tiêu xây dựng nông thôn mới cao hơn so với quy định của Trung ương.

- Hoạt động của một số Ban chỉ đạo còn thiếu quyết liệt, kết quả chưa rõ nét.

- Công tác tuyên truyền một số nơi chưa sâu rộng, chưa tạo sự chuyển từ nhận thức sang hành động cụ thể.

- Một số xã chưa xác định lộ trình, giải pháp thực hiện, còn lúng túng, chông trờ, ỷ lại; mới chú trọng đầu tư hạ tầng, xem nhẹ phát triển sản xuất; việc lựa chọn tiêu chí và giải pháp thực hiện thiếu cụ thể.

- Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là xã hội hóa nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng còn yếu; sự chủ động tham gia của người dân còn ở mức độ nhất định, trong khi nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước chưa đáp ứng mục tiêu của chương trình.

- Vẫn còn bệnh hình thức trong phong trào xây dựng nông thôn mới, từ chính quyền địa phương đến người dân. Tình trạng người dân tham gia các phong trào rất đông nhưng sau đó, bắt tay làm thì ít. Sau lễ phát động, bên

cạnh những người xông xáo, tích cực vẫn còn một bộ phận nhân dân thờ ơ, thiếu quan tâm đến chương trình, trong khi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở lúng túng, thiếu kiên quyết đặc biệt là thiếu kỹ năng – kinh ngiệm quản lý.

- Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thiên tai, suy thoái kinh tế, nội lực yếu kém thì chủ quan chính là do những bất cập về mô hình tăng trưởng đã làm cho tăng trưởng của ngành này đang mất đà vốn có. Do những bất cập từ mô hình tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là nền kinh tế của tỉnh nói chung đã có giai đoạn tăng trưởng nóng, khai thác mạnh tài nguyên rừng, đất… hút toàn bộ vốn liếng, cơ sở hạ tầng vào đô thị, công nghiệp, dịch vụ, hướng mọi đầu tư vào khu vực đô thị, tạo ra một số trung tâm tăng trưởng, ngoài ra một số địa phương huyện thị mở rộng bằng mọi cách các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn để có tăng trưởng.

2.3.4 Bài học kinh nghiệm

- Trước hết, phải đặt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với một quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; với phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới phải luôn khơi dậy và là động lực để phát triển; quá trình thực hiện tuyên truyền, vận động phải gắn với việc làm theo nội dung triển khai xây dựng nông thôn mới trong thực tiễn.

- Phải coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình , tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia; lấy xã làm địa bàn , nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới . Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động trong triển khai thực hiện. Việc xây dựng nông thôn mới phải được

tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo được sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi gia đình theo hướng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Cần huy động sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện kiên quyết để thực hiện thành công chương trình.

- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án cấp xã phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)